nhạc lộc thư viện

ừ thời Hán cho đến qua thời Tống, Nguyên, Minh… suốt khoảng 1500 năm, nơi có nhiều đầu sách nhất thế giới chính là… Trung Quốc! Từ các thư viện hoàng gia cho đến các thư viện tư nhân như Nhạc Lộc thư viện, họ có khoảng 6 ngàn đầu sách (tựa sách), nhiều hơn bất kỳ nơi đâu, dù là Baghdad, Varanasi hay Rome, thì cũng không có nhiều sách bằng! Viết bằng thứ chữ giun dế siêu phức tạp như thế, bao quát đủ mọi lĩnh vực, từ Sơn hải kinh, Thủy kinh chú, Cửu chương toán thuật, Hải đảo toán kinh, Võ bị chí, etc.. bao quát đủ mọi mặt kiến thức, trên thiên văn, dưới địa lý, từ tư duy trừu tượng cho đến các vấn đề xã hội… công phu, trình độ quả thực đáng nể! Các đoàn sứ thần VN sang TQ, sau khi nộp cống phẩm xong đều được “lại quả”, loại “quả” thường được yêu cầu (và đáp ứng) nhiều nhất chính là… sách! Mà chẳng riêng gì VN, các nước đương thời như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng thế: chẳng phải mọi phát minh tốt đẹp đều đến từ Trung Quốc đó sao, người Nhật Bản đương thời nói như vậy!

Mọi chuyện bắt đầu thay đổi khi kỹ thuật in ấn bắt đầu được phổ biến sang châu Âu! Chính vì kỹ thuật in có thể tạo ra được số lượng ấn phẩm lớn, đưa kiến thức đến với nhiều người hơn, nên dần dà, nó tạo thành một kiểu hiệu ứng đô-mi-nô, bắt đầu từ đó, châu Âu càng ngày càng đẻ ra thêm nhiều tựa sách, và bắt đầu vượt qua Trung Quốc. Số lượng đầu sách (tính trên tựa, không phải tính trên bản in) không còn ở mức số ngàn nữa mà bắt đầu tăng, đương nhiên khởi đầu chậm nhưng sau đó cứ nhanh dần theo cấp số nhân, bắt đầu đạt con số chục ngàn, trăm ngàn, rồi đến mức triệu… Quá trình này mất đến vài thế kỷ, dần dần đưa nhân loại bước vào “kỷ nguyên Ánh sáng”… Sang đến thế kỷ 21, ở cái xứ mọi rợ phương Nam kia cũng bày đặt nói chuyện sách, toàn những thứ như Thám tử Sherlock Holmes, Trở lại Eden, Những năm ảo tưởng, Cánh buồm đỏ thắm, .v.v… haiza, sách vở gì chúng nó!? 🙁

thuyền sắp đắm

rí nhớ, ký ức của “người già” ấy mà, đôi khi không thể nào lý giải cho tỏ tường được. Đây là một truyện rất hấp dẫn, khi còn nhỏ xíu mê truyện này lắm! Nhưng lớn lên rồi thì chẳng còn nhớ được mấy, thậm chí còn không nhớ tác giả là ai! Mấy lần cố ý lần mò các hàng sách cũ tìm lại, nhưng chả có cách nào tìm được!

Mà trên internet thì những truyện như thế này không có đâu, thật đúng là mò kim đáy bể! Ấy thế mà nay tìm được, chẳng phải người hoài cổ gì, đôi khi còn cố tình quên quá khứ, nhưng có nhiều cái đọc rồi không quên! Và cái tên Bùi Đức Ái thực ra là một bút danh khác của nhà văn Anh Đức, tác giả tiểu thuyết Hòn Đất! ❤️

minh kính

Bồ đề bản vô thụ, Minh kính diệc phi đài…
菩提本無樹,明鏡亦非臺。。。

iểu theo một nghĩa nào đó, sách là một tấm gương, người ta đọc sách chẳng qua là một hình thức tự phản chiếu tâm hồn mình! Cách nói: “một tấm gương để noi theo” là sai hoàn toàn về ngữ nghĩa, vì khi soi gương, người ta chỉ thấy chính mình trong đó mà thôi! Có nhiều người cũng có đọc, có soi đấy, nhưng không có sự vận động, biến đổi nội tâm, rút cuộc cũng chỉ trở thành một dạng máy photocopy! Nếu hiểu theo nghĩa đó, soi một tấm gương xấu, gương méo có thể gây ảo giác, loạn thị, loạn thần! Và khoe nhà có hàng ngàn cuốn sách cũng giống như kiểu nói rằng: tôi đẹp là vì trong nhà có hàng ngàn cái gương vậy!

