thăng long đệ nhất kiếm

ó là một cái thời vô cùng chậm rãi, như trong phim Hà Nội trong mắt ai vậy, chậm đến chảy nước, và điện ảnh thì lèo tèo, nghèo nàn chỉ vài ba bộ phim, và cũng đủ loại thượng vàng hạ cám khác nhau trong đó: Đêm hội Long Trì, Sơn ca trong thành phố, Phạm Công Cúc Hoa, Tráng sĩ bồ đề, Thăng Long đệ nhất kiếm… Vâng chính là muốn nói đến cái phim “kiếm hiệp dã sử” Thăng Long đệ nhất kiếm này…

Ấn tượng nhất chính là kiếm khách đệ nhất đất Thăng Long, do diễn viên Lý Hùng thủ vai, cỡi trên lưng một con ngựa to lắm, to bằng… con chó béc-giê ấy, ngồi trên lưng ngựa mà hai chân gần như chạm xuống tới đất! 😀 Công nhận giới trẻ giờ có điều kiện mọi mặt để tiếp cận nhiều thứ mới mẻ, hơn ngày xưa xa chừng! Ít nhất cũng có thể làm được phim lịch sử, cổ trang cho nó chân thực, sống động, hấp dẫn!

https://www.facebook.com/reel/1842064452914465

Novec-649

ản với văn hóa làm việc ở VN thực sự! Chuyện là đi tìm mua Novec-1230 và Novec-649. Nói sơ chút về hai loại hóa chất này, cả hai thực chất là một, tên hóa học là FK-5-1-12, 1230 có độ tinh khiết 99%, dùng làm hóa chất chữa cháy, còn 649 có độ tinh khiết 99.9% dùng làm chất dẫn nhiệt, nhất là trong công nghiệp điện tử! Chỉ có 0.9% khác biệt, nhưng giá chênh nhau… khoảng 3 lần! Nói chuyện qua Zalo với đám sale của 7, 8 công ty cung ứng hóa chất, cũng gặp được người thẳng thắn: cái này em không biết, hay công ty không làm, okies, nói như vậy nhanh gọn, được việc! Có đứa hỏi han dông dài, chán chê rồi đưa ra cái giá gấp 5 lần giá phổ thông trên thị trường thế giới, đúng chán! Một người khác, không phân biệt được thể lỏng với thể khí, loanh quanh nửa ngày thì anh ta chỉ biết loại “khí” dùng để chữa cháy chứ không biết loại “chất lỏng” đựng trong chai, haiza, đúng là “sale kỹ thuật”! Có những loại mới cứ hững ha hững hờ như không quan tâm, làm như nó đi mua chứ không phải mình đi mua vậy!

Nhưng chán nhất là cái thể loại “nhây”, suốt buổi sáng chỉ nói những câu thừa, lặp đi lặp lại những thứ không cần thiết, ví dụ như “anh mua 1230 à”, lát lâu sau lại hỏi: “có phải là 1230 không anh”! Ghét nhất là cái thể loại này, mà cái tác phong này rất dễ nhận biết! Tôi có cái tật là một câu nói, một thông tin đưa ra, không bao giờ lặp lại hai, ba lần, nghe hay không thì tùy, nói thừa mất thời gian! Nhưng ở VN có một số rất lớn là làm việc theo kiểu nhây như thế, cứ lảm nhảm những cái không cần thiết, câu giờ, mà kết quả là tôi đã đoán biết trước, đến cuối ngày nó mới nói: công ty em không có loại sản phẩm này anh ạ! Mình văng ra đúng một chữ: CÚT! Đương nhiên còn có một loại nữa, vì 1230 và 649 cơ bản là cùng một loại hóa chất, nhưng cách nhau 3 lần giá, nên chuyện đánh tráo chắc chắn là sẽ xảy ra! Tôi biết thừa vì sinh ra và lớn lên ở VN mà! Chán nản toàn tập, đã dốt, lười, còn tráo trở, nhiều chuyện, mới có việc đơn giản mà đã thế, không hiểu làm sao để mà làm ăn với người khác!

