chữ

ầu năm nói chuyện “chữ”… Trước em có biết một số vị làm việc liên quan đến cổ ngữ! Chữ của các vị ấy đương nhiên nhiều rồi, em không bằng được! Nhưng làm bộ hỏi vài câu Đường thi thông dụng, các vị ấy đều lơ ngơ, ướm thử vài câu Tống từ phổ biến, các vị ấy đều kiểu lấp lửng! Nên em tạm rút ra nhận định: tuy chữ của các bác ấy nhiều, nhưng lại không hàm thụ được vẻ đẹp của thi ca cổ, hay ít nhất là tâm trí các bác không quan tâm những điều ấy! Em băn khoăn tự hỏi tâm các bác ấy đặt ở chỗ nào!? Sau thì phát hiện ra, phần lớn thời gian các bác ấy dùng “chữ” để vừa khoe mẽ, vừa đấu tố nhau, kích động ghen ghét cá nhân, phân biệt vùng miền, thường khi là lồng ghép trong đó những đấu đá chính trị, tôn giáo, một số trường hợp rõ ràng là “bồi bút” được các thế lực ngoài giật dây, dùng “chữ” kích động mâu thuẫn, đánh vào cái tôi “vừa ghen ghét, vừa tự ti vặt của người Việt”, đánh vào cái dân trí lè tè không tự luận ra được. Nên với những người ấy, tốt nhất là cứ… “kính nhi viễn chi”.

Vấn đề quay lại điểm khởi đầu, học để làm gì!? Lịch sử Trung Quốc lâu dài như vậy, văn minh Hoa Hạ rực rỡ như vậy, họ làm ra biết bao nhiêu chuyện kỳ vĩ, từ văn hoá, thơ ca cho đến các công trình quốc kế, dân sinh, đào Vận hà, xây Trường thành, và biết bao nhiêu thành tựu khoa học, kỹ thuật, xã hội to lớn khác! Em chỉ cần nhìn vào một thoáng là em biết, họ học chữ để đấu đá và kèn cựa nhau, chứ trong tâm không có cái mộng học được cái đẹp, cái hay của thiên hạ! Nói nghe có vẻ to lớn, nhưng học chưa chắc đã làm được như người ta, trở thành sĩ phu kẻ sĩ, kinh bang tế thế, chuyện đời đâu có dễ thế! Nhưng ít nhất và đầu tiên, học có thể thay đổi tính cách, tâm hồn con người! Bản thân còn không thay đổi được, làm sao thay đổi ngoại giới!? Muốn xem công phu của một người tới đâu, đầu tiên hãy xem cách anh ta đối xử, nhìn nhận, đặt ra yêu cầu đối với… chính bản thân mình! Em lạy các bác, mở mắt ra xem người ta sống như thế nào, đừng bám vào mấy cái gốc tre làng mãi như thế nữa! 🙁

đường & biểu

ại từ xưng hô là vô cùng phong phú trong tiếng Hoa, thể hiện nhu cầu giao tiếp xã hội phức tạp! Về quan hệ họ hàng thì tiếng Việt mượn tiếng Hoa hầu hết, nhưng vẫn có từ không mượn, hoặc mượn nhưng ngữ nghĩa khác biệt đôi chút! Chú (thúc – ), bác (bá – ), xưa hay nói: anh em thúc bá, tức là anh em họ con chú, bác! Tiếng Trung hiện đại ít dùng chú – thúc, đều dùng bá, không phân biệt tuổi! Cô (cô – ): chị em của bố, không phân biệt tuổi, nhưng cũng có nơi ở VN, chị của bố gọi là bác thay vì cô, cách gọi này theo tôi không hợp lý lắm vì thúc, bá nguyên là vai nam! Vợ của chú thì gọi là thím (thẩm – ), vợ của bác gọi là mỗ – (tiếng Việt không mượn từ này). Nhưng cả 2 từ này đều ít dùng trong tiếng Trung hiện đại!

