từ nguyên: khai căn, luỹ thừa, giai thừa

ột chút về các thuật ngữ toán học cơ bản. Ví dụ: “khai căn – 开根“, khai là mở, căn là gốc, 2×2=4, 2 được xem là gốc của 4, 4×4=16, 4 được xem là gốc của 16. Trong tiếng Anh, từ “square root” cũng chính là mang ý này, “root” lấy nguồn từ tiếng Latin “radix”, bản thân từ này là chuyển ngữ của “jadhr” trong tiếng Ả-rập, và có lý do để nghĩ rằng tất cả đều quay về từ “gốc – căn – 根” trong Hán ngữ cổ!

Rất có thể là những người Ả-rập đã học từ nguồn Trung Quốc hay Ấn Độ cổ đại! Một ví dụ tiếp nữa là từ: “luỹ thừa – 累乘“, luỹ là nối tiếp nhau, thừa là phép nhân, nên “luỹ thừa” là phép nhân một số với chính nó, nhân lên nhiều lần. Cũng tương tự như vậy, “giai thừa – 阶乘“, giai ở đây là bậc thềm, nên giai thừa chính là nhân một số với những số nhỏ hơn nó, giảm dần về 1 như hình giảm từng bậc của một bậc thang!

từ nguyên: rán – chiên

hân sự thừa mứa thông tin thời đại ngày nay mà xuất hiện nhiều dạng “tin tặc”, hiểu theo nghĩa là những kẻ xào xáo thông tin với mục đích xấu! Không khó để nhận ra những cái “bài” mà chúng nó cứ lặp đi lặp lại mãi đến mức nhàm chán: nào là văn hoá đã bị Hán hoá quá nhiều (đưa ra vài ví dụ khác biệt từ ngữ Nam / Bắc)! Nhưng ở nơi khác, lại “kín đáo” ra vẻ rằng ta đây cũng rành Hán văn, cổ ngữ lắm nhé! Giả bộ thế thôi, vì thời bây giờ tra cứu, cắt, dán quá dễ mà, đến khi hỏi kỹ thì hoá ra chả biết gì, chữ nó còn chưa kịp dính vào người! Nào là phiên âm kiểu thuần Việt là nói tiếng bồi, nhưng hỏi kỹ vào tiếng Anh / Pháp thấy cũng kiểu rất võ vẽ, lơ mơ! Tất cả mục tiêu của chúng nó là kích động, kèn cựa, ghen ghét vùng miền vặt vãnh! Mở miệng là học vấn Tây, Tàu đủ cả, học nhiều biết rộng, đã thấy khắp cả thế giới rồi nhưng sao sự khác biệt rất cỏn con lại không chấp nhận được!?

Ví dụ như, có ý kiến “chiên” mới là thuần Việt, còn “rán” là vay mượn từ phương Bắc! Từ nguyên: chiên – – âm Hán Việt: tiên, nghĩa là rán – chiên (cá, trứng) mượn từ tiếng Hoa cận đại! Rán – – âm Hán Việt: nhiên – nghĩa là đốt cháy, cả 2 từ đều có bộ hoả (bốn chấm) bên dưới! Dù là “rán” hay “chiên” thì đều không thuần Việt, đều là mượn từ gốc Hán cả, nhưng “rán” mượn sớm, còn “chiên” thì mới độ một vài trăm năm trở lại! Ai không tin thì cứ dùng các kiểu từ điển tra xem có đúng không nhé! Nên vay mượn cũng là chuyện rất bình thường, nhất là thời đại ngày nay, luôn luôn, thường trực xuất hiện ngôn từ, cách thể hiện mới, nội dung mới; cứ lặt vặt mãi thế làm sao khai tâm để học cái gì mới cho được!? Nên mới nói, ngu dốt chưa phải là nguy hiểm, tâm địa bất chính, nhỏ nhen mới là nguy hiểm! Manh động ngôn từ, hoa ngôn xảo ngữ không đáng sợ, sự trống rỗng nội tâm mới đáng sợ!

từ nguyên: sinh tử quan đầu – 生死關頭

acebook nhắc ngày này hai năm trước… Từ nguyên: “sinh tử quan đầu – 生死关头” quan ở đây là cửa ải, sinh tử quan đầu tức là đang đứng ngay tại cửa ải sống chết, bước qua bên kia cửa chưa thấy ai về… Nguyễn Du: 生死關頭莫能度。勸君飲酒且為歡,西窗日落天將暮。 – Sinh tử quan đầu mạc năng độ. Khuyến quân ẩm tửu thả vi hoan, Tây song nhật lạc thiên tương mộ…

đức năng thắng số

m là em ghét chữ nghĩa, chủ trương “ý tại ngôn ngoại, đắc ý vong ngôn”, nhưng có nhiều loại chữ nghĩa tào lao, rỗng tuếch nên cứ phải nói. “Đức năng thắng số – 德能胜数” hiểu đơn giản là: đức độ có thể thắng được số mệnh. Chữ “năng” ở đây hiểu là “có thể, có khả năng”. Người đọc câu này không hiểu, nên bịa ra khái niệm “đức năng”, rồi bịa tiếp luôn khái niệm “số năng”…

Chúng là những khái niệm… không có thực, nghĩ rằng nó cũng tương tự như “điện năng”, “thế năng”, “động năng”, “công năng”… Cũng y hệt như vậy với câu: “Nhân định thắng thiên – 人定胜天“, không hề có cái gọi là “nhân định”. Chữ nghĩa mà cứ như thế này thì càng đi chỉ càng lầm lạc, hoang đường mà thôi! Em mà bóc lỗi sai trên báo chí thì em bóc từ năm này sang năm khác vẫn không hết! 🙁

chánh niệm

ể tưởng nhớ bậc thầy “chánh niệm”, chi Từ Hiếu, nhánh Liễu Quán, phái Lâm Tế, Thiền tông, Đại thừa… người vừa rời cõi tạm! Giờ ai cũng nhắc như vẹt “chánh niệm”, cái “chánh” áp cuối trong “Bát chánh đạo”.

