falmouth

almouth, một ngày nào đó sẽ đến tận nơi, sờ tận vật xem thử! Mũi đất cực Tây Nam Anh quốc, vùng biển có chế độ thuỷ triều, dòng chảy siêu phức tạp, thời tiết nhiều biến động thất thường, cũng chính là nơi sinh ra những mẫu thuyền cỡ nhỏ tốt nhất thế giới! Rất nhiều những thiết kế thuyền danh tiếng, nếu truy “cây phả hệ”, cuối cùng cũng sẽ về đến Falmouth, Plymouth!

Những thiết kế full-keel, đáy thật sâu, phần nổi trên mặt nước chỉ chừng 1/3, bên dưới là “cục chì” nặng đến 1/2 trọng tải! Displacement trung bình, không nặng, không nhẹ, tỷ lệ dài / rộng khoảng gần bằng 3 hay lớn hơn, không mập như các thuyền hiện đại! Google để biết thêm về chiếc “Curlew”, từ Bắc cực cho đến Nam cực, chưa có nơi nào mà chiếc thuyền chỉ dài 8.6m này chưa tới! 😀

flicka 20′

iãn cách mà, thời gian nhiều lắm, tiếp tục rị mọ một chút với cái mô hình trên máy tính! Em là chưa thực sự chơi sailing bao giờ, hiểu biết về sailing chỉ có tí xíu như đầu ngón tay, nhưng ai cấm em mơ mộng !? 😃 Trong hình là mô hình lấy cảm hứng từ Flicka 20′, mẫu thuyền huyền thoại, được xem là chiếc nhỏ nhất có khả năng “blue water”! LOD: 20′, Beam: 8′, Draft: 3’3″, Displ: 2.5 ton, full keel ballast: 0.8 ton, cutter, sloop, gaff or junk rig! 🙂

back to water

ình không thích nói chuyện “triết học” cao siêu, mà thể thao, dinh dưỡng lại không phải là chuyên ngành. Mình chỉ thích nói theo kiểu “nôm na” làm sao cho ai cũng hiểu được. Sức khoẻ, dinh dưỡng và vận động của con người hiện đại, đơn giản cũng giống như cục pin điện thoại hay laptop. Ông bà xưa, 4h rưỡi trời chưa sáng là tay bưng tô cháo đặc, tay kia cầm cục đường đen, ăn hết tô cháo, gặm hết cục đường là đi ra đồng. Mặt trời cao bằng ngọn sào là đã gánh xong hơn trăm đôi nước. Công việc nông gia suốt ngày nặng nhọc, đêm về kê lưng lên phản, đập đập, xoa xoa hai bàn chân đôi ba cái cho sạch đất cát rồi lăn ra là ngủ thẳng giấc. Dinh dưỡng như thế không thể gọi là đầy đủ, nhưng chu kỳ xả, nạp năng lượng rất điều hoà, nạp vừa đủ, xả hết. Con người hiện đại ăn uống đầy đủ, không thiếu thứ gì…

Công việc chủ yếu “tay cầm bút, chân đút gầm bàn”: đọc cái email này tí, trả lời điện thoại kia chút, xong ngồi soạn đôi ba trang tài liệu. Loay hoay cuối ngày về đi nhậu hết có 1 con ba ba hầm thuốc bắc, lúc nào cũng ăn ăn, uống uống. Bản chất giống như cục pin bị sạc nhồi, ai có điện thoại chai pin sẽ hiểu, nhìn lúc nào cũng thấy tràn đầy năng lượng 90 ~ 100%, nhưng thực chất xả hết lại chẳng được bao nhiêu. Lại nói, tất cả tội lỗi là ở ông Kim Dung, tác giả các truyện chưởng, người cổ xuý cho cái niềm tin rằng có 1 nhân vật võ công nào đó, nhờ 1 duyên may nào đó, ăn được 1 loại nhân sâm, tuyết liên ngàn năm quý giá nào đó, nên công lực tăng lên vô hạn. Thế nên đến tận bây giờ nhiều người vẫn nghĩ không cần phải khổ công tập luyện gì sất, chỉ cần ngồi một chỗ, mua về, ăn vào là tập tức có được năng lực đó…



anh lái đò

Đồn rằng đám cưới cô to,
Nhà trai thuê chín chiếc đò đón dâu.
Nhà gái ăn chín trăm cau,
Tiền cheo, tiền cưới chừng đâu chín nghìn.
Lang thang tôi dạm bán thuyền,

Có người trả chín quan tiền, lại thôi!