Dì (di – ) chị em gái của mẹ, cậu (cữu – ) anh em trai của mẹ, đều không phân biệt tuổi! Vợ của cậu thì gọi bằng mợ (ma – ), chồng của cô gọi bằng dượng (trượng – ), nhưng ở VN thì tuỳ, có nơi gọi là bác, không hợp lý lắm, chồng của dì thì cũng gọi bằng dượng, nhưng có nơi không có danh xưng! Anh em họ ở VN không có danh xưng, TQ thì dùng biểu – và đường ! Nhưng ngay người TQ cũng đôi khi nhầm lẫn giữa đường và biểu! Chỉ dòng nam chính (con chú, bác) thì mới được gọi là đường: đường huynh, đường muội, còn lại đều là biểu: biểu ca, biểu tỷ! Tất cả thể hiện những mối quan hệ phức tạp, mà phức tạp, đáng sợ nhất của xã hội Á Đông lại chính là từ trong gia đình đi ra, còn quan hệ xã hội phổ thông đôi khi lại dễ dàng! 🙁

lững lờ, lửng lơ

ữa trước tự dưng để ý một chút về chính tả: từ “lững lờ” phải viết bằng dấu ngã (vì “lững” đi kèm với từ có âm trầm – lờ – huyền, ngã, nặng), còn “lửng lơ” thì lại phải viết dấu hỏi (vì “lửng” đi kèm với từ có âm phù – lơ – ngang, sắc, hỏi). Mà “lững lơ” và “lửng lờ” tuy không chính xác là cùng nghĩa, nhưng thực ra rất gần nghĩa với nhau! Đây cũng chính là “mẹo” để viết cho đúng chính tả tiếng Việt, chú ý thanh của từ đi kèm. Trước đã có viết một bài về 8 thanh (không phải 6) trong tiếng Việt, trong đó Khứ – và Nhập – nhân với hai bậc Phù – Trầm tạo thành 4 thanh cả thảy, nhưng lại chỉ được ghi bằng 2 ký hiệu là “sắc” và “nặng”.

Riêng về thanh Thượng – , thượng phù tức là hỏi, thượng trầm tức là ngã, với tiếng Việt hiện đại ngày nay, hỏi hay ngã hầu như không phân biệt! Nhưng dấu vết trong từ điển thì vẫn còn đó, ví dụ: hải – biển – và hãi – sợ – ! Câu hỏi đau đầu được đặt ra là: tại sao những người phát minh ra hệ thống ký âm Quốc ngữ, rõ ràng là không phân biệt được “Khứ – Nhập – Phù – Trầm”, nhưng lại bảo lưu “hỏi – ngã”, điều đã chết từ lâu tại thời điểm đó!? Đây chính là “hoá thạch” của một đặc trưng ngôn ngữ đã “tuyệt chủng” chỉ còn bảo lưu trong sách vở! Không nên cực đoan đến mức phải bỏ “hỏi & ngã”, bởi ngôn ngữ vốn dĩ là “võ đoán” như thế!

dịch – 6

ái này về mặt tiếng Việt đáng suy nghĩ, khi đọc cụm từ “vệ tinh giám sát radar” (dịch 1-1 Anh-Việt), người đọc sẽ hiểu là “vệ tinh dùng để giám sát radar”, nhưng thực ra ý nghĩa bài báo gốc muốn nói là: “vệ tinh dùng công nghệ radar để giám sát”. Viết một cụm từ đơn giản mà không nghĩ xem người đọc sẽ hiểu thế nào. Nên em mới nói là có những sự “lầm lạc” mà chúng nó, đám báo chí Việt Nam, đâu có tự nhận ra được, không tự lĩnh hội, soi rọi được! Đừng bảo em là bắt bẻ từ ngữ, sự lầm lạc nhỏ nhân rộng lên, đến một lúc trở thành tào lao, nhảm nhí! Mà đấy là những loại viết còn tương đối có chút nội dung nghiêm túc đấy nhé…

Còn những loại nói năng nhăng cuội, trống hoác thì không cần phải để ý đến! Nên dù chỉ nói một chữ, cũng phải cho chính xác, đầy đủ, tận tường, rõ ràng ý nghĩa của một chữ! Điểm yếu nhất về ngữ pháp của tiếng Việt là chuyện: prepositive & postpositive, tính từ đứng trước hay đứng sau danh từ. Mà cái này thì… chưa có cách nào nhanh chóng sửa được, đành phải như Trịnh Công Sơn, lâu lâu nói một câu ngược ngược, ngô ngố cho đời nó vui: Ta thấy em trong tiền kiếp, với cọng – buồn – cỏ – khô…, hay như Phạm Duy: Đến bây giờ anh đã là cánh – trắng – chim – bay xa chân trời, Đến bây giờ em đã là bóng dáng cô liêu trong ngậm ngùi… 🙂

