TT –  Hoàng Trọng  

hông biết thế nào hôm nay lại có tâm trạng nghe Thái Thanh hát nhạc Hoàng Trọng… nhân tiện, post luôn một số hình ảnh Thái Thanh trên các bìa nhạc cũ. Âm nhạc của một dân tộc chỉ có loại hay và dở, chứ không có loại ngăn cách bởi địa lý và chính trị, hơi dị ứng với các kiểu “đặt tên hàm hồ” như “âm nhạc pre 75”, “âm nhạc miền Nam”, cố gắng xây dựng một cái “thực thể” không có thật, hoặc cũng có những là với các loại “èo uột”, không có tí sức sống, sức sáng tạo nào như Chế Linh, Vinh Sử, etc…

Bóng trăng xưa - Thái Thanh 
Dừng bước giang hồ - Thái Thanh 
Hoa xuân - Thái Thanh 
Hương mộc lan - Thái Thanh 
Hương ngọc lan - Thái Thanh 
Một thủa yêu đàn - Thái Thanh 
Muôn kiếp ngậm ngùi - Thái Thanh 
Ngàn thu áo tím - Thái Thanh 
Tôi vẫn yêu màu hoa tím - Thái Thanh 
Ru ta ngậm ngùi - Thái Thanh 

Phạm Duy, Dương Thiệu Tước, Phạm Đình Chương, Lê Thương, Cung Tiến, Văn Phụng, Thẩm Oánh, Vũ Thành, Ngọc Bích, Xuân Tiên, Nguyễn Hiền, etc… là người Hà Nội. Đặng Thế Phong, Hoàng Trọng, Vũ Thành An, etc… là người Nam Định. Văn Cao, Ngô Thuỵ Miên, Đoàn Chuẩn, Hoàng Quý, Tô Vũ, etc… là người Hải Phòng. Tôi không nói “miền Nam” không có nhân tài, nhưng số đó trong âm nhạc không nhiều! Nói ngắn gọn là thế này: về rượu, chè, thuốc lào và âm nhạc, thì miền Nam cứ phải nhường miền Bắc! 😁

bắc hành – 2015, phần 7

Mây trôi bơ vơ, mang theo niềm nhớ,
Ánh trăng vàng úa soi bóng hình ai phương trời nào đây.

Nhạc sầu tương tư - Hoàng Trọng - Hà Thanh 

Chặng 7: Hoàng Su Phì ❯ Tân Quang ❯ Vị Xuyên ❯ tp. Hà Giang ❯ Tam Sơn (Quản Bạ) ❯ Yên Minh ❯ Đồng Văn

Sài gòn ⇔ Hà nội 2015
Sơn Tây 2015
Yên Bái 2015
Lào Cai 2015
Hà Giang 2015
Đồng Văn 2015
Mèo Vạc 2015

hi đường đi bắt gặp muôn ngàn con sông suối nho nhỏ, nước xanh biêng biếc rì rào chảy, là biết đã đến địa phận tỉnh Hà Giang, vùng đất địa đầu tổ quốc, lần này là lần thứ hai trở lại. Còn rất nhiều điều tôi chưa biết hết ở vùng đất Hà Giang này, đặc biệt là khu cao nguyên đá Đồng Văn. Biết có ở đây bao ngày, bao tuần cũng chỉ như là cưỡi ngựa xem hoa. Phong cảnh, con người, cuộc sống nơi đây có điều gì cuốn hút đến mức kỳ lạ, khó diễn tả thành lời, chỉ biết nói là rất rất đẹp!

Đồng Văn, Mèo Vạc là “quê hương” của người Mông, những nhóm đầu tiên di cư từ TQ đến VN cách đây hơn 300 năm về trước, tập trung chủ yếu ở khu vực này rồi mới phân tán đi các tỉnh khác. Trong lịch sử truyền khẩu, người Mông các miền vẫn xem Mèo Vạc là quê hương, gốc gác của mình. Và có lẽ vì thế, người Mông ở đây có thể được xem là “nguyên bản” nhất, các đặc điểm y phục, tập quán, phong tục cũng rõ nét nhất. Có nhiều điều để tìm hiểu về những cuộc diaspora của họ.