Thực chất, bạn chỉ cần 1, 2 cái mà thôi, có khi chả cần cái nào! Ấy nhưng thời buổi tiêu dùng, chúng nó cố gắng bơm vào đầu bạn cái suy nghĩ rằng mua càng nhiều gương càng tốt! Đã có rất nhiều người mua thật nhiều gương và sau đó tìm cách… chịu đựng nó, tìm cách vẽ ra vô số khuôn mặt biến ảo và phản chiếu lấp lánh trong đó! Đến lúc chịu đựng hết nổi rồi thì sẽ biết là… đập mịa nó gương đi sẽ tốt hơn, nhất là tình trạng hàm lởm, hàng chợ, hàng độc hại, nhảm nhí tràn lan như hiện nay! Ảnh: đến tận giờ tôi vẫn đọc, chủ yếu là trên Kindle cho đỡ hại mắt, và mỗi năm chỉ đọc 1, 2 cuốn thôi, không nhiều hơn!

thời xa vắng

âu lắm rồi mới cầm lại cuốn sách này, tác giả của nó vừa mới ra đi hôm qua. Phải lật cẩn thận, vì sách đã rất cũ, cuốn này xuất bản năm 1986, giấy vừa đen vừa xấu, các trang sách như muốn rời vụn ra từng mảnh. Nói chung, sức đọc của em khá là lớn, và cũng từng thích đọc rất nhiều thể loại khác nhau, nhưng giờ có tuổi chút rồi, ai mà nói đến chuyện “đọc sách” là em cứ “chửi phủ đầu” cái đã 😃 mọi người thông cảm…

Nói cho ngay, sách vở không phải là thứ gì “tốt đẹp”!!! Em đã từng chứng kiến vô số người “tẩu hoả nhập ma” vì sách, huyên thuyên một mớ từ ngữ tào lao, vô nghĩa, sáo rỗng mà lại cứ cho rằng mình hay. Ở một khía cạnh khác, tất cả những thứ thuộc về thức ăn tinh thần, âm nhạc, sách vở, etc… là chuyện rất cá nhân, người ta lẳng lặng đọc, lẳng lặng nghe, éo có cái học thức nào oang oang như “bolero” và ầm ĩ như mạng xã hội!

timur và đồng đội

imur và đồng đội, tác phẩm ưa thích lúc còn là một cậu bé… tiểu thuyết khởi thảo năm 1939 và phát hành năm 1940, thật trùng hợp là ngay trước thềm chiến tranh thế giới lần 2. Một “hội kín” của những cậu bé 13, 14 tuổi, chuyên làm những việc tốt trong vùng, giúp đỡ người già, người khốn khó, đấu tranh chống lại các phần tử lưu manh. Dần dà hình thành nên một “tổ chức”, tổng hành dinh (Stavka – nghĩa đen là “cái lều”, “hành” (di động) dinh”, sở chỉ huy trong các chiến dịch quân sự) đặt trên một cái gác xép, có hệ thống quan sát và đường dây điện thoại tự thiết kế riêng để huy động, điều phối lực lượng lúc cần!

Truyện phát hành dưới dạng kịch nói qua sóng radio, tinh thần của nó đã góp phần huy động hàng triệu thiếu niên nhỏ tuổi tham gia các công việc có ích trong vùng, để người lớn nhập ngũ chống Phát – xít. Có thể một số người cho rằng văn học Xô – viết có phần giáo điều, những tôi lại thấy khác. Qua cuốn sách này để hiểu thêm về văn hoá và tâm hồn Nga, hiểu tại sao một đất nước chỉ có 85 đàn ông trên 100 phụ nữ, vì đàn ông họ làm quá nhiều việc khó khăn, điên rồ, liều lĩnh! Không như ở cái xứ Vịt kia, dư dôi ra đến gần 115 đàn ông trên 100 phụ nữ, suốt ngày chỉ có ăn nhậu, bolero và làm mấy cái trò lưu manh lặt vặt! 😢

tuổi thơ dữ dội

ó chút thời gian để đọc lại cuốn này: Tuổi thơ dữ dội – Phùng Quán, lần trước đọc đã cách hơn 10 năm ở một quán cafe Sách khá đẹp! Tiếc là không được đọc cuốn này từ nhỏ. Đọc, nhưng sao cứ cảm thấy những chuyện trong đó nghe cứ như ai đó đã kể rồi, đọc xong thì hiểu ra rằng, họ chính là lặp lại những gì đã đọc trong sách này!