Chữ “niệm” này, chiết tự ra, trên là chữ “kim” – – hiện tại, lúc này, dưới là chữ “tâm” – – tâm hồn, tâm trí. Nên “niệm” có phải là cái tâm của bản thân, ngay tại đây, ngay lúc này không!? Nói thì dễ, nhưng làm siêu khó… 😢

từ nguyên: ảo não

ừ nguyên: ảo não – 懊惱 – âm Hán Việt: áo não, chỉ tâm trạng buồn bực, rầu rĩ. Cuồn cuộn – 混混 – âm HV: cổn cổn, một âm khác là “cút” (không rõ du nhập vào Việt Nam tại thời điểm nào, có nghĩa là: lặn, biến đi). Lao đao, lảo đảo – 潦倒 – âm HV: lạo đảo. Rất nhiều lúc chợt nhận ra, hoá ra chữ Hán, tiếng Hoa thâm nhập vào ngôn ngữ Việt sâu đến như vậy, rất nhiều từ nghĩ chắc chắn là “thuần Việt” nhưng hoá ra là gốc Hán tự.

Chỉ đọc một bài Đăng cao – Đỗ Phủ là đã thấy mấy chữ rồi: Bất tận trường giang cổn cổn lai… Lạo đảo tân đình trọc tửu bôi. Cảm giác tiếng Việt như cái thùng rỗng, chỉ được cái kêu to thôi, chứ nội dung trống hoác, cái gì cũng phải đi vay, mượn! Về mặt ngôn ngữ học, có nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp, những từ đó thâm nhập lúc nào, bằng những cách thức nào? Vì thường văn viết không thể có ảnh hưởng đến văn ngôn nhiều đến như thế!

từ nguyên: tự do

ừ nguyên: Tự do – 自由 – Freedom, Liberty. Giải thích theo Hán ngữ thì tức là: “vì nguyên do tự thân”, “tự dàn xếp ổn thoả với các lý do nội tại”, “tự mình điều phối được suy nghĩ, hành động của bản thân”, hay nôm na nghĩa là “tự do mình mà ra”. Từ mang hàm nghĩa con người có được “tự do” khi có thể sống ổn thoả với chính bản thân mình, ngữ nghĩa hướng nội kiểu rất “duy tâm” nhé! 🙂

Giải nghĩa như thế hình như chẳng có liên hệ gì với “freedom – liberty” của phương Tây, những khái niệm mang hàm ý: con người thoát ra khỏi những ràng buộc của môi trường, của xã hội xung quanh. Một đằng chỉ liên hệ ngoại giới, ngoại thân, một đằng chỉ nội tình nội tại bên trong, nhưng bị cưỡng ép về cùng một nghĩa. Vậy lâu nay, các anh dùng từ “tự do” nhưng có thật sự hiểu nghĩa nó không?

từ nguyên: giả dụ, rút cuộc & sốt

ừ nguyên: giả dụ (假如, âm Hán Việt: giả như) & rút cuộc (如果, âm Hán Việt: như quả). Để ý hiện tượng một chữ “như” (âm Hán Việt) nhưng có đến hai cách đọc (dụ, rút), chứng tỏ từ ngữ du nhập vào VN tại nhiều thời điểm, thậm chí là từ nhiều nguồn (địa phương) khác nhau.

Sốt: (âm Hán Việt: thiêu) từ này nhiều người cho rằng bắt nguồn từ tiếng Pháp “chaud” có nghĩ là nóng, nhưng tôi lại cho rằng một từ rất cơ bản như thế không phải mượn từ Pháp ngữ muộn đến vậy! Dĩ nhiên, lần nữa cũng chỉ “ghi chú” như thế, không dài dòng giải thích!

từ nguyên: chủ tịch, chủ xị

hủ tịch, chủ xị (主席), “chủ tịch” là đọc theo âm HV, đọc theo âm Bắc Kinh hiện đại sẽ là “chủ xị”, nên “chủ tịch” hay “chủ xị” thì chỉ một từ, một nghĩa mà thôi. Du nhập vào VN tại những thời điểm khác nhau nên ý nghĩa ngữ dụng học (pragmatics) hơi khác nhau! “Tịch” là cái chiếu (Nguyễn Du: tịch mạt nhất nhân phát bán hoa – 席末一人髮半華), ngày xưa ở ngoài hội đồng làng, ai ngồi đầu chiếu tức là nhân vật quan trọng nhất vậy!

từ nguyên: cùn & quýt

ùn (, âm Hán Việt: độn): nghĩa là không sắc bén, cùn (dao), nghĩa thứ 2 là chậm chạp, ngu dốt (đần độn, trì độn). Quýt (, âm Hán Việt: quất), trong tiếng Việt, quýt và quất là 2 thứ quả khác nhau, tiếng Hoa chỉ có một chữ! Như vậy có hiện tượng một chữ nhưng có 2 cách đọc (âm cổ và âm mới), du nhập vào tiếng Việt tại những thời điểm khác nhau, và dùng để chỉ 2 thứ khác nhau, nhưng trong tiếng Hoa nguyên gốc chỉ có một chữ!