lý tử thất

Rồi một hai ba năm, Danh thành, anh trở lại. Với em, anh chăn tằm, Với em, anh dệt vải. Anh và em sẽ sống, Trong một mái nhà tranh. Lấy trúc thưa làm cổng, Lấy tơ liễu làm mành… (Nguyễn Bính)

bạc tần hoài

Thuyền mơ trong khúc Nam Ai, đàn khuya vẳng trên sông dài, ai luyến, ai tiếc khúc ca Tần Hoài… Bao kiếp giang hồ, ly biệt thường tình… (Đêm tàn bến Ngự – Dương Thiệu Tước). “Khúc ca Tần Hoài” nhắc đến trong bài hát là khúc ca nào?

Yên lung hàn thuỷ nguyệt lung sa,
Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia.
Thương nữ bất tri vong quốc hận,
Cách giang do xướng Hậu đình hoa.
Khói mờ sóng lạnh bãi trăng trong,
Đêm đậu bến Tần quán rượu đông.
Thương nữ không hay sầu nước mất,
Hậu đình hoa hát vọng sang sông.

Ấy chính là gợi nhớ lại bài thơ “Bạc Tần Hoài” – Đỗ Mục đã có nhắc đến về trước… 🙂 Giờ đây, phim ảnh Trung Quốc bắt đầu đưa Tần Hoài trở lại, xem 4, 5 phim đều thấy có cảnh này, còn ở Việt Nam người ta đã quên mất từ lâu, chỉ có họ Dương kia là còn nhớ!

杜牧 – 泊秦淮

烟籠寒水月籠沙
夜泊秦淮近酒家
商女不知亡國恨
隔江猶唱後庭花

v put

Another beautiful rendition of the famous Soviet song that have been posted several times on my blog: В путь, Let’s go! There’re also Chinese, Vietnamese, DPRK and many other versions that could be found on youtube!

tặng thiếu niên

Tặng thiếu niên – Ôn Đình Quân – Giang hải tương phùng khách hận đa, Thu phong diệp há Động Đình ba. Tửu hàm dạ biệt Hoài Âm thị, Nguyệt chiếu cao lâu nhất khúc ca!

溫庭筠 – 贈少年

江海相逢客恨多
秋風葉下洞庭波
酒酣夜別淮陰市
月照高樓一曲歌

thủ không thuyền

Khứ lai giang khẩu thủ không thuyền, Nhiễu thuyền nguyệt minh giang thuỷ hàn, Dạ thâm hốt mộng thiếu niên sự, Mộng đề trang lệ hồng lan can… – Thuyền không đậu bến mặc ai, Quanh thuyền trăng dãi, nước trôi lạnh lùng. Đêm khuya chợt nhớ tuần tuổi trẻ, Lệ trong mơ, hoen vẻ phấn son…

白居易 – 琵琶行

去來江口守空船
繞船明月江水寒
夜深忽夢少年事
夢啼妝淚紅闌干

bạc thuyền qua châu

Khai bút đầu xuân – Bạc thuyền Qua châu – Vương An Thạch. Đường thi, Tống từ, Nguyên khúc… tốt nhất cứ đọc nguyên văn chữ Hán, tiếng Việt chỉ mang tính tham khảo, dịch ra rồi, chẳng còn mùi vị gì!

Kinh Khẩu Qua Châu nhất thuỷ gian,
Chung San chỉ cách sổ trùng san.
Xuân phong hựu lục Giang Nam ngạn,
Minh nguyệt hà thời chiếu ngã hoàn?
Qua Châu, Kinh Khẩu một sông,
Chung Nam cách núi mấy trùng trơ vơ.
Giang Nam xuân lại xanh bờ,
Đường về nào biết bao giờ trăng soi?

王安石 – 泊船瓜洲

京口瓜洲一水間
鍾山只隔數重山
春風又綠江南岸
明月何時照我還

early bird

Sáng hôm đó dậy thật sớm, lang thang ở vùng vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan… thật là phong cảnh hữu tình, trời mấy hôm đó cũng thật tuyệt! Phải đi sâu vào phía trong thì mới hiểu tại sao đầm Ô Loan từ xưa đã được gọi là danh thắng, chứ đứng ngoài QL1 sẽ không thấy được gì! Loay hoay cả thời gian dài, không quyết định được nên làm con chim dậy sớm (early bird 🦜) hay là nên làm con sâu dậy muộn (sleeping worm 🐛)… 🙂

nhạc kinh

Lễ Kinh viết rằng: hàng năm, chư hầu phải triều cống thiên tử, và mỗi 5 năm một lần, thiên tử phải đi tuần thú thiên hạ, chỉ với mục đích duy nhất là lắng nghe dân ca, dân nhạc các vùng miền, để đoán biết lòng dân, phong vận, văn hoá thế nào… tiếc rằng trong 6 bộ kinh, Nhạc Kinh đã thất truyền, chỉ còn Ngũ Kinh nên chỉ còn biết như thế!

Lại tương truyền rằng Khổng Tử chu du thiên hạ, đến Giao Châu, thấy nhà nhà, người người mở loa kẹo kéo, hú hét như khỉ vượn, quá kinh hãi, vất cả đàn, kiếm mà chạy một mạch về Khúc Phụ, than ngắn thở dài mà nói rằng: đạo ta tàn rồi! Từ đó về sau đóng cửa không ra ngoài, chỉ chuyên chú san định kinh sách cho đến khi qua đời! 😢

cẩu thả

Từ nguyên, cẩu thả – 狗且, trong tiếng Việt thường hiểu “cầu thả” là: không cẩn thận, lộn xộn, tắc trách, nhưng nghĩa gốc của nó lại hoàn toàn khác, và rất thô tục nên từ điển chính thống cũng không ghi nhận. “Cẩu” là chó thì đã dễ hiểu, còn “thả”, mười mấy năm trước, An Chi đã giải thích, chính là chữ tượng hình, chỉ “nam tính sinh thực khí”, cứ nhìn hình dạng của chữ là rõ. Như thế, “cẩu thả” không phải là làm việc lộn xộn, mà chính là chỉ hành vi nam-nữ tính-giao bất-chính, nghĩa hiện dùng chỉ là phái-sinh về sau.

George Ivanovich Gurdjieff

Gurdjieff không phải là nhạc sĩ, ông chỉ tìm cách miêu tả lại những gì đã nghe được tại Caucasian, ở quê hương ông, Armenia, lúc đó là một phần của đế chế Nga, với sự giúp đỡ của một học trò là nhạc sĩ, Thomas De Hartmann. Mấy chục tác phẩm nhỏ, dưới dạng những “chants” – tụng ca, những đoạn ca nhỏ mang tính chất cầu nguyện, ca vũ tôn giáo, những tiểu khúc cho piano rất kỳ lạ, huyền bí và đầy cảm hứng!