ình chụp trong chuyến xuyên Việt năm 2017, làng mộc Kim Bồng, Hội An, Quảng Nam, nơi còn lưu giữ những kiến thức đóng thuyền xưa, và những mẫu ghe rất đẹp, nhưng bây giờ chủ yếu làm mộc gia dụng.

ký ức tuổi thơ

ý ức tuổi thơ… cũng từng tập tành tham gia bện dây thừng cho ghe chài, giống y như trong video này, chẳng máy móc gì, toàn quay tay thủ công mà thôi! Đã từng có một thời ngăn sông cấm chợ, tự cung tự cấp, người ngư dân không thể mua gì, hoặc không có để mua, phải tự làm tất cả, làm thừng, may lưới, tự đóng, sửa thuyền…

Lê Quý Đôn sailboat, HQ – 286

Thái Bình Dương gió thổi,
Thuyền em trôi nổi tựa cánh bèo.
Sao không ra giúp chống đỡ chèo!?
Anh hùng sao lại nằm queo trong thuyền!?

eah, she is officially put into Vietnamese Navy service today in her home port Nha Trang. This is to follow my previous 3 posts on the training vessel: post 1, post 2, post 3. Contrary to the initial announcements (which I’d doubt to be wrong intentionally, as common to all military news), the boat didn’t take the Cape of Good Hope and Indian ocean route, but passed the Atlantic to West Indies, then the Panama canal, then crossed the Pacific to reach Vietnam, apparently going the Trade wind route.

The boat had 33,800 km passed under her keel in the 120 – days delivering trip from Poland to Vietnam. It is a shame that, it’s also the longest voyage ever made by any Vietnamese Navy ship!

The training vessel Lê Quý Đôn, in addition to it’s modern life boats and life rafts, carries 4 small canoes, each is equipped with oars, and has two masts for sailing training. Actually, I’m feeling envy with those who are trained on such a wonderful platform! 😀 Watch a video of the ship in action below.

uối cùng thì con tàu buồm Lê Quý Đôn cũng đã chính thức đi vào biên chế Hải quân Việt Nam hôm nay tại Nha Trang. Không giống như đã đưa tin trong 3 bài trước: bài 1, bài 2, bài 3 (mà tôi đã ngờ là: thường thì tất cả các tin quân sự đều thất thiệt một cách cố ý), con tàu không vòng qua mũi Hảo Vọng và Ấn Độ Dương, mà qua Đại Tây Dương, vùng biển Caribê, qua kênh đào Panama, rồi băng qua Thái Bình Dương về Việt Nam, hiển nhiên là tận dụng con đường có gió Mậu Dịch.

Hải hành từ Ba Lan về Việt Nam mất 120 ngày, trãi qua 33.800 cây số. Đáng xấu hổ thay, đó là hành trình dài nhất từng được hoàn tất bởi Hải quân Việt Nam, chưa một con tàu nào khác đi xa hơn thế!

Bên cạnh xuồng, bè cứu sinh hiện đại, tàu Lê Quý Đôn còn có 4 chiếc ca nô nhỏ, mỗi chiếc được trang bị mái chèo, và 2 cột buồm để huấn luyện cách dùng buồm. Thực sự, tôi đang cảm thấy ghen tị với những ai được huấn luyện trên một con tàu như thế! 😀 Xem thêm video về con tàu dưới đây!

bắc hành – 2016, phần 47

Neo buông sâu như những sợi tơ lòng,
Thuyền lớn nhỏ đều chứa đầy hy vọng.
Thuyền ra đi, bến đã động lòng thương,
Ai phăng neo vội vã để đoạn trường?

uốt dọc miền Trung, làng mộc Kim Bồng (xã Cẩm Kim, thành phố Hội An) ngày xưa từng là một trung tâm đóng ghe tàu danh tiếng. Hội An thì đã quá quen thuộc rồi, ghé qua lần này chỉ để biết rõ hơn về làng Kim Bồng, bây giờ đa số đã chuyển sang làm mộc gia dụng, gỗ trang trí, đi khắp cả làng đếm không đến chục chiếc thuyền lớn nhỏ đang đóng mới.

