bạc tần hoài

huyền mơ trong khúc Nam Ai, đàn khuya vẳng trên sông dài, ai luyến, ai tiếc khúc ca Tần Hoài… Bao kiếp giang hồ, ly biệt thường tình… (Đêm tàn bến Ngự – Dương Thiệu Tước). “Khúc ca Tần Hoài” nhắc đến trong bài hát là khúc ca nào?

Yên lung hàn thuỷ nguyệt lung sa,
Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia.
Thương nữ bất tri vong quốc hận,
Cách giang do xướng Hậu đình hoa.
Khói mờ sóng lạnh bãi trăng trong,
Đêm đậu bến Tần quán rượu đông.
Thương nữ không hay sầu nước mất,
Hậu đình hoa hát vọng sang sông.

Ấy chính là gợi nhớ lại bài thơ “Bạc Tần Hoài” – Đỗ Mục đã có nhắc đến về trước… 🙂 Giờ đây, phim ảnh Trung Quốc bắt đầu đưa Tần Hoài trở lại, xem 4, 5 phim đều thấy có cảnh này, còn ở Việt Nam người ta đã quên mất từ lâu, chỉ có họ Dương kia là còn nhớ!

杜牧 – 泊秦淮

烟籠寒水月籠沙
夜泊秦淮近酒家
商女不知亡國恨
隔江猶唱後庭花

sơn ca 10

ác ca khúc của băng nhạc Sơn ca 10 này đã post rải rác khắp nơi trên blog của tôi, nay tập hợp lại đầy đủ thành một bộ 18 bài hoàn chỉnh. Không cần phải nói thêm dài dòng, lời giới thiệu ở đầu băng nhạc, một cách khá ngắn gọn nhưng rất chính xác, đã nói thay tất cả: Hân hạnh giới thiệu một chương trình ca nhạc đặc biệt, Sơn Ca số 10, với tiếng hát Thái Thanh và ban hợp ca Thăng Long, qua những ca khúc tuyển chọn, từng làm rung cảm cả một dân tộc, thấm sâu vào lòng đất nước và tạo thành danh, tiếng hát Thái Thanh và ban hợp ca Thăng Long!

Sơn ca 10 - lời giới thiệu 

Mặt A

1. Các anh đi - Văn Phụng - Thái Thanh 
2. Nhớ người ra đi - Phạm Duy - Thái Thanh 
3. Sáng rừng - Phạm Đình Chương - ban Thăng Long 
4. Về mái nhà xưa - Nguyễn Văn Đông - Thái Thanh 
5. Những bước chân âm thầm - Y Vân - Kim Tuấn - ban Thăng Long 
6. Đêm ngắn tình dài - Dương Thiệu Tước - Thái Thanh 
7. Giã từ đêm mưa - Văn Phụng - ban Thăng Long 
8. Hoài cảm - Cung Tiến - Thái Thanh 
9. Xóm đêm - Phạm Đình Chương - ban Thăng Long 

Mặt B

1. Tình ca - Phạm Duy - Thái Thanh 
2. Sang ngang - Đỗ Lễ - Thái Thanh 
3. Khúc nhạc ly hương - Lâm Tuyền - Thái Thanh 
4. Tiếng sông Hồng - Phạm Đình Chương - ban Thăng Long 
5. Tiếng sông Hương - Phạm Đình Chương - ban Thăng Long 
6. Tiếng sông Cửu Long - Phạm Đình Chương - ban Thăng Long 
7. Mấy dặm sơn khê - Nguyễn Văn Đông - Thái Thanh 
8. Hẹn hò - Phạm Duy - Thái Thanh 
9. Bài hương ca vô tận - Trầm Tử Thiêng - Thái Thanh 

mộc lan

Xa quá rồi em người mỗi ngã,
Bên này đất nước nhớ thương nhau.
Em đi áo mỏng buông hờn tủi,
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào?

