serene – 1, part 29

Next is the paddle float used to assist kayak reentry. Often we’ve seen experienced kayakers performing some kinds of rolling, but for most people, that could only be done with an empty boat. When it’s fully loaded for long journey, it’s almost impossible to roll that heavy hull. The most practical way is, of course, just climb in via the aft deck. My paddle float is just a supermarket plastic bag, I hate needle and thread things, but some little tailoring work would be needed to turn a bag into the float.

It’s just a quick job stuffing the bag with Polyurethane foam. The float is made such that it could be quickly attached (and detached) to one end of the paddle to assist boarding the kayak from water. One of the most important equipments for a cruising kayak is… a radar reflector. Here I should emphasize its importance a hundreds times, as with experiences gained in my previous paddling trips, your kayak is just so small compared to those huge freighters, looks like just a peanut shell in the sea.

And without a radar reflector, I’m sure that you would probably not be seen from above those high ship bridges. And as a big ship is approaching you, the situation is really critical: to be seen or to be sunk. Having a reflector would boost your boat’s radar signature, and it works best in combination with a marine handheld radio. My radar reflector would have a tubular form, erected on the aft deck, and it functions also as a signal light mast, with a red – blinking light attached to the top.

Serene – 1 p1
Serene – 1 p2
Serene – 1 p3
Serene – 1 p4

The elements of the radar reflector are made from thin steel plates, welded together to create some prism shapes. 8 pieces like that would be put inside a PVC tube (the signal light mast), which create an object with a radar – cross – section of about 1.4 m2 (estimated).

The ugly part about a home – made radar reflector is that you have no way to tell if this equipment works well, how big your boat would appear on those big freighters’ radar screens. But it’s better to have something, hoping that it should work, rather than having nothing at all.

serene – 1, part 28

Iam in the progress of preparing for my next trips… so some more add – ons for my Serene – 1 kayak is a must. First is a deck mount compass. I’ve been long wanting a good compass with built – in LED lighting, for paddling at night, but that would require some kind of 12 or 24 Volt DC electric input, which my kayak doesn’t have at the moment. So I came up with a simpler compass available within my local market, and would just use a small flashlight to illuminate the compass instead.

Next is building a “cup” to hold the compass, which would then be mounted, recessively, onto the front deck of my kayak. I use a thin strip of oak veneer to build the cup, turn it two rounds around the compass (with Titebond – 2 glue in between), then add the plywood top and bottom parts. The whole thing would be reinforced with some fillet at the jointing edges, then a layer of glass. It requires some handiness to build the “compass cup”, as its size is quite small and my hands are big and clumsy! 😀

I hate having to punch a hole into my kayak, but it need to be done to fit the compass holder in place. That’s quite straightforward the job, cutting a round hole some distance in front of the cockpit, just before the bungee lines, gluing the compass holder with some epoxy, then some little painting outside. Et voila, here it is, the compass in its working position, it looks so great! And as they usually say: May your anchor be tight, your cork be loose, your rum be spiced, and your compass be true! 😀

Serene – 1 p1
Serene – 1 p2
Serene – 1 p3
Serene – 1 p4

It’s not immediately obvious for me to see why this compass dial (the compass rose) is reversed, looking from above, it’s flipped so that the North becomes South, East becomes West. It took me some minutes to understand the rationale behind that “weird” fact 😀.

Cause in most cases, the boat handler would be sitting, looking forward, so the indicated direction facing him is actually the heading (bearing) of the boat’ stern (not the boat’s bow). Flipping the compass rose would give a correct and convenient reading for the sailor.

Liberté, Égalité, Fraternité

Không mấy khi thích nói về các chủ đề chính trị, xã hội, nhưng hôm nay cũng có hứng cóp nhặt một vài suy nghĩ vụn vặt. Cái câu châm ngôn của Cộng hoà Pháp trên tựa đề bài viết ấy thường được dịch ra tiếng Việt là: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Trong cách dịch ấy, hai chữ đầu đã ổn, nhưng Fraternité mà dịch là Bác ái thì… hoàn toàn chưa ổn!

Có lẽ, tại thời điểm du nhập những chữ ấy vào Việt Nam, người dịch chưa có một hiểu biết, một khái niệm như thế nào là Fraternité trong xã hội phương Tây, nên dịch Bác ái là… quá rộng, quá mơ hồ, nếu không muốn nói là hoàn toàn sai so với bối cảnh văn hoá, tổ chức xã hội phương Tây đương thời. Dưới đây sẽ nói rõ hơn về điều đó.