Đây rồi những hình thuyền trong giấc mơ tuổi nhỏ của tôi! Nhưng không chính xác là những thân thuyền truyền thống, thon dài để lợi sức gió, sức chèo như trước, bây giờ chỉ toàn xài máy. Cũng những hình thể đó, nhưng ngắn lại và mập ra để tăng tải trọng. Việc đóng hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm, không bản vẽ, không công thức, không khuôn mẫu nào cả!

Theo như chính người làng nói, thì giới thợ trẻ bây giờ chỉ làm mộc gia dụng, dể có việc, dể kiếm tiền. Đóng thuyền chỉ còn sót lại ít người tuổi trung niên trở lên, khó có đơn hàng, dù đơn hàng cũng thường lớn tiền hơn. Nhưng quan trọng là đóng thuyền cực khổ, đòi hỏi thể lực, kinh nghiệm, còn giới trẻ chỉ muốn công việc nhàn hạ, kiếm tiền nhanh chóng.

Lang thang khắp một vùng cửa Đại, hạ lưu sông Thu Bồn, đây đó vẫn còn có thể tìm thấy những mẫu hình thuyền theo đúng truyền thống, những hoài niệm xưa cũ… mấy ai là người hiểu và cảm được!? Quê choa một dải, từ cửa Hàn cho đến cửa Đại, từ núi Sơn Trà cho đến cù lao Chàm, đây đó vẫn luôn còn nhiều điều thú vị cho những ai để tâm tìm hiểu!

bắc hành – 2016, phần 46

Chặng 46: Huế ❯ cửa Thuận An ❯ QL 49B ❯ cửa Tư Hiền ❯ đèo Hải Vân ❯ Đà Nẵng ❯ Hội An

Bắc hành 2016 p1
Mai Châu, Mộc Châu 2016
Điện Biên 2016
Lai Châu 2016
Hà Giang 2016
Cao Bằng 2016
Lạng Sơn 2016
Bắc Ninh 2016
Ninh Bình 2016
Bắc hành 2016 p2

ừ đây trở đi là những vùng đất đã quá quen thuộc, nhưng vẫn luôn có gì đó mới mẻ nếu chịu khó để tâm tìm tòi, quan sát. Dừng chân ghé thăm một xưởng đóng tàu ở gần cửa Thuận An, một con tàu đánh cá lớn đang được đóng, ván gỗ kiền kiền 5.5 phân. Sau một vài câu nói chuyện với ông chủ xưởng: rứa chú là người gốc Vinh Mỹ à!?, đúng là tài thiệt!

Thiếu tiểu ly gia lão đại hồi, hương âm vô cải mấn mao thôi!, đã bao nhiêu chục năm mà người ta vẫn nhận ra giọng nói. Câu chuyện tiếp diễn một hồi nữa, ông chủ xưởng hỏi: rứa trong làng chú họ chi!?, đáp: dạ, họ Trần, ổng phán: cái dòng nớ hắn thông minh ghê lắm!. Biết là những câu xã giao nhưng vẫn không khỏi mỉm cười trong bụng 😀.

Mà xã giao ở cái miền quê ni hắn dông dài, vòng vo, đưa đón kinh khủng lắm, nói tiếp vài câu rồi kiếm cớ từ biệt lên đường. Nhìn sơ qua về cách đóng những con tàu đánh cá theo cách cổ truyền, chủ yếu vẫn phải dựa nhiều vào sức bền vật liệu (kiền kiền là một loại gỗ nặng, chịu nước rất tốt), chứ chưa đạt được đến mức xây dựng nên độ bền cấu trúc!