ù chưa bao giờ hâm mộ giọng hát Mộc Lan nhưng cũng phải thừa nhận bà có một giọng ca đẹp, có thể suy đoán rằng đương thời, bà có rất nhiều người si mê, không phải chỉ vì giọng hát mà người cũng rất đẹp! Thường tôi chẳng mấy quan tâm đến đời tư người khác, dù là những chuyện nhảm nhí hay các giai thoại lung linh, chẳng mấy quan tâm những chuyện tình giữa bà với các ông Châu Kỳ, Đoàn Chuẩn, Hoàng Trọng… (nhưng đôi khi cũng nên hiểu về hoàn cảnh, thời đại họ đã sống).

Bóng người đi - Văn Phụng - Mộc Lan 
Chiều - Dương Thiệu Tước - Mộc Lan 
Chuyển bến - Đoàn Chuẩn - Mộc Lan 
Dạ khúc - Nguyễn Mỹ Ca - Mộc Lan 
Hoài cảm - Cung Tiến - Mộc Lan 
Hồ Lãng Bạc - Xuân Tùng - Mộc Lan 
Phố buồn - Phạm Duy - Mộc Lan 
Tống biệt - Võ Đức Thu - Mộc Lan 

Điều tôi quan tâm là họ đã lưu lại cho đời những tác phẩm đẹp! Những câu chuyện tình, dù tưởng tượng hay có thật, dù đơn phương hay song phương, dù kết cục dở dang hay viên mãn, giữa những con người hai bên chiến tuyến, như trường hợp của Trương Tân NhânHoàng Thi Thơ, như Đoàn Chuẩn và Mộc Lan, etc… tất cả nói lên một điều: tình yêu và nghệ thuật vượt lên trên ranh giới chia cắt tạm thời của quan điểm chính trị, của những trái ngang, nhiễu nhương trong bối cảnh lịch sử nước nhà.

tt

ới tôi, TT là viết tắt của Thái Thanh, cũng tương tự như MM là viết tắt của Marilyn Monroe hay BB là viết tắt của Brigitte Bardot vậy! ♥ ♥ ♥ Hình bên dưới đây: Thái Thanh trên một chiếc thuyền buồm, hồ Xuân Hương, Đà Lạt, 1953. Bên thềm năm mới, hãy nghe lại một số bài nhạc xuân do Thái Thanh trình bày! 😀😀😀

Bến xuân - Thái Thanh 
Bến xuân xanh - Thái Thanh 
Đêm xuân - Thái Thanh 
Hoa xuân - Thái Thanh 
Xuân ca - Thái Thanh 
Ly rượu mừng - Thái Thanh 
Xuân họp mặt - Thái Thanh 
Xuân nghệ sĩ hành khúc - Thái Thanh 
Xuân tha hương - Thái Thanh 
Xuân và tuổi trẻ - Thái Thanh 

lâng lâng chiều mơ

Mây vương sầu lan,
Gió ơi đưa hồn về làng cũ…

piece of music for working time listening… Mất một số kha khá thời gian để hiểu ra nhận xét sau của NS Phạm Duy về nhạc sĩ tiền bối Dương Thiệu Tước: khi ông viết theo điệu Tây, nhạc rất là Tây, khi ông viết theo kiểu Ta, điệu lại quá là Ta. Nói một cách khác, ông (DTT) vừa Tây hơn tất cả chúng ta, và đồng thời, lại Ta hơn thảy chúng ta.

Bóng chiều xưa - Quỳnh Hoa 
Ngọc lan - Thái Thanh 

Mất một số thời gian để hiểu ra điều đơn giản nho nhỏ như thế. Và đừng bao giờ hy vọng, dù trong một phút giây, nhạc cảm vượt qua được ông, dù là ở khía cạnh này, hay trên khía cạnh khác. Đơn giản đừng làm công việc vô ích là phân bì với cái con người đã được Trời ban cho như thế! 😀

bắc hành – 2015, phần 9

Này áng mây chiều,
Thuyền mây ơi trôi đi đừng vấn vương,
Về phương xa nhắn ai khuây tơ lòng,
Là nam nhi chí trai tang bồng.

