25 năm sau

ai mươi lăm năm sau, trên một cái máy tính có 16 GB RAM chứ không phải chỉ vẻn vẹn… 4 MB như hồi đó! Cái thời còn chạy Win 3.1.1, rồi sau nữa là Win 95, Win 97, Win ME, Win NT, etc… Mới trước đó chỉ độ vài năm thì thậm chí, máy tính… không nhất thiết cần phải có ổ cứng mới chạy được, chỉ cần đúng một cái đĩa mềm để khởi động hệ điều hành MS-DOS 5.0 rồi chạy Turbo-Pascal hay Borland-C để học lập trình!

Làm phép tính nhẩm để kiểm chứng định luật Moore, định luật nói rằng: mật độ transistor tăng gấp đôi sau mỗi 2 năm, tổng thời gian là cỡ 24 năm, tức là RAM phải tăng ước chừng khoảng 2 ^ (24 / 2) = 4096 lần, tính ra thì thấy đúng chính xác là như vậy, 4 MB x 4096 = 16 GB (!!!) Có quá nhiều thứ đã đổi thay, nhưng vẫn có một số thứ hoài không thay đổi, cái này ai trãi qua rồi mới cảm thấy có chút… hoài niệm!

screensaver

hớ lại những năm ĐH, có những lúc chả học hành gì, suốt ngày chăm chăm đi viết screen-saver! Giải thích chút về screen-saver, ngày xưa màn hình phổ biến là CRT, nếu hiển thị một điểm ảnh thời gian lâu sẽ bị “lưu vết”, đến khi tắt màn hình, hay thể hiện nội dung mới, nhưng nội dung cũ vẫn còn lưu lại mờ mờ ở đó! Nhằm tránh cho các điểm ảnh của màn hình hiển thị duy nhất một giá trị trong thời gian quá lâu, người ta đẻ ra cái gọi là screen – saver, để “save – cứu” cái màn hình đó!

Thế là chả học hành gì, chỉ chăm chăm đi viết screen-saver, là một file SCR (thực chất là một file exe) viết bằng Visual C++, trực tiếp với Win API hay dùng MFC. Chủ yếu là các dạng đồ hoạ fractal, vẽ cây, vẽ lá, vẽ hoa, vẽ tuyết, rồi các dạng kaleidoscope, và rất nhiều những dạng đồ hoạ biến ảo khác! Tự viết dễ có hơn 20 cái screen-saver, viết rồi cho nó chạy, ngồi dòm màn hình mà… “tự ngưỡng mộ mình”, cứ như thằng khùng vậy! Nhưng đằng sau đó cũng học được khá nhiều… Toán! 🙂

penpower

ơn 25 năm trước, một lần đi hội chợ tin học mua được cái này, bút nhập chữ Hoa PenPower với đế cảm ứng 2×1.5 inch! Thế là tiếp tục học chữ với thiết bị này, yêu thích vô cùng, về sau xài nhiều, hỏng mất không dùng được nữa! Thời đó xem như hiện đại lắm, nếu so với cùng thời e là hơn xa iPad + Apple Pencil bây giờ! Thứ tự nét bút rất quan trọng, vì đây là 1 kiểu nhận dạng online (chữ “online” này hiểu trong ngữ cảnh bộ môn Nhận dạng & Xử lý ảnh), không phải đọc ảnh tĩnh, viết đúng thứ tự nét thì nhận rất chính xác! Lý do rất thích cái cảm ứng là vì không như các bạn gốc Hoa cùng lớp, chuyên nhập chữ Hán trên bàn phím máy tính tiêu chuẩn bằng phương pháp Thương Hiệt!

Mà cái Thương Hiệt thâu nhập pháp ấy khó quá, tôi học mãi vẫn không nắm được “yếu quyết” (cũng một phần vì phương pháp này không thật sự chính xác, siêu rắc rối và nhập nhằng), mà nhập liệu bằng bút viết nó trực quan hơn nhiều! Nên nhớ rằng thời đó cách đây hơn 25 năm, mà TQ đã tự làm ra những sản phẩm tin học như thế! Còn ở Việt Nam đương thời chỉ mỗi cái bảng mã Unicode tổ hợp hay dựng sẵn mà cãi nhau kịch liệt nhiều năm trời, không ai chịu ai, không quyết được. Đến tận giờ trên điện thoại thông minh với màn hình cảm ứng, giới trẻ TQ vẫn thích gõ phím thông qua “Bính âm” cho nhanh lẹ, nhưng giới già thì vẫn thích múa ngón tay, vẽ chữ để trả lời tin nhắn SMS!

live text

ừ WWDC năm ngoái là đã bắt đầu có, trên các máy Mac + OS đời mới mới. Cứ nhấp chuột vào trong bức ảnh và copy… text ra, và dù tránh nói thẳng ra, nhưng Apple sau khi đọc toàn bộ các văn bản của bạn, thì bắt đầu lục lọi các tấm ảnh và hiểu hầu hết chữ trong đó. Làm thử nghiệm với chữ Hán trong ảnh do chính mình viết, nhận không sai chữ nào!

