made in…

rmstrong vừa đặt chân xuống Mặt trăng, gặp ngay chú Cuội, ngạc nhiên quá hỏi: – Mày lên đây bằng gì? + Bằng “liquid fuel multi stage rocket” – a.k.a… cây đa! – Thế cây đa của mày xài nhiên liệu gì? + Amoniac – a.k.a… nước tiểu! – Làm sao mà lại bay được? + Chỉ cần đái vào gốc cây là nó bay thôi! – Thiệt hay xạo mày!? + Tin tao đi, tao là Cuội VN mà! 😀

công phu

功夫

hích chữ Hán hay không là quyền, sở thích của mỗi người, tôi không có ý kiến gì. Nhưng nhìn vào tâm hồn của một con người, một dân tộc, bằng thi ca, văn chương, bằng học vấn, để thấy kỹ càng những nội dung thâm sâu của nó, thảy đều cần đến một sự đầu tư học hỏi kỹ càng, cần phải có những “công phu” nhất định.

Tiếng Hoa có chữ rất hay là “công phu”, không phải chỉ thường dùng trong võ công, mà trong mọi việc. Gì cũng phải rèn luyện nhiều nhiều năm thì mới tới chỗ thông thạo. Sao giờ toàn thấy kiểu chỉ cần Google đọc 2, 3 trang là cái gì cũng biết!? Ko liên quan lắm, nhưng nhà sư Hàn quốc đánh trống này, cũng thật là… một công phu đáng nể! 🙂

tiểu thuyết

小説

hế nào là “tiểu thuyết”, có vẻ chẳng liên quan gì đến khái niệm tương đương trong tiếng Anh là ”novel” (bản thân từ này lại có nghĩa gốc là… “mới”). Nếu dịch word-by-word thì “tiểu thuyết” tức là… “small talk”. “Tiểu thuyết” là để phân biệt với “trung thuyết” & “đại thuyết”.

Đại thuyết tức là Tứ thư, Ngũ kinh… lời của thánh hiền. Trung thuyết tức là Sử ký Tư Mã Thiên, Chiến Quốc sách, Tôn Tử binh pháp… những sách vở có giá trị kém hơn chút, và cuối cùng trong nấc thang là… tiểu thuyết, thứ văn chương đọc giải trí, giết thời gian kiểu Thuỷ hử, Hồng lâu mộng… 😀

guaras

ột thành viên VTSA đang thử nghiệm kỷ thuật “lái chọt” – Guaras, cầm cái mái chèo “chọt lung tung” 😅 để đổi hướng đi của thuyền buồm. Một kỷ thuật rất hữu ích có thể dùng khi thuyền bị hỏng bánh lái, cách này khiến thuyền thay đổi CLR – Center of Lateral Resistance và đổi hướng đi. Chỉ cần thuộc 3 nguyên tắc:

1. luôn luôn “chọt” phía bên mạn dưới gió (leeward).

2. “chọt” phía mũi khiến thuyền đi gần gió hơn (tack).

3. “chọt” phía đuôi khiến thuyền đi xa gió hơn (jibe).

bích nhãn hồ

heo các kinh điển Phật giáo ghi lại thì một trong 32 tướng mạo tốt của đức Phật là ngài có mắt màu xanh (!!!) Nên biết Ấn Độ thời của đức Phật khác với Ấn Độ bây giờ, dù là xét về chủng tộc, văn hoá hay ngôn ngữ. Trước khi nhập diệt, đức Thế tôn nói rằng: Này các chư tăng, vạn vật trong thế gian thảy đều vô thường, không gì tồn tại mãi, vì vậy hãy luôn kiên trì, tinh tấn trên con đường tự mình tìm lấy giải thoát! Chuyện kể thêm về “tinh tấn”: đệ Nhị tổ của Thiền tông Trung Quốc – Huệ Khả tìm đến Sơ tổ – Bồ Đề Đạt Ma xin học đạo nhưng không được chấp nhận, ông quỳ trước sân suốt đêm, tuyết ngập đến ngang thắt lưng.

