stadiametric rangefinding

ác ống nhòm quân sự hay hàng hải chuyên dụng thường có thang đo hiển thị trên khung nhìn, dùng để ước lượng khoảng cách. Mỗi nấc thang đo có đơn vị là mil (mili-radian – 1/1000 radian). Giả sử như biết trước chiều cao của đối tượng đang quan sát (e.g: một ngọn núi) là x, thì khoảng cách tới đó: y = x / k * 1000, với k là giá trị đọc được trên thang đo.

Đây chỉ là công thức tính nhẩm gần đúng, vì công thức tính toán chính xác có liên quan một chút đến cosine, nhưng cos của góc rất nhỏ xấp xỉ bằng 1. Ví dụ như, ta biết trước chiều cao của đỉnh núi Thánh Giá – Côn Đảo là 570 m, nếu như trong ống nhòm quan sát thấy núi có độ cao là 20 nấc, thì khoảng cách đến đảo xấp xỉ là: 570 / 20 * 1000 = 28.5 km.

down to earth

rở lại không gian một thành phố hãy còn là tỉnh lẻ, hơn 1/4 thế kỷ trở về trước, một Đà Nẵng nhỏ bé, nghèo nàn và lạc hậu. Hàng sáng cứ khoảng 4h là nhiều người dân lại đạp xe 10, 15 km đi tắm biển, bơi lội chán chê đến hơn 6, 7h mới về, chậm rãi ăn sáng rồi thong thả đi làm. Thành phố thời bao cấp, cũng chẳng có mấy công việc, tội gì phải vội!? Thế nên dân chúng giữ được thói quen tập thể dục đúng giờ rất lành mạnh! Một vài người đi bơi, mùa hè cũng như mùa đông, biển êm cũng như khi dông bão, dù trời lạnh cóng, họ vẫn bơi đều đặn hàng chục km mỗi sáng!

Một lối sống cực kỳ “xa xỉ” so với cuộc sống ở Sài Gòn thời bây giờ: mở mắt ra là kẹt đường đầy xe, khói, bụi, chen lấn, dẫm đạp, chửi bới nhau, thời gian ăn sáng chưa chắc có, nói gì đến việc đi bơi 1, 2 tiếng mỗi sáng? Đúng là thói quen “xa xỉ”, đúng là đồ “dở hơi biết bơi”, chỉ có dân “thượng lưu” mới có điều kiện như thế! Tôi vẫn thường luôn nhớ về những tháng ngày xa xưa ấy, những gì rất cơ bản, rất sơ đẳng, tạm gọi là “down – to – earth”, sống gần mặt đất! Những thói quen có ích cho sức khoẻ thể chất và tinh thần, nó tạo ra những con người rất tough – rất cứng!

alma mater mea

Bắc hành 2017 p4

Sitting in the sandpit, life is a short trip… It’s so hard to get old without a cause. Youth’s like diamonds in the sun, and diamonds are forever…

ơn Trà, chỉ là bán đảo nho nhỏ, đường vòng quanh chưa đầy 60 km. Những năm cấp 2, bọn tôi thường rong chơi ở đây: leo núi, băng rừng, cắm trại, tắm biển… Khi đó chưa có đường nhựa như giờ, chỉ là đường mòn rộng chừng 0.5m làm năm 1979 để đưa pháo cối ra đặt ngoài đó (đề phòng Trung Quốc đổ bộ đường biển). Đến giờ, tôi lờ mờ hiểu ra rằng, đã có những người dành cả đời để bảo vệ một đám xanh nhỏ nhoi như thế, và cũng sẽ có những kẻ tìm cách phá hoại bằng mọi giá.

Tạm dịch: (từ lúc còn) ngồi trong “hố cát”, (đến giờ) cuộc đời chỉ như một chuyến rong chơi ngắn. Thật khó để già đi mà không cho ta một lý do nào. Tuổi trẻ long lanh như viên kim cương trong ánh nắng, mà kim cương là mãi mãi… Hố cát (sandpit) là cái ô chứa cát ở vườn trẻ, làm để cho trẻ nghịch phá, đào bới, chơi đùa. Dễ có mấy chục năm, hôm nay mới trở lại cái “hố cát” của tuổi thơ tôi, nguyên một vùng bán đảo Sơn Trà tuyệt đẹp, cái “hố cát” của một thời nghịch phá, vẫy vùng, mơ mộng.

somewhere out there

ồi trẻ, có trò hay chơi là trồng chuối hít đất (chống đẩy). Trò này tôi rất “tự hào” vì trồng chuối nhiều người làm được, nhưng trồng chuối hít đất: hạ xuống từ từ cho đỉnh đầu chạm đất, rồi lại nâng thẳng tay lên, cứ thế 15, 20 lần, rất ít người làm được vì siêu khó, cần phải có cơ tay và vai rất khoẻ, không tin cứ thử làm xem, ngã gãy cổ đừng trách!