loose canon

ai ở đâu, sai ở chỗ xem đây đơn thuần như là vấn đề kỹ thuật, và cứ loay hoay đi tìm giải pháp kỹ thuật cũng như cách chế tài, cầm đèn chạy trước ô-tô, rồi cãi nhau cách này đúng, cách kia sai! Thực ra cách nhìn nhận đúng là nên xem đây như tội cố ý giết người, chỉ cần quan tâm đến hậu quả mà thôi, cứ áp án tù 10 ~ 20 năm hoặc hơn, còn giải pháp kỹ thuật thì cứ để chủ xe và tài xế tự họ nghĩ ra và thực hiện.

Cũng như chuyện cao tốc vậy, rồi sẽ có rất nhiều tai nạn cao tốc xảy ra! Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng sâu xa chính là sức khỏe “thể chất” và sức khỏe “tâm thần” của người Việt có rất rất nhiều vấn đề, không làm cái gì cho ra hồn được, đến việc nhỏ nhất như lái xe làm cho đàng hoàng tử tế cũng không được! Còn sâu xa đến cùng là “tâm” có vấn đề, mà sửa vấn đề của “tâm” thì vô cùng khó, phi thường khó!

lạm phát

ách hay nhất để hại chết một quốc gia, một dân tộc, đó là tạo ra lạm phát, đảo lộn các giá trị. Phải bày ra các trò chơi đùa, lảm nhảm vô hại nhưng không có nghĩa lý gì để dân đen giải trí, phải bịa ra các ngôn từ đao to búa lớn nhưng sáo rỗng: dân chủ, trí thức, những cái bánh vẽ để gây ra “đối lập”. Phải nhen nhóm các ảo tưởng hoang đường để con người ta quên đi thực tại, phải tạo ra môi trường xã hội ghen ghét vụn vặt, đấu đá kình chống nhau để phá vỡ các mối liên kết cộng đồng! Và gây nên cái ấn tượng rằng mọi giá trị đều có thể đạt được dễ dàng, phải đặt ra nhiều “catch-phrases” để quần chúng nghĩ rằng chỉ cần “nói đằng mồm là được”!

Khi các con chiên đã ngoan ngoãn cúi đầu, chìm đắm trong những hoang tưởng và sợ hãi do chính họ tự tạo ra, thì những kẻ chăn dắt mới có thể phát huy được quyền lực, tác động! Cái thời dùng ma túy như cách tác động kiểu Chiến tranh nha phiến là đã xa xưa rồi, giờ “ma túy” là do cộng đồng nó tự tạo ra! Những cách này sẽ không mấy hiệu quả với những dân tộc mạnh bạo, sâu xa như Nga, hay khôn ngoan, thâm trầm như Trung Quốc, những dân tộc đó họ tự lao động, tự họ xây dựng nên những giá trị riêng biệt! Nhưng những phương cách mà bọn Tây lông hay xài này lâu nay vẫn gây ra vô số vấn đề ở những dân tộc bạc nhược, thiển cận khác!

5 xu

ần dà thì chúng nó cũng sẽ tìm ra những công thức để làm thức ăn công nghiệp sao cho hiệu quả, thu về trăm tỷ này nọ! Trực tiếp làm phim về cave, gái ngành thì đã nhan nhản rồi, sẽ trở nên nhàm chán, lại còn bị nói là hạ cấp! Nên, bí quyết chính là không làm phim kiểu 3 xu như thế nữa, thay vào đó, ta phải làm phim… 5 hoặc 7 xu! Cũng y hệt như kiểu nhạc bolero (và xa xưa hơn là vọng cổ) thôi. Nguyên tắc đầu tiên chính là khán thính giả không nghe lọt tai những cái khác biệt, xa lạ, phức tạp đâu! Phải trình diễn cái gì đơn giản, thậm chí tối giản càng tốt! Cốt yếu là phải phổ thông, phải quen thuộc, sao cho khán giả dễ nghe, dễ nhớ, đánh vào cái “ta biết rồi”, “mình nghĩ đúng mà”, phải đánh vào những cái phản xạ có điều kiện của họ, bổ trợ thêm vào đó là những tràng cười thiểu năng, những kiểu kích động giật gân của MXH bây giờ!