topping

uy nghĩ nhiều về chuyện đó, như khi nói, viết những chuyện phổ thông thì tôi có thể dùng từ khá là “thuần Việt”. Nhưng khi chuyển sang những đề tài như thuyền bè, hay công nghệ thông tin là bắt buộc phải chêm tiếng Anh, đã cố gắng lắm nhưng không thể khác được vì tiếng Việt không có từ tương đương! Như trong nhóm thảo luận – làm việc chung (group chat) của tôi, lập trình và phần mềm, toàn người Việt với nhau, nhưng suốt hơn 15 năm chỉ toàn xài tiếng Anh, tuyệt đối không có một từ tiếng Việt nào, quy ước như thế để diễn đạt chính xác hơn. Và thực tế chính là như thế, tiếng Việt hoàn toàn không giàu đẹp, cứ nói thẳng như vậy: thiếu tính chính xác, thiếu từ vựng, và quan trọng nhất là… thiếu nội dung! Đám trẻ thì chêm tiếng Anh một cách vô tội vạ, các bác già thì “gài” nhau bằng các văn bản luật với từ ngữ nhập nhèm, hàm hồ, đó là một thực tế đáng buồn!

Thiếu nội dung mới là điều nan giải nhất: báo chí lải nhải các vấn đề nông cạn, nhảm nhí! Mà nội dung ở đâu ra, chẳng phải là từ việc phản tỉnh, tự vấn bản thân đó sao!? Phản tỉnh á, chúng nó làm gì có, toàn cọp-dê (copier) sống sượng, đâu có tự nghĩ ra được! Thế là gom góp bất kể nguồn một mớ từ ngữ nhộn nhạo, gép lại với nhau, nhằm thể hiện một cái ý thoáng qua trong đầu, một cái gì đó “kêu to” để phản ứng với tình huống nhất thời, chứ không hề bỏ thời gian mà suy nghĩ cho nó sâu xa! Thế nên “loè” người là chính, nội dung lảm nhảm, nham nhở, không đạt được công năng xây dựng tâm hồn con người! Và thế là cái “lẫu thập cẩm Vietic” đó tiếp tục được quậy tưng lên, vốn dĩ tự ngàn xưa, gốc gác ngữ pháp Mon-Khmer, hệ thống thanh điệu vay mượn từ nguồn Tày-Thái, một lượng lớn từ vựng được mượn từ nguồn Hán tự, và giờ lại tiếp tục thêm vào một mớ “topping” Anh, Pháp… 🥲🥲

mách qué

ồi đó cứ lang thang quanh quẩn ở mấy tiệm sách cũ quanh khu chợ Bà Chiểu và góc đường Trần Huy Liệu… bắt gặp cuốn thơ Cao Bá Quát bản in chữ viết tay siêu đẹp, chủ quán nhìn mặt kêu giá 500K, mà học sinh làm éo gì có tiền, đành tiếc mãi thôi! Đương nhiên quá trình lớn lên và học hỏi cũng có đọc ít nhiều Thơ mới, thơ VN, nhưng mà sâu từ trong nhận thức, chỉ có “chữ Hán”, chỉ có Đường thi mới là thơ. Còn “Nôm na là cha mách qué”, tiếng Việt vẫn là một ngôn ngữ “mách qué – không đứng đắn”! Một lũ từ ngữ trơn tuột, cưỡng từ đoạt lý, giảo hoạt, nói cho lấy có lấy được, cứ ưa hơn người bằng cách lấp liếm, hoa ngôn xảo ngữ, chứ không thực sự nhắm đến nội dung bên trong!