Bây giờ, sau 20 năm, không tài nào làm được như thế nữa (các bạn hẳn đã rất chán tôi luôn kể chuyện… ngày xưa, bao giờ cho đến ngày xưa!?) Chỉ một bức hình thoáng qua là bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu trò đùa vui, xông xênh của tuổi trẻ hiện về! Ở một nơi nào đấy ngoài kia, “somewhere out there”, vẫn có một chiếc thuyền neo đợi ta bên bờ biển!

thương nhớ mười hai

hớ hồi 4 năm ĐH, chiếc xe đạp cà tàng đụng vào đâu kêu đó: yên xe cọt kẹt, xích líp nhộn nhạo, đùi đĩa lắc cắc, cả cái xe đụng đâu kêu đó… duy có một cái đụng vào không kêu tiếng nào… là cái chuông! 😬😬

binary chemical weapon

aizzza, đây chẳng phải chính là loại độc dược 2 thành phần (binary chemical weapon) mà năm đó, tại Lục Liễu sơn trang, Triệu Mẫn quận chúa đã dùng để ám toán (không thành công) Trương giáo chủ Vô Kỵ ca ca và các huynh đệ Minh giáo đó sao!? Thủ pháp thật là vi diệu, 2 thành phần để riêng lẻ thì không có độc tính, không thể dò tìm ra được, lúc phối hợp lại với nhau mới phát tác. Muốn biết sự tình sao lại có thể xảo diệu đến như thế, xin hãy đọc Ỷ Thiên Đồ Long ký, chương 41 & 42 sẽ rõ !!! 🙂

thương nhớ đồng quê

hăn trâu đốt lửa trên đồng, rạ rơm thì ít gió đông thì nhiều. Mải mê đuổi một con diều, củ khoai nướng để cả chiều thành tro – lại nhớ 3 cái Tết ở Đồng Văn – Đi ra rồi lại đi vào, quẩn quanh chỉ tốn thuốc lào vì thơ!

bến my lăng

Bến My Lăng nằm không, thuyền đợi khách,
Rượu hết rồi, ông lái chẳng buông câu.
Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách,
Ông lái buồn để gió lén mơn râu.

ừng có một “xứ Nẫu” “như thị ngã văn” – như là tôi biết, hoàn toàn khác biệt, cũng chẳng phải “hoa vàng trên cỏ xanh”, so với trí nhớ thời trai trẻ của chính mình cũng đã khá là xa cách tịch liêu, mà trong mắt giới trẻ bây giờ chỉ e rằng là một viễn tượng như cổ tích…

Russian Victory Day Parade 2018

hư thông lệ, ngày này hàng năm, gấu Nga lại khoe cơ bắp! Năm nay đặc biệt khoe người ít, khoe vũ khí nhiều. Quảng trường Đỏ với 2 nhà thờ Kazan và Basil nằm ở 2 đầu dường như đã trở nên quá chật hẹp để khoe những dàn vũ khí, khí tài “khủng”, một số là những loại “sử dụng các nguyên tắc vật lý mới”, “độc nhất vô nhị trên toàn cầu”. Stalin từng ra lệnh phá dỡ cả 2 nhà thờ Kazan & Basil, lấy chỗ rộng rãi để duyệt binh. Các kiến trúc sư thời đó đã cố gắng hết sức nhưng chỉ cứu được 1 trong 2, bằng cách biến Basil thành viện bảo tàng…

Cách duy nhất có thể cứu một công trình tôn giáo khỏi bị phá huỹ trong cái thời khắc nghiệt đó. Kazan mới được xây dựng lại như cũ sau này. Phần lễ, nhạc đã được rút ngắn đáng kể so với thời Sô-viết. Nhưng cũng là cái giọng đọc “basso profondo” (giọng nam siêu trầm) đó, giống y như của Yuri Levitan, phát thanh viên radio nổi tiếng thời WW2, chất giọng đầy uy lực, dể dàng khiến người ta lạnh gáy: “Vnimanie, vnimanie, govorit Moskva…” – “Chú ý, chú ý, Mát-cơ-va đang nói…”

chiều về trên sông – 1

Chiều buông trên dòng sông cuốn mau, thương đời thương lẫn nhau trong chiều. Về đây bọt bèo muôn khắp nơi, vui buồn cho có đôi không nhiều…

ách đã vài tháng, có dịp thử cái “máng heo” – thuyền buồm nhỏ Optimist này trên một đoạn sông Sài Gòn gần An Phú Đông, quận 9. Một chiều gió rất nhẹ, vừa đủ để chiếc xuồng nhẹ nhàng chậm rãi lướt đi…

Chiều về trên sông - Thái Thanh 
Chiều về trên sông - Quỳnh Giao