dịch – 5

hái tử kế vị – crown prince… dịch sai bét nhè, đã là “thái tử” thì tức là “sẽ kế vị” rồi, dùng thừa một chữ, nói là thừa, những thực ra là không hiểu gì! “Bảo vệ tên lửa đạn đạo tầm cao” cái này, em đoán là dịch từ cụm từ: “high level of ballistic protection”… cái chữ “đạn đạo – đường đi của viên đạn” là áp dụng cho tất cả các loại đạn, kể cả đạn súng trường, chả có liên quan gì đến tên lửa!

Nên nói không phải chứ từ lúc học xong ra đi làm vài năm, là em đã có cái nghi vấn: phần lớn người Việt không có khả năng suy nghĩ một vấn đề cỏn con cho nó đúng đắn, nếu không sai về logic thì cũng méo mó về về lợi ích hay những lý do tào lao khác! Thế nên dẫn đến toàn bộ các quy trình, phần mềm, sản phẩm CNTT giống như kiểu tấu hài! “Tâm” không đúng thì không có cái gì đúng được! 😢

dịch – 4

uá 00:30 sáng, mất ngủ, vẫn còn lang thang trên net đọc Wikipedia, mục “Thái tử Charles” bỗng dưng được hiện tiêu đề “King of England”, là đã thấy… không đúng, suy luận logic một chút, chỉ mất mấy giây là biết ngay chuyện gì đã xảy ra. Công nhận, truyền thông phương Tây, qua vô số dịp, đã cho thấy là hoạt động vô cùng hiệu quả!

Haiza, báo với chả chí, cho thấy một kiểu tiếng Việt có lẽ chỉ gặp ở loại thiểu năng hay trì độn! Khả năng tư duy ở mức viết ra một câu, một cụm từ còn chưa thông suốt, ấy thế mà bất kỳ thứ “hỗ lốn” nào trông có vẻ “chữ nghĩa” là cũng vơ về, ra dáng ta đây “tri thức” và “triết học” lắm! Bởi mới nói vì trống rỗng nên ai đưa cái gì cũng tin, ai nói gì cũng đúng!

dịch – 3

ứ lướt qua báo chí là thấy lỗi dịch, lúc nào, chỗ nào cũng thấy! Dịch thô từ tiếng Anh sang, chất lượng ngang ngửa cỡ Google translate, đọc câu tiếng Việt trúc trắc, thô vụng, tối nghĩa vậy mà cũng chịu được, tiếng mẹ đẻ còn như thế, bảo sao… Một vài ví dụ, ảnh 1: “stakes” phải dịch là phần thưởng, chứ không phải cổ phần! Ảnh 2: “từng tài trợ cho cuộc chiến của Napoleon”, ngân hàng Anh sao lại tài trợ cho Napoleon(!?) đọc là biết không hiểu về lịch sử, “Napoleonic war” tức là cuộc chiến chống Napoleon, cũng như “Vietnam war” tức là “Kháng chiến chống Mỹ” vậy! 😀

“Naval architect”, nếu dịch từng chữ một thì đúng là kiến trúc hải quân, nhưng không một ai hiểu như thế, phải hiểu đúng là: kiến trúc hàng hải, kiến trúc tàu bè! Tại sao lại vậy: em tra từ điển rồi mà, naval – navy đích thị là hải quân mà?! Bởi ngôn ngữ nó phức tạp là như thế, phải dùng nhiều, dùng lâu mới hiểu được, naval tiếng Anh đúng là hải quân, nhưng tiếng Pháp thì lại có nghĩa là tàu bè, mà từ này là phải hiểu nghĩa gốc từ tiếng Pháp, bởi mối giao thoa Anh – Pháp trong lịch sử hàng hải nói riêng và lịch sử ngôn ngữ vùng miền nói chung cũng có rất nhiều khúc mắc, dây mơ rễ má! 😀

dịch – 2

ảnh rỗi lại lảm nhảm chuyện U-cà… quả đạn pháo mới tinh của Ukr bị xịt không nổ, còn chưa kịp sơn, chắc là vừa từ nhà máy sản xuất ra, sơn làm gì khi không có nhu cầu lưu trữ dài hạn, vì sẽ được dùng ngay sau đó!? Tình huống tương tự như ở trận Stalingrad, WW2, Liên Xô cũng đã dùng những chiếc xe tăng… không sơn vừa lấy từ nhà máy ra, sơn làm gì khi mà chưa chắc chiếc tăng sống sót qua được hết ngày hôm đó!? 🙂

Báo chí VN đa phần vẫn thế, trình tiếng Anh vẫn kiểu… “bồi”, dịch sang tiếng Việt y như nấu cơm sống, không thể nuốt nổi! Một vài ví dụ: “đường liên lạc – contact line” cái này phải hiểu là đường tiếp xúc, ranh giới tạm thời giữa 2 bên, chả có liên lạc nào ở đây! “Có thời gian đào chiến hào” – tiếng Anh là “dig-in”, nghĩa thô nguyên thuỷ đúng là đào chiến hào, nhưng chẳng ai hiểu như thế, phải hiểu là củng cố, tăng cường tuyến phòng thủ!

dịch – 1

a nói ngày xưa Hán-tự, chữ nghĩa khó khăn, điều kiện học không có, không giỏi thì cũng chả phải chuyện lạ! Nhưng ngày nay, tiếng Anh dễ hơn nhiều, tư liệu học tập vô tận, mà rồi cũng y như thế! Nên chỉ có thể trách bản thân hời hợt, không có “công phu” gì thôi! Đọc văn bản tiếng Việt nào mà giọng văn kiểu ngọng líu ngọng lo là em không đọc tiếp! Nó nhiều nhan nhản, đến mức lâu lắm rồi em không buồn nói, mấy hôm phải buổi nóng trời, ngứa mồm, đưa một vài ví dụ. Chú thích cho mấy cái ảnh dưới:

1. Fighter, vừa có nghĩa là chiến binh, vừa có nghĩa là phi cơ tiêm kích, cái này chắc là do người dịch, chứ dịch tự động như Google translate chắc chắn thông minh hơn.

2. Rocket-propelled grenade, dấu ‘-‘ rất quan trọng, là “lựu đạn phóng bởi tên lửa”, chứ không phải “lựu đạn phóng tên lửa”, đảo ngược chủ thể! Nôm na chính là B40, B41, etc…

3. “Khí động học kiểu vịt”: cái này thì phải có công phu “đoán mò” rất siêu mới lần ra được, dịch từ cụm từ “aerodynamic canard-wing”. Chữ “canard” nguyên gốc từ tiếng Pháp, nghĩa là con “vịt thịt” (vịt làm thức ăn, nghĩa phái sinh chính là: “tin vịt, tin ba láp”), nghĩa trong ngành hàng không là cánh phụ, nhỏ của vật thể bay! Vì không hiểu nên người dịch đã phát minh ra một ngành học hoàn toàn mới: Khí động học kiểu vịt! Haiza, báo với chả chí, đúng nghĩa là vịt! Rồi lại như Aziz Nesin: tại cái xứ sở nhiều ruồi quá! 😅