Học “cổ văn”, cái đầu tiên là phải kiên nhẫn suy nghĩ xem ý tứ nó ra làm sao, không phải nghe có nửa câu đã nhảy vào miệng người ta ngồi: “ah ta biết rồi, nó là như thế này, thế kia!” Bởi đa số người Việt vẫn chỉ biết: “Cầm đao chém nước chảy cuồng, Tiêu sầu nâng chén càng buồn thêm thôi!”, nhưng có ai chịu khó đọc tiếp mấy câu sau: “Trần gian chưa thoã ý người, Sớm mai xoã tóc rong chơi với thuyền”!? Tiếp sau luôn luôn có những cái “ý tại ngôn ngoại”, viện dẫn sự tích, điển cố, làm cho ngữ nghĩa nó thâm trầm, bao quát! Nói thẳng muôn đời vẫn là một kiểu dân tộc tính khó sửa, học một ông “thầy Tàu” nào đó nhưng vì bản chất nó “đoản” nên lúc nào cũng chỉ học được… một nửa câu! 😢

penpower

ơn 25 năm trước, một lần đi hội chợ tin học mua được cái này, bút nhập chữ Hoa PenPower với đế cảm ứng 2×1.5 inch! Thế là tiếp tục học chữ với thiết bị này, yêu thích vô cùng, về sau xài nhiều, hỏng mất không dùng được nữa! Thời đó xem như hiện đại lắm, nếu so với cùng thời e là hơn xa iPad + Apple Pencil bây giờ! Thứ tự nét bút rất quan trọng, vì đây là 1 kiểu nhận dạng online (chữ “online” này hiểu trong ngữ cảnh bộ môn Nhận dạng & Xử lý ảnh), không phải đọc ảnh tĩnh, viết đúng thứ tự nét thì nhận rất chính xác! Lý do rất thích cái cảm ứng là vì không như các bạn gốc Hoa cùng lớp, chuyên nhập chữ Hán trên bàn phím máy tính tiêu chuẩn bằng phương pháp Thương Hiệt!

Mà cái Thương Hiệt thâu nhập pháp ấy khó quá, tôi học mãi vẫn không nắm được “yếu quyết” (cũng một phần vì phương pháp này không thật sự chính xác, siêu rắc rối và nhập nhằng), mà nhập liệu bằng bút viết nó trực quan hơn nhiều! Nên nhớ rằng thời đó cách đây hơn 25 năm, mà TQ đã tự làm ra những sản phẩm tin học như thế! Còn ở Việt Nam đương thời chỉ mỗi cái bảng mã Unicode tổ hợp hay dựng sẵn mà cãi nhau kịch liệt nhiều năm trời, không ai chịu ai, không quyết được. Đến tận giờ trên điện thoại thông minh với màn hình cảm ứng, giới trẻ TQ vẫn thích gõ phím thông qua “Bính âm” cho nhanh lẹ, nhưng giới già thì vẫn thích múa ngón tay, vẽ chữ để trả lời tin nhắn SMS!

dialect

iếng Ukraine là một phương ngữ (dialect) của tiếng Nga hay là một ngôn ngữ (language) độc lập, tranh cãi này vốn đã loanh quanh suốt mấy trăm năm nay! Người Nga thì vẫn luôn cho rằng tiếng Ukraine chỉ là một phương ngữ của tiếng Nga, còn người Ukraine thì dĩ nhiên có quan điểm ngược lại! Ngay cả trong giới ngôn ngữ học cũng không có một định nghĩa chính xác phân định rạch ròi giữa “dialect” và “language”! Có người thậm chí còn nói thẳng ra rằng: một phương ngữ sẽ trở thành ngôn ngữ độc lập khi nó có… hải, lục, không quân đủ mạnh! 😅

Tôi thực sự không quan tâm ai đúng sai, thắng thua, chỉ nhìn từ góc độ văn hoá! Khi mà hầu hết nội dung, suy nghĩ đều phải đi vay mượn, bản thân trống hoác! Lúc nào cũng muốn “vỗ ngực xưng tên”, cứ như thế, vì thực tế không giống như tưởng tượng nên dần dần ngã về phía các kiểu lưu manh lặt vặt, các biện pháp cực đoan! Vì thiếu vắng nội lực nên “ai nói gì cũng nghe, ai xúi gì cũng làm”! Về điều này, anh U giống hệt một số không nhỏ người Việt, đầu óc kiểu “con nít lên 3” nhưng lúc nào cũng “hoang tưởng” mình là “một cái gì đó”, lúc nào cũng “anh thế này, tôi thế kia”!

