bạch mã – 1

Mô hình 3D Google Earth của khu vực Hải Vân – Bạch Mã: từ Đà Nẵng, đi theo lộ 1 – đường đỏ nét liền – đến quá Lăng Cô thì bắt đầu đi bộ lên đỉnh – đường đỏ nét đứt. Click vào ảnh để xem chi tiết.

Đầm Cầu Hai và cửa biển Tư Hiền xa xa, nhìn từ lưng chừng Bạch Mã


âu lắm rồi, năm 199x (không nhớ rõ), một nhóm bạn cũ ít gặp, những kỷ niệm lúc nhỏ trở về, một nhu cầu “reconnect & retreat” chợt xuất hiện… thế là một chuyến đi chơi không hẹn lại nên. Ngày 23 tháng chạp âm lịch, nhóm 5 người chúng tôi tổ chức một chuyến dã ngoại lên đỉnh Bạch Mã. Đây gần như là khu bảo tồn thật sự nguyên sinh duy nhất còn lại trên cả VN, và cái quyết định thất thường đi Bạch Mã vào một ngày giáp Tết đã cho phép chiêm ngưỡng nơi này vào mùa đẹp nhất trong năm. Tuy vậy đẹp nhất cũng đồng nghĩa là khó chịu nhất, cái lạnh và ẩm ướt gần như làm kiệt sức mọi thành viên.

Nếu xét riêng từng mặt thì đây không phải là một vùng quá ư đặc biệt, nhưng tính tổng hòa hệ sinh thái: núi, rừng, biển, đầm nước lợ ven biển, và sự đa dạng sinh học kỳ lạ thì nơi đây thật là một cảnh quang diễm lệ có một không hai. Tuy có đường nhựa cho xe chạy nhưng cả nhóm quyết định cuốc bộ, đi theo đường chính, thỉnh thoảng cắt rừng để thăm thú đó đây. Ngày đầu tiên nắng chang chang, lên cao thời tiết mát được thêm chút ít, và thảm thực vật cũng dần thay đổi theo. Đêm đầu tiên cả nhóm hạ trại trên đỉnh thác Đổ Quyên, một ngọn thác hùng vĩ cao hơn 400m, nước tuôn đổ xuống xuyên qua sương mù.

Từ một sườn núi nhìn về thác, có chiếc cầu nhỏ nối hai bờ, uốn hình vòng cung ôm ngọn thác vào giữa. Nhìn dòng nước này không thể không nghĩ đến Lý Bạch: Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên, Dao khan bộc bố quải tiền xuyên… Gọi là thác Đổ Quyên vì có loài hoa đổ quyên mọc đỏ đầy ven bờ, một loài hoa mang nét đẹp quý phái. Rồi những ngọn tùng xuất hiện, hàng trăm năm qua, chỉ có thời gian khắc tạc nên nhiều hình thù cổ quái, nhiều cây mọc bên bờ vực, vươn mình như muốn lao vào khoảng không mù mịt. Cảnh tượng thiên nhiên hoang sơ quả thật quyến rũ lòng người.

Phần lớn những bức ảnh chụp trong chuyến đi bị mất khi lội qua suối Đổ Quyên: chiếc máy ảnh buộc không chặt trôi theo dòng nước, máy thì vẫn lấy lại được, nhưng những khung hình đẹp nhất đã không còn nữa. Những hình ảnh chung chung như thế này không đủ để lột tả vẻ đẹp của rừng nguyên sinh Bạch Mã… những ngọn tùng, những khu rừng trúc mù mịt trong màn sương khói phủ. Về sau xem những trường đoạn trong phim Ngọa hổ tàng long, tôi tự nhủ những hình ảnh trong phim cũng không khác Bạch Mã là mấy, ấy vậy mà chưa có ai bỏ công khai thác kỳ quan Bạch Mã lên phim ảnh.