Và không chỉ có người Mông, các sắc dân khác cũng đều như thế. Ví như người Dao ở Việt Nam vốn là di cư từ đảo Hải Nam, TQ sang, trước hết bằng đường biển, qua Quảng Ninh, Bắc Giang, rồi lại ngược lên cư ngụ tại miền núi. Cuộc sống, vốn dĩ từ trong bản chất, dù ít dù nhiều, cũng mang tính chất một công cuộc diaspora, đâu phải chỉ có người Do Thái mới thiên di!? Thế nên phải đi và phải hiểu, phải biết nhìn nhận sự khác biệt, con người và văn hoá thật sự là rất phong phú, đa dạng.

nhạc sầu tương tư – 2

Mây trôi bơ vơ, mang theo niềm nhớ,
Ánh trăng vàng úa soi bóng hình ai phương trời nào đây…

ài này nghêu ngao hát và thu âm ngay trên cái laptop cùi bắp đã lâu, chất lượng âm thanh rất là í ẹ, nghe cả tiếng ếch kêu quanh nhà, phải dùng Noise Removal tool của Audacity thì mới tạm nghe rõ lời hát (do noise nhiều nên voice cũng bị distort đi một chút). Bây giờ với máy tính và software thì ai cũng có thể làm ca sĩ karaoke được, mix vài cái sound – tracks: vocal và background music, kéo tới kéo lui, cắt dán một chút, apply vài cái effects là thành recording ngay thôi!

Nhạc sầu tương tư - Hà Thanh 
Nhạc sầu tương tư - Quỳnh Giao 
Nhạc sầu tương tư - TKXuyên 

Vốn chẳng bao giờ tự thu âm mình hát nhưng vì rất yêu thích Nhạc sầu tương tư này nên đây là ngoại lệ. Bài này theo tôi rất là Vietnamese – authentic, nét nhạc ngũ cung mang cái fingerprint – “điểm chỉ” Việt Nam mà chỉ cần nghe thoảng qua là biết. Bên trên, từ trái qua phải: thời điểm thu âm tăng dần và chất lượng giọng ca giảm dần 😬.

nhạc sầu tương tư

ần đầu nghe Nhạc sầu tương tư do Khánh Ly hát, thú thật không có ấn tượng gì. Nhờ bản khí nhạc Nguyễn Đình Nghĩa mà tôi nhận ra dáng nhạc trung du Bắc bộ rất đặc biệt trong ca khúc này. Mê điệu nhạc từ đó, nhưng phải do những ca sĩ nhất định trình bày, như Hà Thanh hay Thái Thanh. Gần đây thấy có Lam Trường, Quỳnh Hoa hát lại bài này, nghe rồi tự hỏi không biết họ có hiểu hay cảm được dáng nhạc ấy không!? 😀

Nhạc sầu tương tư - Hà Thanh 
Người về miền xuôi - Thái Thanh 

Hôm nay tình cờ nghe lại trường ca Con đường cái quan của nhạc sĩ Phạm Duy, phần 1: Từ miền Bắc, đến đoạn 4: Người về miền xuôi, nhận ra ngay dáng nhạc của Nhạc sầu tương tư. Hai cái melody rất giống nhau, không biết là ai học ai, nhưng có lẽ cả hai nhạc sĩ đều học từ điệu hát lượn của các dân tộc Tày, Nùng, vùng trung du, thượng du Bắc bộ.

Cùng một dáng nhạc, cách xử lý của nhạc sĩ Hoàng Trọng đậm đặc, nguyên bản và tình cảm hơn, cách phát triển của nhạc sĩ Phạm Duy sáng tạo hơn, nhất là đoạn chuyển từ dân ca thượng du sang dân ca đồng bằng Bắc bộ, để vẽ ra cái cảnh Người về miền xuôi bằng âm nhạc! Các bạn hãy thử nghe cả hai khúc nhạc trên đây để xem chúng giống và khác nhau thế nào!

sáo thần nguyễn đình nghĩa


ó lẽ tôi phải dùng những ngôn từ tốt đẹp nhất để ngợi ca tiếng sáo thần Nguyễn Đình Nghĩa, tiếng sáo trúc Việt mê hồn này là thành qủa của một đời nghiên cứu và diễn tấu. Sinh ra và lớn lên tại Đà Nẵng, cựu học sinh trường Phan Châu Trinh, từ nhỏ được học khai tâm về sáo với một nghệ nhân gốc Hoa, tiếng sáo đã theo ông suốt một đời nghệ sĩ.

Polonaise (M.K. Oginsky) 
Badinerie (J.S. Bach) 
Tình ca (Phạm Duy) 
Nhạc sầu tương tư (Hoàng Trọng) 

Từ đầu những năm 60, tiếng sáo của ông đã nổi tiếng và được gọi là tiếng sáo thần. Ông dạy trường Quốc gia Âm nhạc và phụ trách môn Quốc nhạc tại Đại học Vạn Hạnh. Ông cũng tham gia nhiều liên hoan âm nhạc ở nước ngoài và thường được Hoàng gia các nước Thái Lan, Lào… mời trình diễn. Sau 1975, bị cấm trình diễn, ông chuyển qua nghiên cứu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc. Ông là người đã cải tiến đàn T’rưng, mở rộng âm vực từ 1 octave lên 4 octave, cải tiến sáo trúc Việt Nam từ 6 lỗ thành 11 lỗ (rồi 16 lỗ).