pali

ề Pali, và các ngôn ngữ khác của kinh Phật như: Sanskrit, chữ Phạn, etc… Sinh thời, đức Phật thuyết giảng bằng tiếng Prakrit, người anh em “bình dân” của Sanskrit. Vốn gốc đều là chung một ngôn ngữ, nhưng Prakrit là phần dễ hơn, bình dân hơn, phổ biến rộng rãi trong đại chúng, trong khi Sanskrit được ngữ pháp hoá chặt chẽ bằng các quy luật và trở thành ngôn ngữ chính xác của “tầng lớp trên”. Tuy vậy nhiều nghiên cứu cho rằng 2 nhánh ngôn ngữ này thông hiểu được với nhau chứ chưa đến mức trở thành các ngôn ngữ riêng biệt như sau này! Đã có lúc, có đệ tử đề nghị đức Phật truyền dạy giáo pháp bằng Sanskrit, nhưng đức Phật kiên quyết phản bác, đơn giản ông ấy muốn nói bằng thứ ngôn ngữ bình dân mà đại chúng có thể nghe và hiểu được! Càng về sau, Sanskrit càng trở nên chuẩn hoá, hàn lâm hoá, được dùng trong các nghi lễ tôn giáo Hinduism, Jainism, và Phật giáo!

Những lời dạy của đức Phật vốn được thể hiện bằng ngôn ngữ Prakrit! Vậy còn Pali là cái gì!? Cái tên Pali nhằm mô tả loại ngôn ngữ được sử dụng trong các kinh văn Theravada – Phật giáo nguyên thuỷ, nhưng cái tên đó chưa từng bao giờ được lịch sử ghi nhận! Người ta biết đến Pali, gọi bằng tên Pali thực chất chỉ qua các kinh văn của Theravada. Pali với Sanskrit có một mối liên hệ tương đối gần, tập từ vựng gần như tương đương, nhưng ngữ pháp Pali đơn giản hơn! Hiểu nôm na, Pali chính là một cái “hoá thạch”! Hoá thạch của một sinh vật cổ thực ra là cục đá mang hình dạng con sinh vật đó, chứ bản thân cục đá đó không phải là sinh vật! Tương tự như vậy, Pali chính là Prakrit thời kỳ đức Phật hoằng pháp, nhưng trong khi Prakrit tiếp tục phát triển, trở thành nhiều ngôn ngữ khác (sinh ngữ), còn Pali dừng lại, bất động với thời gian (tử ngữ), trở thành một ngôn ngữ kinh viện để lưu truyền hậu thế!

vô môn quan

無門關

gôn ngữ, đó là cái vỏ của tư duy, ngày trước nghe nói như thế, nhưng vẫn chưa hiểu lắm! Thật ra, người ta dùng từ rất chính xác, “cái vỏ”, giống như cái vỏ của các loài giáp xác (tôm, cua…) vậy, vừa là hệ thống bảo vệ cơ thể khỏi tác động của môi trường xung quanh, vừa là cái khung cấu trúc để cho cơ thể bên trong được phát triển! Người có suy nghĩ chính chắn, vững vàng không dễ gì bị tác động của môi trường xung quanh, kẻ không có tư duy gì đáng kể thì… ai nói gì cũng nghe, ai xúi gì cũng làm! Tuy tác dụng là vậy, nhưng phát triển đến một mức độ nào đó, cái vỏ này lại trở thành vật cản trở, vì cơ thể có nhu cầu phải trở nên lớn hơn, mà cái vỏ không lớn hơn được, do đó phải trãi qua… rất nhiều chu kỳ lột xác!

Nhiều người học đâu đó vài ngôn từ lảm nhảm, cũng tự tạo nên cái vỏ như thế, họ hài lòng với cái vỏ be bé ấy, rồi đóng khung cứng luôn trong đó! Họ không hiểu “cái vỏ ngôn từ” có hai mặt, phải thay đổi, nếu không sẽ trở thành tù nhân của cái vỏ do chính mình tạo ra! Dĩ nhiên, thay đổi có tính cấu trúc và kế thừa, còn những loại “ốc mượn hồn” thì không cần kể đến! Cứ như thế phát triển từng bước, đến cảnh giới dùng “Vô Ngôn Thông” (thông hiểu không cần… ngôn từ) để bước qua “Vô Môn Quan” (cửa không có… cổng) thì chắc lúc đó về với chư Phật rồi! Hoà thượng Thuỵ Nham Sư Ngạn mỗi ngày tự gọi: “Ông chủ!”, rồi tự trả lời: “Dạ”, lại tiếp: “Tỉnh táo nhé!” – “Dạ” – “Mai kia mốt nọ chớ để người gạt nhé!” – “Dạ, dạ!” 😃