Cũng y như ngày xưa diễn cải lương thôi, khán giả đã thuộc nằm lòng từng tình tiết, họ có thể ngồi dưới vừa xem, vừa “thổn thức” lặp lại chính xác từng lời thoại! Đấy, thưởng thức nghệ thuật kiểu “nhai lại” như thế chính là công thức! Đưa ra những thứ xa vời, bắt khán giả phải suy nghĩ mệt óc là sẽ không thành công đâu! Ngay cả đạo lý muốn truyền tải cũng phải có tính “catch-phrase”, làm sao để cho khán thính giả có thể “nhại” lại được dễ dàng, trong một câu ngắn gọn lập tức trở thành “người khác”, ví dụ như “nghèo mà có tình thì cao quý hơn”! Đấy, phải lập lờ như thế, chữ “mà” nói ra phải thật trơn tuột, làm cho nó mất đi ý nghĩa “giả sử” thì mới tốt! Nói thẳng là ra là phải biết vỗ về, phỉnh nịnh, đưa ra vài cái giá trị bánh vẽ giản đơn, hạ cấp để khán thính giả cảm thấy được thỏa mãn, cảm thấy mình có quyền phán xét, có giá trị!

tảo luyến

ó mấy chuyện thuộc về tâm lý lứa tuổi và ngôn ngữ. Trong các phim thanh xuân vườn trường TQ, hiện tượng này được gọi là “tảo luyến – 早恋“, chữ tảo nghĩa là sớm, như trong từ “tảo hôn”. Nhưng họ gọi “luyến” chứ không gọi là “ái”… là chính xác! Lứa tuổi đó nó như vậy, có thể đôi khi (khá hiếm hoi) tình cảm sẽ đi hết đời người, còn đa phần sẽ là… học kỳ sau quay sang “luyến” đứa khác! 😀 Nên gọi là “luyến”, còn “ái” nó mang nghĩa rộng lớn hơn nhiều. Ai cũng từng trãi qua chuyện như vậy, ấy thế mà trở ngược trở lại cấm cản con trẻ, ấy cái lạ! Thế nên mới bảo là người Việt không lớn, tâm thức, nhận thức không chịu lớn! Nếu “lớn” thì sẽ hiểu rằng mỗi lứa tuổi đều có những điều thuộc về lẽ tự nhiên, không thể bắt người khác phải sống giống như mình được!

Sâu xa là cái tâm thức “giống như tôi mới đúng”, bằng vào cái kinh nghiệm phiến diện, khô cứng của bản thân, cố đảo dòng chảy thời gian, ngược tiến trình sinh học! Vội cho rằng đó là “ái”, kỳ thực chưa từng biết “ái” nó như thế nào, và nó có thể sẽ như thế nào, cứ bắt người khác phải sống theo vọng tưởng (thực chất là sợ hãi) của bản thân! Nghĩ rộng ra, đã là người thì đều có những “hỉ nộ ái ố” như nhau, chúng ta chỉ khác nhau trong cách xử lý những vấn đề đó! Càng cấm đoán áp đặt, trẻ sẽ càng bám víu vào cái chấp niệm đó là đúng, duy nhất đúng! Điều nên làm là dạy, mở ra cho con trẻ thấy những khả năng, những sự phát triển khác của tâm hồn, của cuộc sống! Đương nhiên, người ta không thể dạy cái mà bản thân người ta cũng không có!

HET!