Mà chữ Hán mình viết tay không phải là chuẩn lắm, lại viết trên hình nền rất không rõ ràng, đến người đọc còn khó nhận ra nữa là! Đúng nghĩa kinh hoàng… cứ “tap” vào ảnh và “copy” chữ ra thôi, copy ra và paste vào một cái editor để kiểm tra lại, chả sai chữ nào! Đương nhiên để có “AI” ngày hôm nay thì mọi việc đã bắt đầu từ hơn 50 năm về trước!

games

Thực ra viết con game để chơi là phụ, chính yếu vẫn là muốn thử nghiệm các kỹ thuật khác nhau với “lambda function – anonymous function – hàm không tên”!

ự viết con game Solitaire này mấy năm trước, nhưng lười, không bỏ lên AppStore. Game mà tôi tự viết để tự chơi thì cũng khá nhiều, viết vì kiếm không được game tương tự đúng ý, cái thì quảng cáo quá nhiều, cái thì đồ hoạ quá xấu, cái thì nặng nề, tốc độ quá chậm, chạy không mượt, mà tôi chơi Solitaire, mấy ngón tay bấm liên hồi như đánh piano vậy! Trò Solitaire chuẩn chơi trên máy Windows tối đa chỉ 24K điểm, nhưng cầm cái iPad mà chơi thì trên 30K điểm là chuyện thường! 🙂 Game này viết chỉ một source code, chạy trên tất cả các nền Apple (Mac, iPhone, iPad…), làm cái engine sẵn, đọc game rules từ file lên, hiện tại hỗ trợ đến 99 biến thể (variant) Solitaire khác nhau!

Nhớ lại đợt Sài Gòn giãn cách XH vì Covid-19, suốt ngày chỉ có chơi game giải trí, hoặc làm mộc, cưa bào, đục đẽo để vận động tay chân! Nói về chơi game, căn bản đó không phải là chuyện gì xấu, nhưng tôi thường chỉ chơi game logic đơn giản, mỗi ngày chơi 15 ~ 30 phút tối đa, không chơi các game có kịch bản hay những game mất quá nhiều thời gian! Tác hại của game đối với giới trẻ không cần phải nói, nhưng lỗi không nằm ở game, lỗi ở xã hội và giáo dục, tạo ra cho chúng nó một môi trường nghèo nàn, một tâm hồn trống rỗng, như cái lỗ đen sâu hoắm, nên ngoài những thứ vớ vẩn, nhảm nhí ra, chúng nó không còn biết điều gì khác, riết rồi thành thần kinh, bệnh hoạn và tệ nạn! 😢

toán

ối tiếp post trước, minh hoạ bằng một screenshot – chụp màn hình. Đến tận bây giờ vẫn còn xài khá nhiều toán, không phải là Toán cao cấp (vi phân, tích phân, đạo hàm, xác suất thống kê, etc…) mà chủ yếu là Toán rời rạc (discrete mathematics) và Thuật toán, thuật giải, thêm một chút Hình và Số… Chính là vì mấy cái này nên code vẫn còn có vài niềm vui, ngoài những chuyện debug phức tạp, nhức đầu, mệt mỏi và vô số những công việc… trâu bò khác!

Ở một góc nhìn khác, có thể… nhìn code đoán tuổi! Những người viết mã thành khối 80 cột như tôi có nguyên nhân sâu xa từ cái thời còn trên x86 và DOS, lúc đó màn hình text có kích thước 16 (dòng) x 80 (cột), còn màn hình thời bây giờ viết đến 160 cột có khi vẫn chưa xuống hàng! Đến tận giờ tôi vẫn cho rằng bắt đầu từ tầng thấp – low level là một điều nên làm, phần lớn coder bây giờ cái gì cũng biết, công nghệ nào cũng rành, chỉ một điều là không… rành code! 😅

turtle graphics

ái này, ai chuyên về Computer Graphics sẽ biết gọi là: Đồ hoạ con rùa (turtle graphics), tập API chỉ có 2 lệnh căn bản: moveBy và rotateBy, ví dụ: tiến 3 bước, xoay 45°, lại tiến 5 bước, xoay tiếp 90°, etc… hệ toạ độ hoàn toàn tương đối. 🙂 Đây là kiểu API tự nhiên, phù hợp để vẽ Hình học Fractal.