Càng lên cao, hệ động thực vật càng thay đổi. Từ 1500m trở lên, chúng tôi bắt gặp một cảnh quan ôn đới, những rừng cây khoác một màu áo đỏ hay vàng sáng rực cả không gian. Những cây dương xỉ thân gỗ cao như cây cau, những con giun đất (dài hơn 1m) bò qua lại trên nền rừng ẩm mục. Nhiều thế hệ học trò của kỹ sư lâm nghiệp Nguyễn Hữu Đính (thuộc lứa kỹ sư lâm nghiệp đầu tiên của VN do Pháp đào tạo – một người bạn của gia đình tôi) đã dày công bảo vệ vun xới nơi này, biến nó thành một công viên quốc gia thật sự, nơi nhiều loài thảo mộc, động vật quý hiếm có được không gian sống, được giới thiệu cho chúng ta biết đến. Những năm gần đây nghe nói loài hổ Đông Dương tưởng chừng đã tuyệt chủng đã bắt đầu xuất hiện trở lại ở vùng rừng Bạch Mã.

Đến cuối ngày thứ 2, tình hình thời tiết và sức khỏe đã không cho phép phần lớn thành viên của nhóm có thể xem đây là một chuyến du ngoạn được nữa. Chỉ có tôi là vẫn vừa đi vừa xuýt xoa trước cảnh tượng dọc đường. Trời chuyển bão cấp 9, nhiệt độ tụt xuống 8°C, sương mù dày đặc đến nỗi khó có thể thấy gì trước mặt quá 2, 3m. Mãi cho đến khi “đám tàn quân” đâm sầm vào một khối đen kịt lù lù bất chợt hiện ra trong sương mù thì mới phát hiện ra đó là tòa biệt thự cũ gần đỉnh núi (ảnh bên dưới). Chúng tôi nghĩ lại đêm thứ hai ở đây, đến mờ sáng hôm sau chỉ có tôi và một người nữa leo nốt 300m còn lại để đứng được trên nóc nhà Bạch Mã.

Cái câu nói không có hạnh phúc cuối con đường, chính con đường là hạnh phúc chưa bao giờ trở nên đúng đắn như thế 😬. Đứng trên Wuthering Height mù mịt trong sương, nghe gió gào thét và nghĩ đến những cảnh tượng kỳ vĩ hoành tráng trên đường đã đi qua. Riêng trong đám bạn tôi, có lẽ một vài người tìm được “hạnh phúc cuối con đường” trong một căn phòng (bây giờ là khách sạn), chiếc chăn bông dày cả tấc và bữa cơm nóng cứu đói được các nhân viên gác rừng ở đây hào phóng “ban phát”. Những kỷ niệm về chuyến đi ấy mãi còn lưu lại trong chúng tôi, những trò chuyện tranh luận quanh suốt hành trình, những người “nhất định phải đến”, những kẻ “nhất định phải về”, những người “về cũng tốt nhưng đi tốt hơn”, lại có người “đi cũng tốt nhưng về tốt hơn” 😀.

raketa – 24

ime, much obsession for time and timing lately! Just purchased this Soviet Raketa wrist watch from eBay (quite cheap the price)! First about Raketa: the brand name is famous among Soviet-built timepieces for its accuracy! Yes you know Russian clocks and watches, fews are pretty good, the rest are… phhhh! Raketa is said to achieve the accuracy of [-10, +30] secs per day.

That’s quite good if you know high-class Swiss timepieces have it at [-10, +10], only some best Swiss-made full-fill the requirements of a chronometer at [-4, +6] secs per day. Yet we’re mentioning mechanical watches, since modern quartz ones easily ensure the range [-2, +2]. Raketa’s movement (the internal clock mechanism) are widely acclaimed as well, though no Raketa pieces is known to be well-water-proof.

But the thing I love about this watch is neither its Soviet origin nor its accuracy reputation. Click to see an enlarged image, you would notice it’s a 24-hour system. One round of the minute hand equals 60 minutes, but one round of the hour hand equals 24 hours, so noon is at the 12nd position, and midnight at the opposite! Yet it takes some times to adjust your habit of time-watching. So why 24-hour? Is it so ambiguous with the AM/PM 12-hour system?

