chuyện tình tự kể

gày nào, cho tôi biết, biết yêu em rồi, tôi biết tương tư, sau đây là câu chuyện tình tôi tự kể, ngày nào, biết mong chờ, biết rộn rã buồn vui đợi em dưới mưa… Chúng tôi quen nhau tính về thời gian chưa phải là quá lâu, chỉ một vài năm gì đó. Nhưng nguồn cơn, nguyên do câu chuyện có lẽ đã được vun vén, manh nha từ lâu rất lâu về trước, tôi thương em dễ có từ thủa mẹ về với cha.

Bao giờ biết tương tư - Tuấn Ngọc 

Những lý do, ngọn nguồn chẳng thể nào mà giải thích và truy nguyên cho được đã dần đưa chúng tôi lại với nhau tự lúc nào. Tình yêu nào rồi cũng sẽ đi qua nhiều thăng trầm, đã có lúc tôi cảm giác chẳng hiểu gì về em, nhiều khi sự khó khăn của em làm tôi nản chí, cũng có khi tôi đã hoang mang, nghi ngờ em và chính mình.

Nhưng với tình cảm chân thành, bằng trực giác tự nhiên mách bảo, chúng tôi đã vượt qua nhiều sóng gió, để đến một ngày: ngày nào, cảnh thiên đường, đã mở hé tình yêu là trái táo thơm, tôi ghé răng cắn vào… Đến đây thì hẳn các bạn đã đoán ra nàng thơ của tôi tên là… Apple –  hiện diện trên các MacBook, iPhone, iPod, iPad xinh xắn! 😬

bike speedometer

recent add – on to my bike, a speedometer, image on the left is captured with my phone while on the ride. Quite a bunch of features inside a cheap electronics mounted on the handlebar, it can show the following information: current speed, maximum speed and average speed, distance (odometer), and time (current time, ellapse timer, stopwatch timer). I did want an advanced device with more features: GPS and mapping, heart – rate monitoring, temperature, humidity reporting… but such an device is even more expensive than the bike itself.

So basically distance, time, and velocity is what you need to keep track of your daily exercising already! Just wonder how the devices works: a magnet is attached to the front wheel, opposite to it, in a stationary position is a magnetic sensor, each round the wheel rotates, the sensor updates a counter, then all other things are just simple calculations with a built – in quartz clock!

Update April 26th

Here is the statistics read from the speedometer after 5 days (with 1 day off), total travel distance: 102.1 km, total time: 6h 23′, average speed 15.9 km/h, maximum speed: 33.5 km/h, average biking per day: 25.5 km, average time spent per day: 1h 36′, quite a serious physical exercising indeed!.

Update May 3rd

Counters updated after 12 days: total travel distance: 287.5 km, total time: 16h 55′, average speed: 17.0 km/h, maximum speed: 37.5 km/h, average biking per day: 23.9 km, average time spent per day: 1h 25′. See declines in time and distance, but some improvement in average (sustained) speed!

Update May 17th

Just pass the first 500 km today, 507.9 km to be exact, total spent time: 27h 10′, average speed: 18.7 km/h, maximum speed: 37.9 km/h, average biking per day: 20.3 km, average time spent per day: 1h 5′. I was biking less these days, but the sustained speed is steadily improved!

động hoa vàng

Thôi thì em chẳng còn yêu tôi, leo lên cành bưởi khóc người rưng rưng… Nhớ xưa em rũ tóc thề, nhìn trăng sao nỡ để lời thề bay. Đợi nhau tàn cuộc hoa này, đành như cánh bướm đồi tây hững hờ…

ỗi thời có một loại âm nhạc, tôi rất ít khi có ý kiến về âm nhạc của giới trẻ hiện tại, vì ai cũng có nhu cầu của riêng mình, thời mới rồi sẽ có những hướng đi mới, cho dù là nó sẽ dẫn đến đâu. Trong một nhận xét “thẳng thắn”, nhạc sĩ Phạm Duy bảo: âm nhạc bây giờ thiếu rung động và thiếu sự sang trọng. Riêng tôi thì nghĩ nó còn thiếu cả sự tử tế! 😬 Một kiểu nói nhẹ nhàng nếu không muốn bỉ ra mặt: âm nhạc thời thổ tả! Không muốn vơ đũa cả nắm nhưng phải nói là đa số thính giả cả già cả trẻ bây giờ từ trong cảm nhận đã: không thể hiểu, không thể biết được về cái họ không có!