ùa Tết lại về, dù muốn dù không, lại nói về “văn hoá” nhậu nhẹt, hát hò! Hát hò làm vui là chuyện hầu như ai cũng thích, ngay chính tôi cũng thích, nhất là khi còn trẻ, thích hát hò với bạn bè! Thậm chí đến mức dùng hát hò, ăn nhậu, quậy phá như một hình thức xả stress, đây cũng là một phần “văn hoá làm việc” của một số công ty. Nhưng có một vài điều… trước hết là hát ở quán karaoke cách âm hẳn hoi, không làm phiền đến ai khác, và thứ đến nữa thì hàng năm, cũng chỉ có 4, 5 dịp để nhân viên, đồng nghiệp họp lại “quẩy” mà thôi, không nhiều hơn! Còn những loại mà ngày ngày nhậu, tuần tuần hát hò làm phiền người khác bằng những thứ âm thanh đinh tai nhức óc, đặc biệt là gần đây còn có phong trào mở những loa bass cực mạnh, gây ảnh hưởng trên khu vực rộng, nhiều khi không nghe tiếng hát đâu, chỉ nghe tiếng bass đơn điệu kiểu “thiểu năng”! Đừng nói theo cách nhẹ nhàng, phù phiếm là “người Việt thích ồn ào”, khách nước ngoài đến, họ nhìn giống như thứ “thần kinh bệnh” đích thực!

Một thứ bệnh tâm thần quái đản mà người ta thậm chí chẳng thèm nói ra cho biết, đừng hỏi vì sao du khách một đi không trở lại, chả ai quay lại cái xứ “tâm thần phân liệt”, không tự nhận thức được môi trường sống chung quanh, nhìn ai cũng thấy trên trán viết 4 chữ: “tâm địa bất ổn”! Nhiều người còn nguỵ biện rằng ở trời Tây, người ta cũng thường xuyên đi bar như thế! Đúng là ở phương Tây, có một số thành phần thị dân quen với việc đi bar hát hò, nhảy múa, giải tỏa stress, nhưng đừng chỉ nhìn thấy một mặt phiến diện, hãy nhìn cho rõ những mặt còn lại, đó là họ làm việc điên cuồng, làm việc theo kiểu “bán mạng”, rồi ăn chơi cũng theo kiểu “bạt mạng”. Cái này ai đã từng làm cho những công ty công nghệ, khởi nghiệp áp lực cao sẽ hiểu, không có chuyện 160 giờ tiêu chuẩn mỗi tháng đâu, có những thành phần làm việc 300+ giờ mỗi tháng ấy! Nên chỉ có ở Việt Nam mới có những loại vô công rồi nghề, nhàn cư vi bất thiện, ăn nhậu tối ngày, đã “thần kinh bệnh” lại còn tự xem là “nét văn hoá”!

rẽ phải

rước gặp những chuyện như vậy vài lần! Ví dụ như: dừng đèn đỏ chắn lối, người phía sau không rẽ phải được, nên họ càm ràm! Về luật, Việt Nam đúng là có quy định phải nhường đường cho người rẽ phải! Nhưng lấy căn cớ nào để xác định là “đã nhường” hay “chưa nhường”, vì trên đường thường khi là không có ô, vạch nào để phân biệt cả! Đó là chưa kể nhiều tình huống giao thông phức tạp, muốn nhường cũng không nhường được! Nên những cái luật như “rẽ phải” đó tạm gọi là luật vô hiệu, đặt ra cho có mà thôi, vì không có cách chính xác nào để xác minh hay cưỡng chế thi hành!