Fraternité hiểu theo nghĩa đen, cơ bản nhất là tình huynh đệ, tình anh em trong một nhà, trong một hội đoàn cụ thể. Đơn giản nhất, những tổ chức đơn thuần mang tính thể thao như CLB Thuyền buồm, CLB Golf… có thể gọi là mang tính Fraternité. Từ góc độ nghề nghiệp: nông hội, công hội, thương hội… là những tổ chức mang tính Fraternité.

Trong xã hội phương Tây cách đây vài thế kỷ, khi mà mọi công việc được chuyên môn hoá cao độ, bất kỳ nghề nghiệp gì dù là nhỏ nhất cũng mang tính hội đoàn. Tiến lên một bước nữa, những tổ chức từ thiện, các hội tương tế, ái hữu, tập hợp những con người chia xẻ chung một quan điểm, một phương châm sống là những tổ chức mang tính Fraternité.

Ở một cấp độ cao hơn, các tổ chức lớn như hội Tam Điểm (Freemasonry), các Hiệp sĩ thánh chiến (Crusades), các đảng phái chính trị, etc… là những tổ chức mang tính Fraternité. Nói như thế để hiểu rằng, còn người ta hành động trước tiên là vì quyền lợi của mình, của anh em mình, rồi vì quyền lợi của đoàn thể, từ băng nhóm nhỏ cho đến tổ chức lớn.

Thậm chí, những tôn giáo lâu đời cũng phát triển, phân nhánh thành những tổ chức nhỏ hơn mang tính Fraternité: Thanh giáo (Purtians), Tin Lành (Protestant)… Xã hội được cấu thành từ rất nhiều những hội đoàn khác nhau về nghề nghiệp, về tôn chỉ giáo dục, đạo đức, về đức tin tôn giáo… tất cả đan xen vào nhau một cách rất phức tạp.

Và như thế, Fraternité từ một nghĩa hẹp, xưa cũ (là tình anh em, nghĩa huynh đệ trong một nhà), đã được mở rộng để ám chỉ về các phẩm chất (virtues), các nguyên tắc đạo đức (code of ethics), các luật lệ hành xử (code of conduct) cần thiết và áp đặt đối với các thành viên của một hội đoàn, một tổ chức, cho dù là lớn hay nhỏ.

Fraternité cũng không phải là Bác ái, một loại tình yêu chung chung hướng tới muôn người, muôn loài như kiểu nhà Phật. Mà là tình cảm và thái độ hướng tới những con người đồng hội đồng thuyền trong một cộng đồng, một tổ chức, có phương châm sống, có mục tiêu, có phương pháp hành động, có cương lĩnh, lý tưởng rõ ràng.

Khi châu Âu chuyển mình từ thời Trung Cổ, từ chế độ quân chủ, những “privilege system” – các hệ thống đặc quyền, sang những cơ cấu mới, những “by – virtue system”, những hệ thống XH dựa trên các thang giá trị, vậy thì những “virtue” ấy là gì? Nó gồm rất nhiều điều, nhưng được đại diện bằng 3 chữ: Liberté, Égalité, Fraternité nêu ra trên đây.

Hàng trăm năm trước khi thực sự có Liberté & Égalité, châu Âu đã miệt mài xây dựng Fraternité: những tổ chức bảo hiểm hằng hải (Lloyd, Veritas…), các hội Khoa học và Địa lý, những Y sỹ đoàn, Luật sư đoàn, các hiệp hội, nghiệp đoàn khác… Nếu Liberté & Égalité là chung chung trừu tượng thì Fraternité lại gần gũi, trực tiếp với những sinh hoạt kinh tế hàng ngày.

Hiển nhiên, XH VN đang là một “privilege system”. Nhưng đừng vội liên hệ “privilege system” với “nhóm lợi ích” và đổ toàn bộ lỗi cho chính quyền, chế độ. Chúng ta đã có một nông hội hiệu quả để chống lại thương lái Trung Quốc lũng đoạn chưa!? Chúng ta đã có những thương hội mạnh để cạnh tranh với khu vực hay chưa, hay là vẫn đang thua trên sân nhà!?

Chúng ta có thực sự có Fraternité trong các tổ chức, dù là tư nhân hay nhà nước hay chưa!? Hay vẫn tiểu xảo lừa gạt người khác để vụ lợi nhỏ trong mọi cơ hội có thể!? Ở cấp độ cá nhân, hay là mỗi người VN vẫn mang cái não trạng AQ: chúng ta sinh ra đã là đặc biệt, đã là hơn người, tự cho mình suy nghĩ và hành động xâm phạm đến Liberté & Égalité của người khác!?