Đưa em tìm động hoa vàng - Thái Thanh 
Ngày xưa Hoàng thị - Thái Thanh 

Nhạc cũ, thực ra tôi rất ít khi nghe, chỉ là thi thoảng nghe tìm lại chút Hương xưa, cứ như là những điều đã quá tốt để có thể trở thành thật, cứ xa xa cách cách vậy mà có khi lại hay hơn! Ít nhưng mỗi khi nghe, dạo này thường chọn những bài nhạc Phạm Duy phổ thơ Phạm Thiên Thư: Ngày xưa Hoàng thị, Em lễ chùa này, Đời gọi em là đóa hoa sầu, Đưa em tìm động hoa vàng, và một số bài Đạo ca khác. Các ảnh bên dưới: chân dung hai tác giả họ Phạm, một âm nhạc, một thi ca, và những tác phẩm làm say lòng người!

con bò tím

hi còn nhỏ, tôi có một “biệt tài” là… mài dao rất sắc 😀. Một công việc tưởng chẳng khó khăn gì nhưng thực ra cũng không đơn giản lắm, muốn mài dao cho sắc và độ sắc ấy giữ được lâu cũng có khá nhiều kỹ thuật mà tôi chỉ tìm ra được sau nhiều tuần thử nghiệm. Chẳng là trong nhà họ hàng tôi lúc ấy làm cau khô: mua cau tươi về gọt vỏ, cắt miếng và sấy khô đem bán. Người ta chẳng bảo sắc như dao cau là gì, và ai đã làm công việc đó sẽ hiểu một con dao sắc là như thế nào.

Đơn giản chỉ vậy nhưng cái “niềm đam mê dao sắc” ấy, nếu có thể gọi như thế, nó đi theo tôi đến tận bây giờ. Gần đây tôi mua con dao gốm (ceramic knife) Nhật này, với giá bạn có thể mua được 10 con dao thép tốt khác. Cực kỳ sắc bén và chắc chắn, đủ bền và bén để cắt những thứ mà dao thép vẫn thường được dùng. Đặc biệt là chất liệu gốm sứ trắng muốt, trông rất mảnh mai và xinh xắn, nên chỉ dám dùng vào việc cắt, gọt trái cây hàng ngày. Đó có thể chỉ là một “impulse purchase”, thực ra tôi muốn thử một chất liệu khác biệt.

Làm một con dao, hay mài nó cũng không phải là việc quá đơn giản. Đỉnh cao như katana, kiếm Nhật, phải mất hơn 30 năm để học cách làm kiếm, và hơn 6 năm để học cách… mài kiếm sao cho sắc 😀. Nhưng túm lại thì nó có liên quan gì đến nhan đề của post này: con bò tím – the purple cow!? Một tựa sách của Seth Godin: Purple Cow – Transform your business by being remarkable mà gần đây tôi được đọc! Một cuốn sách về marketing, 160 trang khổ nhỏ, dể đọc với một số ý tưởng và khá nhiều ví dụ thú vị.

Từ những trang đầu tiên, tác giả đã khẳng định ý tưởng xuyên suốt cuốn sách là: mô hình các chữ P truyền thống: product, pricing, promotion, publicity… đã không còn nhiều hiệu quả, chữ P mới ở đây là purple cow. Nói cách khác, mô hình dựa vào những sản phẩm trung bình, và rất nhiều quảng cáo dần lùi bước, thay vào đó là những sản phẩm thực sự tốt và người dùng tự tìm đến cái họ cần. Vai trò của luật số lớn không còn như trước, ý tưởng tốt, sản phẩm tốt sẽ lấn át quảng cáo và truyền thông đại chúng.