Cũng tương tự với vấn đề dao kiếm, người dân tộc họ mang đi rừng như phương tiện cá nhân tối cần thiết, không cách nào cấm được! Thay vì cấm, chỉ nên tìm cách hạn chế nó, một cách thiết thực, ví dụ như ở một số nước, công dân được quyền mang súng ra đường, nhưng phải mang công khai, không được giấu (conceal) trong người! Tương tự như vậy, có thể quy định: dao tất cả các cỡ (kể cả dao gọt trái cây, dao nhỏ) khi ở nơi công cộng đều phải có bao dao màu đỏ (quy định luôn cái mã màu cho nó bắt mắt), phải để ở nơi dễ dàng nhìn thấy, không được giấu trong người!

người việt xấu xí

ần đây thấy bắt đầu xuất hiện những bài về tật xấu của người Việt, nhưng đọc không thấy “sâu”, không thấy “đã” chút nào! Vẫn kiểu giải thích chung chung, chưa thấy hết độ phức tạp của cuộc sống! Nhiều chỗ vẫn biện giải loanh quanh, vẫn kiểu “trừu tượng, cao vời” chứ không đi vào được đời sống thực đa dạng, muôn màu muôn vẻ! Mà đã dám viết về “tật xấu” tức là đã tự đem mình ra làm “bia” cho thiên hạ “ném đá” rồi, thì còn phải sợ cái gì nữa? Không thể tránh khỏi có những chỗ đụng chạm, ai cảm thấy bị đụng thì đành chịu thôi, người có tâm, có tầm sẽ nhìn nhận khác! Cứ phải nói thẳng ra, chính vì… thuốc đắng dã tật! Nói đơn cử chỉ một ví dụ nhỏ:

Biển rộng mênh mông như vậy, hai cái tàu VN nhìn thấy nhau, từ cách xa nhiều cây số đã hụ còi để báo hiệu cho nhau biết, rõ ràng là ý thức, nhìn thấy rõ được tình huống! Thế rồi hai cái tàu cứ tiếp tục nhởn nhơ, ngang nhiên đi thẳng cho đến khi… đâm nhau, một tàu chìm! Biển rộng mênh mông vậy, nhưng cái chướng ngại là quá lớn rồi!!! Mà chướng ngại lớn nhất là nằm ở trong tâm: ai vẹ mày đi vào “đường của tao”!? Đến lúc có những chuyện cứ phải nói thẳng ra thế, rồi tìm cách sửa dần! Chứ không thì trình độ phối hợp xã hội nó vẫn cứ mãi ở thời… công xã nguyên thuỷ! Không sản xuất được gì, không làm được gì, nói cho cùng chính là do… tâm mà ra!

từ của năm

hững ngày cuối năm tương đối nhàn nhã, suy nghĩ lung tung… Báo chí phương Tây thường có chuyện bầu chọn “từ” điển hình của năm. Ngôn ngữ mà, luôn thay đổi, luôn nghĩ ra từ mới để phản ánh thực tế biến động! Nếu có bầu chọn từ điển hình trong năm của VN, tôi nghĩ nó sẽ là từ “tượng”, với định nghĩa: 1 tượng = 1 ngàn tỷ! Đây theo tôi là một từ rất hay, rất đắt, vô cùng… Vietic! Như chữ Hán cổ thì sẽ là: 萬,億,兆,京,垓,秭,穰,溝,澗,正,載,極 – vạn ức triệu kinh cai tỷ nhương câu giản chính tái cực. Nhưng tiếng Việt hiện đại không có từ nên đành phải đặt ra từ mới thôi!

Chứ suốt 4 ngàn năm lịch sử dân tộc, chưa bao giờ, chưa từng có khi nào có nhu cầu phải dùng con số lớn đến như vậy! Và dùng số lớn quá, trăm ngàn tỷ này nọ sẽ gây ra nhiều bất tiện khi ghi chép, lại rất khó hình dung về độ lớn! Nói vụ Vạn Thịnh Phát gây thiệt hại chỉ có hơn 300 tượng à, nghe có phải là nhỏ nhắn và nhẹ nhàng hơn nhiều không?! Tương tự, các con số đầu tư, đề án này nọ cũng như thế, những dự án 350 tượng, 500 tượng, nghe nó nhẹ hẫng như thinh không vậy! Năm cũ sắp qua đi, năm mới sắp đến, cùng với những sự hoang đường ngày càng khổng lồ hơn! 🙁