Chính vì những gì mô tả trong sách là dựa trên những sự kiện lịch sử có thật đã từng xảy ra và vẫn được lưu truyền theo kiểu “văn hoá dân gian” đến tận ngày nay, những hoạt động của các cậu bé “Vệ út” 13, 14 tuổi trong thành phần Trung đoàn Trần Cao Vân (sau là trung đoàn 101, sư đoàn 325), mặt trận Trị Thiên những ngày đầu chống Pháp!

treasure island

uốn tiểu thuyết mê ly thời còn nhỏ xíu, tôi đọc bản NXB Văn học, 1987, nhưng thực ra đây là tái bản của bản 1944 – Vũ Ngọc Phan – Tự lực văn đoàn, nên tiếp cận văn hoá phương Tây ở VN là khá sớm, có lẽ từ thời Đông kinh Nghĩa thục. Khi nhỏ đã đọc cả trăm truyện thế này, nhưng hay nhất là “Bí mật đảo Lincoln” của Jules Verne! Cuốn sách này chứa đầy ắp đủ loại kiến thức về thiên văn, địa lý, vật lý, khoa học tự nhiên! Rất nhiều thứ, từ cách xác định góc phương vị (azimuth) của mặt trời để đo kinh vĩ.

Chả cần phải học hoá cấp 2 cũng biết được thuỷ phân dầu tạo ra xà phòng và glycerine, chả cần học hoá cấp 3 cũng hiểu quy trình Bessemer để luyện gang thành thép… Spoiler: không khó để nhận ra trong bản dịch này nhiều lỗi chuyên môn về địa lý, hằng hải và nhiều kiến thức tổng quát! Vì thực ra các cụ thời đó cũng không có biết nhiều lắm đâu! Nhưng nói cho đúng, nó vẫn tốt hơn các bản dịch hiện tại, sách vở bây giờ hành văn căn bản còn chưa nên thân, câu cú lộn xộn cứ như “cơm sống”!

ngọn đèn dầu lạc

hớ lại quãng thời gian 5 ~7 tuổi, thành phố áp dụng quy định “2 đỏ 1 cúp”, rồi “3 đỏ 1 cúp”, tức là cứ 2 ngày có điện thì 1 ngày cúp điện, cái thời đó nó như thế, điện sản xuất ra không đủ, nên cứ loanh quanh vài ngày lại cúp điện một ngày! Nhưng mà ít ra, về danh nghĩa, là tôi đã lớn lên trong một thành phố “có điện”. Lên ĐH, vô SG, vẫn thỉnh thoảng bị hỏi: Đà Nẵng có điện chưa!? 😃 Khi nhỏ, lâu lâu lại về quê sống với ông bà 4, 5 ngày, nơi đó toàn xài đèn dầu thôi, chưa có điện đâu, những chiếc đèn thuỷ tinh thắp bằng dầu hoả! Trong góc nhà vẫn còn lưu lại ký ức của một thời còn xa xôi hơi nữa, những chiếc đèn dầu lạc (đốt bằng dầu ép từ đậu phụng), không biết ở đây có ai còn thực sự biết cái đèn dầu lạc nó trông thế nào? Cứ như thế, ông bà tôi sống cả đời mà chưa từng biết ánh điện là gì!

Kể câu chuyện lạc hậu như thế, nhưng ở đây muốn nhấn mạnh một mặt khác, điều tôi nhận ra được những ngày giãn cách xã hội! Vì không có điện nên tầm 6h chiều là đã ăn tối xong rồi, loanh quanh 7, 8h là đã đi ngủ! 3h sáng mấy người già đã dậy pha trà, mấy người trẻ còn ngủ nướng thêm chút, đến tầm 4h30 là tất cả đã ra đồng. Công việc làm nông quanh năm vất vả, đến tối về, ăn cơm xong, lại leo lên phản, 2 chân xoa xoa đập đập mấy cái cho sạch đất cát, thế là lại lăn ra ngủ rất ngon, không phải quan tâm Facebook hôm nay có tin gì nóng sốt, thoả mãn hay không! Chính vì không quan tâm chuyện thiên hạ, nên không “vong bản”, không đánh mất chính mình! Ngồi suy nghĩ mông lung, phải chăng đến một lúc nào đó, con người trở lại sống xanh, sống sạch, thì lại giống y như thời ông bà lúc đó!?