Tôi hơi ngạc nhiên khi đọc những dòng về quảng cáo: bạn không thể làm cho tất cả mọi người phải lắng nghe mình, hãy tìm ra những người quan tâm, và hướng các chữ P vào đó. Điều này có thể bắt đầu đúng ở đâu đó, nhưng ở một xứ như VN, khi người tiêu dùng như những con bò được chăn dắt, thì tìm đâu ra một con bò tím? Ý tưởng của cuốn sách dần lộ rõ, một trong những ý tưởng đầu tiên trong thời economic recession này, khi hướng business tới chiều giảm phát, nghiêng về chất lượng để bù lại quá trình lạm phát.

Quá trình lạm phát đó đã có lịch sử nhiều thập niên với kết quả là những sản phẩm được đánh giá very good cũng không phải điều gì đặc biệt lắm. Nên trái nghĩa với remarkable là… very good. Tác giả lấy ví dụ những loài chim di cư thường bay theo đội hình chữ V. Những doanh nghiệp ăn theo xu thế cũng giống như những chú chim bay theo con đầu đàn. Nhưng điều mọi người không thấy là trong bầy chim, định kỳ vẫn có sự hoán đổi vị trí để con đầu đàn được nghỉ sức, những con chim khác đảm nhận vị trí bay đầu tạm thời.

Tác giả dành rất nhiều trang để đưa các case study minh hoạ thế nào là một remmarkable product. Một remmarkable product cũng giống như một con bò màu tím, bạn đã thấy một con như vậy ở đâu chưa, bò tím thật sự là rất khác biệt. Là một cuốn sách về marketing, tác giả dành nhiều thời gian phân tích sự nổi trội của con bò tím, hơn là cách thức tạo ra nó. Với thị trường như VN, tôi sẽ nói bạn có thể tạo ra con bò tím bằng cách phết sơn tím lên một con bò bình thường, nhưng tốt hơn hãy bắt đầu đi nghiên cứu cách biến đổi gene loài bò!

Là một người làm kỹ thuật, Purple Cow không thực sự cuốn hút tôi lắm. Nhưng nó đánh dấu những xu hướng gần đây của nền kinh tế, bạn phải tạo ra được những sản phẩm thật sự có chất lượng và thật sự khác biệt, những sản phẩm không thể chỉ được đánh giá là very good mà tự thân nó thôi đã cuốn hút người dùng, không cần nhiều đến quảng cáo. Như khi Steve Jobs giới thiệu iPhone 4, ông ta đã cố tình liên hệ: it’s like a beautiful old Leica camera, dòng máy ảnh ít tính năng, kém hiện đại mà vẫn có khoảng giá trên $6000.

Trở lại với ý ban đầu, con dao gốm thực sự là một purple cow (hay ít nhất với tôi là như vậy). Đã đến lúc phải học cách suy nghĩ để tạo ra những sản phẩm như thế. Khi sự lạm phát đảo lộn nhiều thang giá trị, khi ngay cả chữ very good cũng không gợi lên điều gì đặc biệt, thì đó là lúc học cách làm những điều bình thường nhất, không nhất thiết phải là cái gì đao to búa lớn, một con bò thì cũng chỉ là một con bò, một con dao cũng chỉ là một con dao, nhưng hãy là những con bò, con dao khác biệt mà người ta phải lưu ý và cần đến chúng.

bích liên

hững giọng ca mà mình ngưỡng mộ, ngoài Thái Thanh là tiếng hát không thể xếp hạng, kế đến theo thứ tự phải có: Mai Hương, Kim Tước, Quỳnh Giao và Bích Liên, toàn là những soprano, mezzo – soprano cao chót vót. Hai người đầu thuộc lớp hơi trước một chút, kỹ thuật thu âm ngày đó kém hẳn bây giờ, hai người sau trẻ hơn và có khá nhiều thu âm gần đây với âm thanh hoàn hảo.

Tình hoài hương – Bích Liên 

Quê hương tôi, có con sông đào xinh xắn, nước tuôn trên đồng vuông vắn, lúa thơm cho đủ hai mùa. Dân trong làng trời về khuya vẳng tiếng lúa đê mê. Quê hương tôi có con sông đào ngây ngất, lúc tan chợ chiều xa tắp, bóng nâu trên đường bước dồn. Lửa bếp nồng, vòm tre non, làn khói ấm hương thôn!