Well, for some who works underground (miners) or undersea (submariners), who works near the (north or south) poles (where days and nights are mostly the same), one works expanding over several timezones, they would prefer this watch. It’s surely suitable for programmers as well, since sometimes we could not differentiate days and nights! 😀

elektronika

Russian Elektronika clone

Nintendo Game & Watch original.

very sweet souvenir, a sudden reminiscence that happen to recall, my first computer game. Some day in the mid-80s, I’d got a gift, a Soviet built, hand-held device. I still remember the sound, the addictive feelings came with it! The game featured a wolf, a rabbit, likely to be seen in the Nu, pogodi! cartoon series (pronounced by us – little child as nupacachi). The game’s goal is trying to catch falling eggs, if an egg missed, it breaks and a chick is born. If 4 chicks are born, you lose! I played hundreds of games on this pad, then batteries ran out but can’t find anywhere replacement back then 😢.

Several years later, in the late-80s, these types of games became obsolete, then seen the Nintendo’s Famicom console widespread. Now I know it was a clone of Egg (a variant of Mickey Mouse), played on console manufactured by Nintendo. Although capable of building super computers, the Soviet Union was, at the time, in shortage of consumer goods, they choose to reverse engineer various Western products.

It’s very interesting to learn about separate branches of electronics and computer science in the USSR. They had distinctive type of computers, architectures, operating systems, programming languages… Some are even found nowadays quite bizarre like the trinary computers (as apposed to binary systems we’re extensively using). It should be noticed that the Russian had very successful specific-purpose models that offer superior power in narrow fields (such as ballistic computing). Areas in their separated genealogical branches of science and technology remain mysterious until today, some are covered in the book Computing in Russia, a highly-recommended reading!

Update, May, 13rd, 2009

It was kind of a very first and famous game, yet only ones at the time know about it, in the early and mid 80s. After searching a while, I found various simulators for playing the Game & Watch series, on Linux, on Windows and even on Mac. On the left is Flash version of the game, the Soviet variant named Nu, pogodi!, you can guess from Cyrillic letters above the screen. Enjoy!

văn cao – hải quân việt nam


ếu nhạc sĩ nói chung là những con người mơ mộng thì Văn Cao là con người mơ mộng siêu việt. Ông toàn mơ về những thứ mà mãi 60, 70 năm sau chúng ta mới bắt đầu có 😬! Có 5 bài hát được viết trong những năm 1944, 1945, trước Cách mạng tháng 8. Ngoài Tiến quân ca đã được chọn là quốc ca thì Bắc sơn là bài ca viết cho các đội du kích, Chiến sĩ Việt Nam là ca khúc cho các chiến sĩ bộ binh, Hải quân Việt NamKhông quân Việt Nam là hai bài hát cho hải quân và không quân.

Hải quân Việt Nam 
Không quân Việt Nam 

Quốc ca được viết khi tác giả Văn Cao chỉ mới nghe phong phanh về mặt trận Việt Minh, còn những bài ca cho hải, lục, không quân thì được viết khi bộ binh còn là những guerrilla bands, còn hải quân và không quân hoàn toàn chưa có một chiếc canô hay tàu lượn nào, chưa nói đến những máy bay hay tàu chiến hiện đại. Mãi gần 70 năm sau khi hai bài ca được viết, VN mới bắt đầu có cái có thể gọi là Hải quân.

Việc Nga bán cho VN 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo, cộng với những tàu chiến đã và đang được đóng tại xưởng Ba Son (theo hợp đồng chuyển giao công nghệ từ Nga) đã chính thức hoá những tin tức đồn thổi lâu nay về việc thành lập Hạm đội biển Đông bao gồm khoảng 30 chiến hạm tương đối hiện đại, 6 tàu ngầm (Kilo-class submarine là lớp tàu tiên tiến) và vài chục máy bay đời mới. Thảo nào dạo gần đây, đài báo nói về biên giới, Trường Sa, Hoàng Sa có vẻ rõ ràng mạnh bạo hẳn lên, có đâu cứ “giấm giúi” như trước mãi!