whaler

ột chút lịch sử hàng hải phương Tây, nghề đánh bắt cá voi, loại sinh vật khổng lồ nặng đến vài chục (thậm chí cả trăm) tấn, loài mà ngư dân VN kính ngưỡng và thờ phụng, gọi là “Ông”, còn bọn Tây thì xem đó như những thùng dầu khổng lồ di động. Trong ảnh là Charles W. Morgan, con tàu 350 tấn, giờ là một phần của bảo tàng Mystic Seaport. Ai từng đọc Moby-Dick – Herman Melville, một trong những cuốn tiểu thuyết mà tôi say mê lúc nhỏ, sẽ không lạ gì những chuyện thế này! Một chuyến săn cá voi có thể kéo dài vài tháng, hay vài năm, nhiều tàu đánh cá voi đi vòng quanh thế giới, đi theo mùa và theo những đàn cá.

Thuỷ thủ trực trên cột buồm để tìm “tia nước cá voi”, luồng khí & nước vọt lên trời khi cá thở. Phát hiện ra, vài chiếc xuồng con được hạ thuỷ từ tàu mẹ, bắt đầu truy đuổi! Các tay chèo đuổi theo con cá, người đứng mũi, nhân vật xuất sắc nhất, lãnh nhiệm vụ phóng lao! Cá trúng lao sẽ kéo vài chiếc xuồng chạy băng băng trên mặt biển cho đến khi kiệt sức! Cũng có khi cá lặn xuống vài trăm mét, phải liên tục xả dây, nếu không sẽ kéo chiếc xuồng xuống biển! Toàn bộ quá trình siêu nguy hiểm, chỉ cần cá quẫy đuôi trúng là xuồng tan tành! Cuộc chiến đấu với cá voi là một đề tài “lãng mạn” trong văn hoá Anh, Mỹ.

Đương nhiên, theo quan điểm hiện đại, điều đó không được “đúng đắn & nhân văn” cho lắm, nhưng chỉ khác với con rồng trong thần thoại là không thể phun lửa thôi, chứ cá voi là loại động vật to lớn nhất lịch sử tự nhiên, lớn hơn cả những loại khủng long to nhất, chúng có thể nặng đến 170 tấn! Cá đánh bắt về được xẻ thịt, lò than trên tàu sẽ biến mỡ cá voi thành những thùng dầu! Chiếc Charles W. Morgan trở về cảng năm 1845 sau 3 năm đi biển, đem về 2,400 thùng dầu! Dầu cá thường dùng làm dầu thắp đèn (lửa sáng mà không có mùi), làm nến! Dầu cá voi là loại bôi trơn cho máy móc của Kỷ nguyên Công nghiệp hoá.

Dầu cá được dùng làm margarine, loại thực phẩm thay thế bơ. Dầu cá là nguyên liệu vô cùng quan trọng trong Chiến tranh thế giới lần 1 & 2, nó được thuỷ phân thành xà phòng và glycerine, mà glycerine là nguyên liệu chính tạo nên các loại thuốc súng không khói & thuốc nổ! Đánh cá voi từng là một ngành công nghiệp lớn và một phần quan trọng của văn hoá phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Mãi cho đến những năm 198x, thoả thuận cấm đánh bắt cá voi mới có hiệu lực trên phạm vi toàn cầu, vì dầu cá đã được thay thế bằng các sản phẩm dầu mỏ! Trước đó, con người giết cả vài chục ngàn con cá voi mỗi năm để lấy dầu!

anh phải sống

âu chuyện cảm động, có cảm giác rằng, vị Bác sĩ, tác giả bài báo đang truyền đi một thông điệp: sức mạnh tinh thần, nghị lực sống mới là điều quan trọng, những ai than vãn, oán trách, yếu mềm thì “đi” hết – hard fact… Theo một nghĩa rộng hơn, lúc tại “sinh tử quan đầu – 生死關頭“, chính cái ý chí hướng thiện mới là sự cứu rỗi cho linh hồn con người…

thanhnien.vn – Vợ mất, bệnh nhân COVID-19 hồi phục kỳ diệu nhờ quyết tâm phải sống vì 3 đứa con nhỏ