Quê choa một dải, từ cửa Thuận An đến cửa Tư Hiền, phá Tam Giang, đầm Thuỷ Tú, đầm Lập An, đầm Cầu Hai, từ núi Bạch Mã đến vịnh Chân Mây, cảnh quan đến thật là quyến rũ lòng người. Lặng đứng bên bờ cửa Tư Hiền, những chiếc thuyền nan bé tí một người chèo, và cái động tác mạnh mẽ, tự tin, an nhiên của họ giữa muôn trùng sóng to gió lớn cửa sông!

Lê Quý Đôn sailboat, updates

urther updates for two previous posts on the Lê Quý Đôn sailboat. The boat has started its delivery trip bounding for Cam Ranh, Viet Nam, manned by a mixed Polish – Vietnamese crew. The journey would round the Cape of Good Hope instead of transiting via the Suez canal. Some information on the boat, tonnage: 857 ton, length: 67 m, beam: 10 m, draft: 4 m, three masts with 1,400 m2 of sail area, crew: 30 plus 80 training cadets, armament: 4 x 0.5 cal Browning machine gun.

iếp tục cập nhật cho hai bài trước về con tàu buồm Lê Quý Đôn. Hành trình chuyển giao về Việt Nam đã bắt đầu, con tàu được điều khiển bởi một thuỷ thủ đoàn hỗn hợp Ba Lan – Việt Nam. Hành trình dự kiến sẽ vòng qua mũi Hảo Vọng thay vì đi qua kênh đào Suez. Một số số liệu về con tàu: tải trọng: 857 tấn, chiều dài: 67 m, chiều rộng: 10 m, mớn nước: 4 m, 3 cột buồm với 1,400 m2 diện tích buồm, thuỷ thủ đoàn: 30 người cộng với 80 học viên, vũ khí: 4 súng đại liên Browning 12 ly 7.

Lê Quý Đôn sailboat

n update to a previous post on Vietnam Navy training sailboat, construction and fitting are by now almost completed, delivery is estimated sometime next month in Cam Ranh port. The boat is named “Lê Quý Đôn”, after Vietnam 18th – century prolific scholar and polymath, can see it clearly at the boat’s bow, still not sure which number (HQ – xx) would be assigned to this Naval training vessel. To be honest, I’m feeling envy with those 30 Vietnamese sailors being trained onboard that watercraft!

One may wonder what’s the role of sailboat training in modern naval warfare, where ones sit in air – conditioned rooms, in front of LCD displays, with high – tech missiles at their fingers’ control? First, sailboat training help forging a sailor’s strength, moral and will, second, it equips the soldiers with skills: rowing, swimming, other survival skills… so that in the worst case that could happen to their ship, they know that they could still survive. That would bring more confidence for them to do the utmost into a naval battle.

hông tin thêm, tiếp theo 1 bài trước về con tàu buồm huấn luyện của Hải quân Việt Nam. Quá trình đóng và trang bị tàu đã gần như hoàn tất, sẽ chuyển giao cho phía Việt Nam vào khoảng tháng sau ở cảng Cam Ranh. Con tàu sẽ mang tên “Lê Quý Đôn”, đặt theo tên học giả uyên bác người Việt sống vào thế kỷ thứ 18th, tên đó đã được sơn rõ ràng ở mũi tàu, nhưng hiện chưa rõ là con tàu sẽ mang số hiệu (HQ – xx) nào. Thực lòng mà nói, tôi đang cảm thấy ghen tị với 30 thuỷ thủ người Việt đang được huấn luyện trên tàu!

Sẽ có người hỏi tại sao lại dùng tàu buồm, trong chiến tranh hiện đại, mọi người ngồi trong phòng máy lạnh, trước màn hình LCD, chỉ nhấn nút một cái là các tên lửa công nghệ cao được phóng đi. Để trả lời, đầu tiên huấn luyện thuyền buồm sẽ giúp rèn luyện thể lực, tinh thần, ý chí cho học viên. Thứ hai là trang bị cho họ các kỹ năng: bơi lội, chèo thuyền, và các kỹ năng sinh tồn khác… để nhỡ khi tình huống xấu nhất xảy ra với con tàu, thì các thuỷ thủ vẫn còn cơ hội sống sót. Chính những kỹ năng đó mang lại sự tự tin, giúp họ dám liều mình trong chiến trận.