Ai về, về có nhớ, nhớ cô mình chăng? Tôi về, về tôi nhớ hàm răng cô mình cười! Ai về mua lấy miệng cười, để riêng tôi mua lại mảnh đời, thơ ngây thơ!

Quê hương ơi, bóng đa ôm đàn em bé, nắng trưa im lìm trong lá. Những con trâu lành trên đồi, nằm mộng gì? Chờ nghe tôi thổi khúc sáo chơi vơi.

Quê hương ơi! Tóc sương mẹ già yêu dấu, tiếng ru nỗi niềm thơ ấu, cánh tay êm tựa mái đầu. Ôi bóng hình từ bao lâu còn ghi mãi sắc mầu!

Tình hoài hương, khói lam vương tâm hồn chìm xuống. Chiều xoay hướng, sống vui trong mối tình muôn đường. Tình ngàn phương, biết yêu nhau như lòng đại dương. Người phiêu lãng, nước mắt xuôi về miền quê lai láng, quê hương ơi, quê hương ơi!

Chỉ cần nghe qua một đoạn rất ngắn ca sĩ (bác sĩ) Bích Liên hát intro cho Hòn Vọng Phu 3 – Ban Ngàn khơi, tuy thu live, nhưng cũng thấy được phần nào chất giọng! Thích nhất là nghe Bích Liên với Đôi mắt người Sơn Tây, còn bài này, dù rất hay nhưng hẳn chẳng mấy người qua được tiếng hát trên trời Thái Thanh! Một chủ đề luôn gây được những rung động sâu sắc trong tâm hồn mỗi con người, Tình hoài hương – Nostalgia, đến trong một diễn đạt hay đến vậy!


writing on the margins

his is just a post of my truly nonsense and random thought. Some notions are just interesting in their own forms, like writing on the margins or sub luna saltamus – dance beneath the moon… I just particularly like the phrase writing on the margins, the action and its meaning, that’s why this website layout is designed with that notion in mind, the left column is reserved for additional and complementary information, as side notes along main content.

Take a look at the two iPad’s screenshots on the left and you would see how nice it is, writing on the margins in a modern and digital form, especially when you could still use your own handwriting with it. You may have noticed the two classical masterpieces (one in mathematics and the other in literature) referenced in those notes! 😀

kỷ niệm quê hương

Đường đêm sao yên vui,
Người đi quen lối,
Tình trai nợ bốn phương trời!

ã hơn hai thập kỷ về trước, thời chưa có CD, DVD, băng nhạc còn khá hiếm, thậm chí là xa xỉ với một số nhà, truyền hình thì nghèo nàn (và tuyền một màu “đỏ”), internet là một khái niệm chưa tồn tại. Trước cả khi có những Làn sóng xanh, Quà tặng âm nhạc, Rock on the Radio… những năm cuối 80, đầu 90, chỉ có Âm nhạc đêm khuya, đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), quãng 11h hằng đêm qua chiếc radio cũ kỹ.

Kỷ niệm quê hương – Nguyễn Tài Tuệ 

Bản nhạc ấy tôi đã được nghe một lần, và từ đó đến giờ thi thoảng vẫn cố ý đi tìm lại cái giai điệu chỉ nghe thoáng qua và còn vương lại ít ỏi trong trí nhớ. 20 năm, ký ức không dể phai nhạt, một thoáng âm hưởng dân ca Thanh, Nghệ. Đi tìm một giai điệu không biết tên, không biết tác giả, thật như mò kim đáy bể, chỉ biết nhờ vào sự may mắn tình cờ.

Nhạc hiệu chương trình Âm nhạc đêm khuya 

Giờ thì biết đó là sonate Kỷ niệm quê hương của nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ. Thật ngọt ngào cái cảm xúc vẫn y như thuở ban đầu khi mới được nghe. Cảm giác trong đêm sâu thanh vắng thấm đẫm mùi vị Dạ lai hương, với âm thanh dạt dào, sôi nổi mà sâu lắng của song tấu violoncelle và piano!