Áng mây chiều - Dương Thiệu Tước - Quỳnh Giao 

Chặng 9: Đồng Văn, Mèo Vạc, Mã Pí Lèng và các vùng lân cận

Sài gòn ⇔ Hà nội 2015
Sơn Tây 2015
Yên Bái 2015
Lào Cai 2015
Hà Giang 2015
Đồng Văn 2015
Mèo Vạc 2015

ầu hết chúng ta nghĩ về người Mông, Dao, Tày, Thái… như những sắc dân kém phát triển. Trên đường đi tôi thấy nhiều, những người dân tộc vì đói nghèo, vì hôn nhân cận huyết, vì cả những tệ nạn của cuộc sống hiện đại… làm cho suy kiệt. Nhưng vẫn còn nhiều người mà khi tiếp xúc với họ, ta có được cảm giác vững vàng, tự tin, ta vẫn đọc được trong họ nét riêng, chiều sâu trong cách sống. Họ như những cây thông, cây tùng đầu núi, dù thế nào vẫn vững chãi xanh tươi.

Đôi khi tôi nghĩ có lẽ là ngược lại, những “người dân tộc thiểu số” đó văn minh hơn người Kinh chúng ta hiện nay, trên nhiều mặt. Khách sạn tôi ở có một cây đào cổ thụ rất đẹp trước cổng, du khách Việt đa số chẳng thèm bận tâm đến cây đào, cũng chỉ là một trong hàng triệu cây đào khác. Những người Mông, Dao… đi qua, hầu như ai cũng dừng lại ngắm nhìn và trầm trồ khen hoa đẹp. Trong họ có một mối liên hệ gắn bó máu thịt với rừng núi, với cây cỏ, với môi trường sống chung quanh.

Và còn nhiều điều khác không thể nói hết trong những post chơi chơi, ngắn gọn như thế này. Có một điều rõ ràng, những con người ấy cho tôi thấy một chút giá trị tự thân của cá nhân và cộng đồng, chứ không phải những chiêu trò vụn vặt rẻ tiền sẽ chẳng đi đến đâu của cái xã hội người Việt hiện tại. Nói như Tản Đà: Dân hai nhăm triệu ai người lớn? Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con! Rời Đồng Văn về tp. Hà Giang qua đèo Mã Pí Lèng và Mèo Vạc, kết thúc những chặng chính của hành trình.

ngọc lan

gọc lan, bản nhạc hoàn hảo trên mọi góc độ, từ giai điệu, ca từ cho đến trình bày, hòa âm… Khi xưa nhà có một băng nhạc (loại Maxell màu nhũ vàng) mà ai đó đã khéo léo sắp bài này chung với: Nguyệt cầm, Tiếng dương cầm, Hương xưa, Hoài cảm, Đêm ngắn tình dài… tạo nên một không khí rất chi thanh tân, cổ điển cho suốt 90 phút nghe. Giờ thì biết là cũng chỉ loanh quanh trong những tác giả như: Vũ Thành, Văn Phụng, Cung Tiến, Dương Thiệu Tước…

Ngọc lan - Thái Thanh 
Ngọc lan - Quỳnh Giao 

Ai đã trót mê Thái Thanh thì khó có thể thấy ai hát hay hơn bà (dù Quỳnh Giao, Mai Hương, Kim Tước đôi khi có những trình diễn thật sự rất riêng biệt). Nhưng những năm gần đây, chẳng mấy khi nghe bài này mà thấy hay… một dấu hiệu xuống cấp của cái tai nhạc 😢.

bóng chiều xưa


a khúc rất phổ biến của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước do chính vợ ông hát. Hãy nghe giọng của nữ danh ca một thời, một trong những giọng ca nữ đầu tiên của Tân nhạc, Minh Trang, mẹ ca sĩ Quỳnh Giao hát những ca từ do chính bà đặt. Nếu không nghe phần thoại giáo đầu thì có ai nghĩ đây là giọng một “cụ bà” 60 tuổi (tại thời điểm thu âm)? Giờ thì không còn thích cái “tango” này như xưa nữa, nhưng vẫn thích cái lời ca với “yêu vận” trong những câu lẻ nhịp…