Một thời, đám lưu manh cũng kiểu “ta đây biết rồi, chuyên đi đọc vị người khác”, đọc thấy trên blog tkxuyen.com được đúng 1 chữ Computer Graphics nên cũng bô lô bô la: ah, em cũng đồ hoạ máy tính nè, em xài Photoshop, Illustrator… Nhiều kiểu ngu đến mức không tự hiểu ra được ngu chỗ nào!

panorama

ồi đó, không nhớ là năm nào, xài cái iPhone 4S (dạng cũng rất hiện đại lúc đó) chụp ảnh panorama, thấy chất lượng tệ, không bằng lòng nên đi mua cái Sony NEX5R, chiếc máy ảnh không gương lật đầu tiên, chụp panorama khá tốt. Hôm nay thử dùng chỉ 1 cái iPhone 7 cũ rích chụp pano thử xem, cho ra một cái ảnh 15000 x 4000 pixel (chờ ảnh load hơi lâu), má ơi, đúng là mình lạc hậu về công nghệ thật rồi! Haiza, đúng là thời thế, công nghệ đi quá nhanh, đẹp hơn hẳn máy ảnh chuyên nghiệp ngày xưa…

P/S: nói có vẻ ngược đời, nhưng từ xưa giờ vẫn quan niệm rằng: tôi chẳng cần phải biết cái éo gì về công nghệ cả! Tôi chỉ biết về kỹ thuật (techniques) thôi! Vâng, nói rõ ràng như vậy! Tôi chỉ biết những mánh mẹo, kỹ xảo lập trình xa xưa, những thủ pháp cấu trúc dữ liệu, tối ưu hoá li ti, thời của “programming pearls” – những viên ngọc lập trình ấy! Coder giờ toàn ở “trên trời”, công nghệ này kia, AI, Machine learning, Big data, nói như vẹt, chỉ có điều mấy cái “căn bản” lại không biết! 😢

Ảnh lớn, cuộn theo phương ngang để xem.

coastline paradox

enoit Mandelbrot xuất bản một bài báo trên tạp chí Science năm 1967, nhan đề: Đường bờ biển của nước Anh dài bao nhiêu? Giả sử ta dùng một cây thước dài 1 km để đo đường bờ biển, cộng lại với nhau thì được chiều dài ‘x’ km. Nhưng nếu dùng một cây thước khác, có chiều dài ví dụ như 100 m để đo thì lại được một chiều dài khác lớn hơn, ‘y’ km. Đơn giản vì cây thước 1 km là một xấp xỉ rất “thô”, ở giữa khoảng cách 1km đó, đường bờ biển không phải là một đoạn thẳng. Dễ dàng nhận thấy rằng, nếu dùng cây thước càng ngắn, thì chiều dài đo được càng tăng, và nếu chiều dài cây thước tiến dần về 0 thì chiều dài đường bờ biển tiến dần về vô hạn. Đó gọi là “nghịch lý đường bờ biển – coastline paradox”, và cũng từ đó (1967) chính thức xuất hiện một nhánh toán học mới, gọi là hình học fractal, nghiên cứu một loại đối tượng đặc biệt, ví như ở đây là bản đồ nước Anh, một đối tượng hình học có diện tích hữu hạn, nhưng chu vi… vô hạn! Đây là chủ đề yêu thích của tôi những năm cấp 3 và Đại học…

Vì nó liên quan trực tiếp tới đồ hoạ máy tính (computer graphics). Gọi là “Nghịch lý – paradox” vì nó đi ngược lại với “trực quan” của chúng ta, qua đó nói lên rằng, những gì chúng ta suy nghĩ bằng ngôn từ, đôi khi chỉ là sự lừa dối, một sự lừa dối khó nhận ra vì suốt bao nhiêu năm, cách suy nghĩ của chúng ta bị đóng trong một cái khuôn máy móc! Một câu hỏi tưởng chừng ngây ngô nhưng trả lời không hề đơn giản! Riêng về đường bờ biển VN, nếu đo bằng phương pháp VN thì nó dài khoảng 2400 km, nếu đo bằng cách của Mỹ thì nó dài khoảng 3400 km, còn nếu đo bằng “toán” thì nó… vô hạn! Có điều gì rất “Phật giáo” trong phép đo này, chiều dài của một đối tượng hình học không phải là hằng số, không phụ thuộc vào “các định luật vật lý hiển nhiên”, mà ngược lại, nó lại phụ thuộc vào cách chúng ta đo nó! Nói nôm na, phiên phiến là… “tâm” nó tới đâu thì “tầm” (chiều dài đối tượng) tới đó. Chiều dài của một đối tượng hình học Euclide đơn giản đôi khi nằm ngoài “nhận thức thông thường” của con người! 😀