Nên thực sự tôi cảm thấy khôi hài với một số người, ban ngày thì lên mạng hô hào tự do dân chủ, rồi tối về không làm gì khác ngoài việc lướt web xem hotgirl vú vếu, cạnh khoé người này người kia, nhảy vào những trang lá cải đọc các tin cướp, hiếp, giết, xem những truyện giật gân do một đám nhà báo bất lương bịa đặt và dẫn dắt. Thế là thế quái nào vậy!?

Chừng nào các bạn kiến tạo được Fraternité, rồi tiếp đó xây dựng nên Égalité, rồi sau đó mới có Liberté được! Đòi hỏi có được mọi thứ theo thứ tự ngược lại cũng giống như con nít đòi mặt trăng (mẹ ơi lấy nó xuống cho con) mà thôi! Chỉ riêng mỗi một chữ Fraternité vẫn còn xa, xa lắm, đi hàng trăm năm chưa biết có tới được hay không!?

compasses

Bên trái là cái la bàn cầm tay (handheld compass), chỉ đúng hướng Bắc. Bên phải là cái la bàn gắn trên thuyền (deck mount compass). Cái bên phải chỉ ngược Bắc thành Nam, Nam thành Bắc! Và cả hai chiếc, theo ý mình, đều đúng! Tại sao!? 🙂

rohloff

Mơ ước nhỏ nhoi của em… 😀 xe đạp sử dụng hộp số Rohloff cùng với truyền động trục (shaft – drive – transmission). Hệ truyền động kín, không lộ bất kỳ phần chuyển động nào ra ngoài, Rohloff speech hub (hộp số 14 cấp Rohloff cho xe đạp), xài bánh răng, cơ chế tương đương, nhưng hoàn toàn khác derailleur (bộ đề). Shaft – drive – transmission: truyền động bằng trục như ôtô, xe tải chứ ko xài chain (xích)

rowing machine – 3

Having some more time this week to finish this very small piece of work: a pulley system for lifting the weights up and down. Then ensemble everything together: the sliding seat, the rotating foot rest (note the pair of sandals tied on it). Initial testing gave satisfactory results, though some adjustments are still needed here and there! 😀

Rowing the machine is quite like riding a bicycle on long distance, it seems light and easy at first, but it gets more and more demanding the longer you row. That’s a perfect machine for exercising many of your body’s muscles. I made a quick video capture with my phone to show how the machine works below (sorry for the poor lighting condition).

tiếng đàn môi sau bờ rào đá

Cho những ai say mê cảnh quan, con người vùng đất Đồng Văn, Mèo Vạc, Hà Giang, những ai đã ghé qua Quản Bạ, Sủng Là, Phố Cáo… đã xem phim Chuyện của Pao, những ai yêu thích con người và văn hoá Mông… Trước khi tới Hà Giang, tôi thường đọc những chuyện về trai gái Mông tỏ tình với nhau, họ dùng đàn môi để nói chuyện, ví dụ như:

Khi người con trai gặp người con gái, họ rút cây đàn môi ra nói chuyện, sau khi nói chuyện, nếu thấy người con trai dễ thương, cô gái rút cây đàn môi trả lời lại rồi hẹn nhau ở một nơi nào đó ở trong làng.

Và gặp nhau, cô gái sẽ nhẹ nhàng rung tiếng đàn môi: Anh là ai? Anh ở đâu đến? Em chưa biết tên, em không nói chuyện…

Đọc những lời mô tả có vẻ rất văn chương ấy, tôi đã nghĩ rằng tác giả chỉ thi vị hoá, nói quá lên về cách giao tiếp, đơn giản là trai gái chỉ thổi sáo, đánh đàn cho nhau nghe, thế thôi! Nhưng đã đến Hà Giang 3 lần, đã gặp và nói chuyện với nhiều người Mông, tôi chợt có suy nghĩ: hay đúng là họ có thể nói chuyện, truyền tải thông tin bằng tiếng đàn thật!?

Xem clip dưới đây, tác giả dùng đàn môi để “nói tiếng Anh”, bạn sẽ hiểu làm sao có thể dùng đàn môi để nói chuyện. Xét đến việc tiếng Mông là một ngôn ngữ có đến 8 hoặc 7 thanh điệu (tuỳ vùng), lời nói nghe còn du dương hơn cả tiếng Việt, không monotone như tiếng Anh. Hãy tưởng tượng trong đêm thanh vắng, những lời tự tình ấy vang đi khắp núi rừng.

Kỹ thuật lồng ghép tiếng nói trong âm nhạc này cũng đã được trình bày bởi TS. Trần Quang Hải, nhưng tiếc là tôi chưa tìm được các tài liệu minh hoạ chính xác. Kỹ thuật này đã được áp dụng ở châu Âu để cho những người có khiếm khuyết về thanh quản có thể “phát âm”, diễn đạt được điều mình muốn nói.