Bóng chiều xưa – Minh Trang 

Một chiều ái ân say hồn ta bao lần. Một trời đắm duyên thơ cho đời bao phút ơ thờ. Ngạt ngào sắc hương, tay cầm tay luyến thương. Đôi mắt em nhìn càng say đắm mơ màng nào thấy đâu sầu vương. Một chiều bên nhau, một chiều vui sống quên phút tang bồng. Anh ơi nhớ chăng xa anh em hát khúc ca nhớ mong.

Một chiều gió mưa, em về thăm chốn xưa. Non nước u buồn nào đâu bóng cố nhân lòng xót xa tình xưa. Lâng lâng chiều mơ, một chiều bâng khuâng đâu nguồn thơ. Mây vương sầu lan, gió ơi đưa hồn về làng cũ, nhắn thầm lời nguyện ước trong chiều xưa. Thương nhau làm chi, âm thầm lệ vương khi biệt ly. Xa xôi còn chi, vô tình em nhớ mối duyên hờ. Tình như mây khói, bóng ai xa mờ.

áng mây chiều


iếp tục cái mood serenata… mỗi khi nghe lại nhạc cũ mà có cái cảm giác “exotic” là tôi lại thấy bực mình, một cái bực mình thú vị, lại tìm thấy cái gì đó mới trong những thứ ngỡ đã biết rồi. Ca khúc Áng mây chiều, giọng ca Quỳnh Giao, tác giả không ai khác hơn chính là step – father của cô, nhạc sĩ Dương Thiệu Tước.

Áng mây chiều – Quỳnh Giao 

NS Dương Thiệu Tước khi viết nhạc thất cung thì nhạc ông “rất Tây”, khi viết nhạc ngũ cung thì lại “rất Ta”, nên không có gì lạ khi nghe lại nhạc ông, đôi khi lại cảm thấy “exotic”, vì ông vừa “Tây hơn” vừa “Ta hơn” chúng ta!

Về ca sĩ Quỳnh Giao: cũng từ cái lò ban nhạc Tiếng Tơ Đồng với Mai Hương và Kim Tước, cùng dưới sự dẫn dắt của nhạc sĩ Hoàng Trọng, cũng một trường phái ca hát, một chất giọng bắt đầu từ Thái Thanh. Sau này ở hải ngoại, Mai Hương, Kim Tước và Quỳnh Giao tái lập Tiếng Tơ Đồng như là một biểu tượng.

Exotic tiếng Anh có nghĩa là “đẹp một cách kỳ lạ”! 😀

bến xuân xanh

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và vợ, ca sĩ Minh Trang.

a khúc thứ 6 trong chuỗi những điệu valse chào xuân, một ca khúc thật tuyệt vời của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, bài hát được xem như là điệu valse đẹp nhất của Tân nhạc Việt Nam. Những giai điệu của Dương Thiệu Tước, như nhạc sĩ Phạm Duy đã nói, là những giai điệu rất mượt mà sang trọng, chỉ có một người nghệ sĩ dòng dõi nhà quan mới viết lên được những melodies như thế này (nhạc sĩ Dương Thiệu Tước là cháu nội Dương Khuê – bác Dương thôi đã thôi rồi, nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta – Nguyễn Khuyến).

Bến xuân xanh - Thái Thanh 
Bến xuân xanh - Mai Hương 

Mời các bạn thưởng thức điệu valse thật mượt mà yêu đời của người nhạc sĩ rất đặc biệt này. Khi ông viết nhạc Tây, chúng ta có cảm giác như đang nghe như Chopin, Schumann. Khi ông viết nhạc ngũ cung, cả một khung trời Đường thi ngày xưa trở về hiển hiện.