Sáng hôm sau, Bồ Đề Đạt Ma mới hỏi: ngươi bảo có quyết tâm học đạo, thế quyết tâm của ngươi đâu, cho ta xem! Huệ Khả liền rút đao chặt cánh tay trái của mình dâng lên. Sách vở TQ ghi lại rằng Bồ Đề Đạt Ma cũng có mắt màu xanh: 碧眼胡 – bích nhãn Hồ – người “Hồ” mắt xanh. Thế rồi hơn 2500 năm sau, ở một xứ cũng tạm gọi là “Phật giáo”, “tinh tấn” chẳng thấy đâu, chỉ thấy toàn “tinh tướng”, nhiều người hết “Thưa mẹ con đi” lại đến “Về nhà đi con”, cứ đi ra đi vào một vài bước con con như thế, tự tạo nên một đám bụi mù, rồi cũng học đòi, nhân danh, nào là “Vu Lan”, nào là “Giải thoát”, “Giác ngộ” .v.v. 😞

trừu đao đoạn thuỷ

uy nghĩ vẩn vơ, điều kỳ lạ là, thời bây giờ, người TQ có thể đọc sử VN như: Hoàng Lê nhất thống chí, Đại Việt sử ký toàn thư .v.v. một cách tự nhiên, bằng chính ngôn ngữ của họ (vì tất cả những sách đó đều viết bằng chữ Hán). Trong khi người Việt không còn có thể tự đọc sử của chính mình!

Từ trong vốn văn hoá cũ, từ hơn 1200 năm trước, Lý Bạch đã cho thấy một mẫu cá tính… larger – than – life, xa hơn cả cuộc đời! 🙂 Cuộc sống hiện đại, với tất cả những tiến bộ, hiểu biết của nó, hoá ra, lại toàn tạo thành những con người… smaller – than – micro – beads, nhỏ hơn vi – nhựa !!! 🙁

hydrocarbon

hắc lại một số kiến thức hoá học từ thời cấp 3 🙂, các sản phẩm có được từ dầu thô (crude oil). Dầu thô là hỗn hợp của rất nhiều loại hydrocarbon khác nhau: CH4, C2H6, C3H8,…,… cùng các tạp chất khác. Tuỳ theo khối lượng phân tử nặng hay nhẹ mà các hydrocarbon này có nhiệt độ bay hơi khác nhau, tuần tự thu được trong quá trình “lọc dầu” (đúng ra phải gọi là “chưng cất”) như sau:

+ CH4 – methane, C2H6 – ethane, C3H8 – propane, C4H10 – butane: đều ở thể khí dưới điều kiện bình thường, 4 loại này thường dùng làm chất đốt, trực tiếp ở dạng khí (gas) hay ở dạng hoá lỏng LPG.

+ Tiếp theo, các chuỗi C5, C6, C7 nặng hơn chút, ở thể lỏng với nhiệt độ phòng, nhưng rất dễ bay hơi, được sử dụng làm dung môi, nôm na thường gọi là: “xăng thơm”, “xăng công nghiệp”, “xăng Nhật”.

+Từ C8 đến C11 là xăng (gasoline).

+ Từ C12 đến C15 là dầu hoả (kerosene).

+ Từ C16 đến C19 là dầu diesel.

+ Trên C20 là các loại dầu nặng (heavy oil) dùng với động cơ đốt ngoài: lò, nồi hơi, không dùng cho động cơ đốt trong.

+ Cao hơn nữa trong chuỗi hydrocarbon là các loại dầu nhớt bôi trơn (lubricants).

+ Từ C30 trở đi là bắt đầu chuyển sang thể rắn (các loại mỡ, sáp) và cuối cùng là nhựa đường (bitumen).

Chuỗi hydrocarbon càng dài thì phân tử khối càng lớn, càng khó bay hơi & khó bắt cháy hơn, nhưng càng chứa nhiều năng lượng hơn (năng lượng tỉ lệ với khối lượng). Đó là lý do tại sao máy dân dụng thường dùng xăng (dễ cháy, cháy sạch, ít để cặn), nhưng máy công nghiệp thường dùng dầu (khó cháy hơn, nhưng cháy sinh nhiều năng lượng hơn). Cái gọi là “xăng máy bay” JET-A1 thực chất là một loại dầu hoả.

Ai dùng hộp quẹt Zippo (hay bếp, đèn dã ngoại của Coleman) sẽ biết Zippo và Coleman xài một loại xăng riêng rất nhẹ, rất dễ bay hơi và dễ cháy. Zippo được chế tạo để nếu đổ xăng thường là không cháy được. Tuy vậy, muốn Zippo xài được xăng thường cũng không khó, khoan cái lỗ rộng hơn và thay cái bấc to hơn, mục đích là tăng tốc độ bốc hơi của nhiên liệu và khiến nó dể bắt cháy hơn! 🙂

Mỗi loại động cơ đều được thiết kế để chạy với một loại nhiên liệu nào đó, dùng khác đi phần lớn sẽ không chạy được, hoặc chạy được nhưng có nhiều rủi ro. Cái vụ xăng giả này, chính là đánh tráo một phần C8 ~ C11 bằng C5 ~ C7 (hay các loại dung môi tương đương: toluene, xylene, acetone… !?!?), làm cho xăng nhẹ hơn, dễ bắt cháy hơn, khó là ở chỗ kiếm ra được một loại đủ rẻ để làm hàng giả có lời,…,… 😀

narcissism of small differences

hu vực tôi sinh ra & lớn lên, bên này & bên kia đèo Hải Vân, cách nhau một ngọn núi nhưng đời sống người dân có nhiều khác biệt: giọng nói khác nhau, tâm tính khác nhau, tập quán sinh hoạt cũng hơi khác nhau. Chính vì những sự khác biệt nho nhỏ ấy mà đẻ ra biết bao nhiêu mâu thuẫn, kèn cựa, thù ghét, mỉa mai, đàm tiếu, hài hước…

Ấy là còn cách nhau một con đèo, còn cách trở một chút. Gần hơn, như một dải từ Quảng Bình, Quảng Trị đến Thừa Thiên, con người từng vùng cũng khác biệt. Với người miền ngoài mà nói thì hầu như không thể phân biệt giọng Quảng Bình với Quảng Trị, Quảng Trị với Huế. Nhưng với người địa phương thì sự khác biệt là rất rõ ràng, hiển nhiên.

Ngay bên trong một tỉnh, từ huyện này sang huyện khác, từ làng này sang làng khác cũng không hoàn toàn giống nhau. Sự khác biệt từ ngôn ngữ giọng nói, đến phong tục, tập quán, đến độ có những câu “thành ngữ” kiểu như: Bất thú Dạ Lê thê, bất thực Nguyệt Biều kê… – không lấy vợ làng Dạ Lê, không ăn gà làng Nguyệt Biều… 😀

Cái ám ảnh tự kỷ về những khác biệt nhỏ đó, theo cái nhìn của Freud, là một trong những động lực chính để các nền văn minh đấu tranh và phát triển. Trong nỗ lực tạo nên sự khác biệt, con người ta có xu hướng ghét những cái giống mình, mà thích những thứ khác biệt với mình, đó âu cũng là bản tính tự nhiên của con người và muôn loài!

Suốt lịch sử nhân loại, hầu hết những xung đột đều là những mâu thuẫn cục bộ nhưng gay gắt, càng giống nhau lại càng gay gắt. Xưa đã có Hy Lạp & La Mã, Ngô vương Phù Sai & Việt vương Câu Tiễn, gần hơn thì Anh & Pháp (nội chiến 2 Hoa hồng), Anh & Đức (WWI & II), Iran & Iraq, gần nữa thì Nam & Bắc Triều Tiên, Ukraine & Nga, etc…

Cái ám ảnh tự kỷ về những khác biệt nhỏ đó nó lặp đi lặp lại trên nhiều mức độ, quy mô khác nhau. Như người Việt tự nhìn mình thì Nam VN và Bắc VN khá là khác nhau: Mạc & Trịnh khác nhau, Trịnh & Nguyễn khác nhau, Nguyễn & Tây Sơn khác nhau. Nhưng từ góc nhìn phương Tây thì cả Nam & Bắc VN đều giống nhau và đều rất giống… Trung Quốc.

Suốt hơn 2000 năm, Trung Quốc là cái lý do căn bản để VN… đến như ngày hôm nay. Chúng ta học họ mọi thứ, từ ngôn ngữ đến văn chương, từ phương thức sản xuất đến thể chế chính trị. Đến tận hôm nay, chúng ta vẫn tiếp tục học, TQ làm cái gì là y như rằng 5, 10 năm sau, chúng ta bắt chước làm theo (kiểu như “điện mặt trời” và “ví điện tử”).

Nhưng cũng vì quá giống nhau như thế, nên hết lần này đến lần khác, xuyên suốt lịch sử, cái ám ảnh tự kỷ đó lại thôi thúc VN đi tìm kiếm, khẳng định bản sắc riêng của mình, luôn muốn tách ra để được “độc lập”, không chịu nằm trong vòng ảnh hưởng của TQ. Căn bản, đó cũng là một điều tốt, tiếc là sự “khác biệt” tạo ra chỉ ở trên “đầu lưỡi”.

Khác biệt nhỏ, nhưng thế nào là to, thế nào là nhỏ…tất cả đều tương đối. 15 tuổi, tôi đã thấy những khác biệt địa phương là nhảm nhí, 25 tuổi, đã thấy toàn VN đâu cũng như nhau… Toàn cầu hoá, kết nối thông tin, thế giới lại càng trở nên “không phẳng” hơn bao giờ hết, tất cả khác biệt, to hay nhỏ sẽ đều được đem ra xét lại… (to be continued)