Các nhạc cụ cải tiến đó đã có khả năng trình tấu nhạc cổ điển Tây phương, mà vẫn không mất đi âm sắc nguyên thủy của nhạc cụ truyền thống. Năm 1984 ông sang Mỹ, cùng với gia đình (vợ và 5 người con) tham gia trình diễn trên đài phát thanh, tham gia giảng dạy nhiều khoá học. Ông được nhiều giải thưởng của chính quyền Mỹ. Người Mỹ trong quá trình đi tìm những cái gọi là “complementary music” đã đánh giá những công trình của Nguyễn Đình Nghĩa rất cao. Nhiều thông tin về người cố nghệ sĩ có thể tìm thấy ở đây.

Xin giới thiệu đến các bạn hai bản nhạc Việt và hai bản cổ điển Tây phương qua tiếng sáo Nguyễn Đình Nghĩa. Phần nhạc cổ điển là hai bản nhạc tôi rất ưa thích và thường nghe, phần nhạc Việt là hai tác phẩm, một của Phạm Duy và một của Hoàng Trọng. Nghe tiếng sáo này rồi mới hiểu tại sao trong văn hóa Tây phương, danh từ The piper lại ám chỉ một “thế lực” quyến rũ ma quái đến vậy. Cũng xin nói thêm là chính nhờ bản trình tấu sáo này mà tôi nhận ra và cảm thấy dáng nhạc thượng du miền Bắc rất duyên dáng trong Nhạc sầu tương tư, một bản nhạc tôi đã nghe nhiều nhưng vẫn không cảm được cho dù là qua sự trình diễn của nhiều giọng ca nổi tiếng.

gió mùa xuân tới

hời tiết càng năm càng lạ, mới giữa tháng 11 mà Sài Gòn đã có những sáng se se lạnh, còn Hà Nội đã phải mặc áo ấm. Sáng sáng ra đường có cảm giác như mùa xuân sắp về, phóng xe ào ào trên đường, tưởng đâu đây có mùi nhang khói. Trong lòng không khỏi có chút sảng khoái, nôn nao như lúc giao mùa. Ở mãi cái xứ phương Nam bốn mùa chẳng mấy khác biệt này, giao mùa là một đặc ân mà không phải lúc nào cũng cảm nhận được. Không gian, thời gian, tất cả bối cảnh xung quanh như nhắc thầm: hãy để những đổi thay nho nhỏ len vào tâm hồn, hãy cố cảm nhận chúng, tích cóp chúng, để tự làm mới mình trong mọi điều nhỏ nhoi như thế!

hoàng trọng

Lòng càng thổn thức, quên hết bao mối hận mà đi.
Yêu đương say đắm mà chi, xa xôi đem thú biệt ly.
Sầu nhớ đau thương làm chi!

(Khúc nhạc ly hương)

ừ nhỏ tôi đã nghe nhiều nhạc của Hoàng Trọng mà chưa hề biết tác giả là ai. Những ca khúc Khúc nhạc ly hương, Ngàn thu áo tím, Nhạc sầu tương tư, Gió mùa xuân tới, Tiến bước sang ngang, Đẹp giấc mơ hoa… đã gieo vào hồn tôi những dáng nhạc độc đáo, riêng biệt. Sau này, càng tìm hiểu, tôi càng được biết nhiều hơn về con người lao động nghệ thuật cần mẫn, nghiêm nhặt này.

Nghìn thu áo tím - Thái Thanh 
Dừng bước giang hồ - Khánh Ly 

Học nhạc, sáng tác và làm ban nhạc từ rất sớm, Hoàng Trọng là người có khả năng tổ chức, ông đã làm phòng trà Thiên Thai ở Nam Định từ rất sớm (1945). Trong chiến tranh, ông là trưởng ban quân nhạc Bảo Chính Đoàn (quân đội Pháp), đến năm 1954 thì di cư vào Nam. Ở Sài gòn, ông thành lập nhiều ban nhạc chơi cho các Đài phát thanh Sài gòn, Đài phát thanh Quân đội, Đài Truyền hình… nổi tiếng nhất là ban hợp xướng Tiếng tơ đồng (1967).

Ông sáng tác khoảng chừng 200 tác phẩm, phần nhiều là theo điệu tango, và nhiều nhạc cho phim ảnh. Hoàng Trọng còn nổi tiếng với tư cách là người chỉ huy dàn nhạc và người soạn nhiều phần hòa âm giá trị. Tuy đã rao là Hoàng Trọng – vua nhạc tango Việt Nam nhưng ở đây, mời các bạn nhớ lại người cố nhạc sĩ tài hoa này qua hai tác phẩm của ông, một theo điệu valse: Nghìn thu áo tím và một theo điệu pasodoble: Dừng bước giang hồ.

Một vài bìa nhạc Hoàng Trọng: