olympic 2024

Chúng nó đang tìm cách biến sự lố lăng, dị hợm, bệnh hoạn thành một kiểu “bình thường mới”! Đến cả những người phương Tây phóng khoáng, tự do nhất cũng cảm thấy cái lễ khai mạc này tởm lợm, có nhiều vấn đề! Riêng người VN chúng tôi thì cảm thấy rằng: những người đàn ông Pháp đích thực cuối cùng là đã chết hết ở Điện Biên Phủ rồi! 😀

Mà chưa hẳn là đàn ông Pháp đâu, hơn phân nửa trong các binh đoàn Lê-dương là lính Đức! Đây là những lính Đức từ thời Chiến tranh thế giới 2 bị kết tội, vì muốn được giảm án nên tình nguyện đi lính cho Pháp, một kiểu đưa phạm nhân ra chiến trường, ‘lấy máu để rửa cho sạch sự xấu hổ’, một truyền thống xa xưa chẳng của riêng nước nào!

les gitans – 2

D’où viens-tu, gitan? Je viens de Bohème. D’où viens-tu, gitan? Je viens d’Italie. Et toi, beau gitan? De l’Andalousie. Et toi, vieux gitan, d’où viens-tu? Je viens d’un pays qui n’existe plus. Les chevaux rassemblés le long de la barrière, le flanc gris de poussière, le naseau écumant. Les gitans sont assis près de la flamme claire, qui jette à la clairière leurs ombres de géants. Et dans la nuit, monte un refrain bizarre; Et dans la nuit, bat le coeur des guitares. C’est le chant des errants qui n’ont pas de frontière, c’est l’ardente prière, de la nuit des gitans.

Où vas-tu gitan? Je vais en Bohème. Où vas-tu, gitan? Revoir l’Italie. Et toi, beau gitan? En Andalousie. Et toi, vieux gitan, mon ami? Je suis bien trop vieux, moi je reste ici. Avant de repartir pour un nouveau voyage, vers d’autres paysages, sur des chemins mouvants. Laisse encore un instant vagabonder ton rêve, avant que la nuit brève le réduise à néant. Chante, gitan, ton pays de Cocagne; Chante gitan, ton château en Espagne. C’est le chant des errants qui n’ont pas de frontière, c’est l’ardente prière de la nuit des gitans, de la nuit des gitans!

les feuilles mortes

Lìa cành lá úa,
Tả tơi nhảy múa.
Rụng ngập đầy sân,
Gợi sầu thi nhân…

Chương trình âm nhạc cuối tuần… Thời tiết chớm vào thu, đã lâu không có được tâm trạng ấy, không đạt được đến tầng cảm xúc như vậy, phần lớn là vì ngập trong những nỗi bận tâm, lo âu thường nhật! Đôi khi là nhớ lại trong lời Việt qua giọng ca Thái Thanh.

Cũng đôi khi tự hát bằng tiếng Pháp trong nguyên bản Les Feuilles Mortes – Những chiếc lá úa: …Et la mer efface sur le sable, les pas des amants désunis… Muốn tìm lại một chút gì đó giống như La Bohème (Charles Aznavour) nhưng biết chắc là không thể nữa rồi!

Quatorze Juillet

Hôm qua Quatorze Juillet, tức là ngày Quốc khánh Pháp 14/7… Như thường lệ dẫn đầu đoàn diễu binh là các đại diện của Binh đoàn Lê-dương, mang tạp dề da và vác rìu, trang phục gợi nhớ đến gốc gác thợ mộc xa xưa, thực ra nhìn giống đao phủ hơn! Có thể mọi người chưa biết, nhưng chính thức thì chỉ có 20 ngàn người bị kết án “phản cách mạng” và bị chặt đầu trong Cách mạng Pháp!

Còn con số “đơn thuần là tử vong” trong bạo loạn, chiến tranh thì lên đến hàng triệu! Trở lại với Binh đoàn Lê-dương, tất cả đều để râu quai nón, và đây là đơn vị duy nhất có được cái đặc quyền để râu trong quân đội Pháp! Tất cả giống như mô tả trong: Tháng bảy nóng bụi mờ và nắng ngập… vậy! Có một thời châu Âu cũng mạnh mẽ và dã man như ku Nga bây giờ, nhưng thời đó đã qua rồi… 😉

Au bord des pleurs

Tes yeux Lara, revoient toujours ce train, ce dernier train, partant vers le chagrin. Le ciel était couvert de neige, au loin déjà l’horizon brûlait. Le ciel était couvert de neige, au loin déjà le canon tonnait. Cette chanson, que chantaient les soldats. C’était si bon, serré entre tes bras. Au bord des pleurs, tu souriais Lara, oubliant l’heure, la guerre, la peur, le froid. Un jour Lara, quand tournera le vent…

Le temps du muguet

Il est revenu le temps du muguet, comme un vieil ami retrouvé. Il est revenu flâner le long des quais, jusqu’au banc où je t’attendais. Et j’ai vu refleurir, l’éclat de ton sourire, aujourd’hui plus beau que jamais.

Le temps du muguet ne dure jamais, plus longtemps que le mois de mai, quand tous ses bouquets déjà seront fanés. Pour nous deux rien n’aura changé, aussi belle qu’avant, notre chanson d’amour, chantera comme au premier jour.

Il s’en est allé le temps du muguet, comme un vieil ami fatigué, pour toute une année pour se faire oublier. En partant il nous a laissé, un peu de son printemps, un peu de ses vingt ans, pour s’aimer pour s’aimer longtemps.

joan baez

How the winds are laughing?
They laugh with all their might!

Một chiều trên đường đi chèo thuyền, đã khá lâu không chèo tuyến đường dài 20 km này, cảm thấy hơi mỏi mệt nên lục tìm trong ký ức một bài ca vui tươi để hát lên… cho đời bớt khổ! 😀 — Il était une fois, un petit garçon, qui vivait dans une grande maison — Ngày xửa ngày xưa, có một cậu bé nhỏ, sống trong căn nhà lớn, bài hát Donna, donna phiên bản tiếng Pháp này, xưa với tôi là cách học ngoại ngữ, không gì tốt hơn những ca khúc đơn giản, dể thuộc, dể hát như thế này!

Nhanh chóng, cái tâm trí “đa ngôn ngữ” của tôi chuyển qua phiên bản tiếng Anh. Ngày đó, khi chúng ta còn đơn giản và ngây thơ, thấy nhạc hay là cứ hát thôi, chẳng suy nghĩ sâu xa gì. Giờ lớn rồi, cái nhìn của chúng ta giống như “kính chiếu yêu”, lập tức nhận ra có gì đó sâu xa hơn bên dưới cái tưởng chừng là một khúc dân ca Do Thái đơn giản này. — On a wagon bound for market, there’s a calf with a mournful eye. High above him there’s a swallow, winging swiftly through the sky.

Trong chuyến xe lăn về hướng chợ, Có chú bò ánh mắt thê lương. Trên đầu soải một cánh chim, Liệng bay thỏa thích khắp miền trời cao.

Trên một toa xe đi ra chợ, có chú bò với ánh mắt đẫm lệ (vì sắp bị bán đi giết thịt), chú nhìn lên trời cao, con chim én nhỏ bay lượn khắp tầng không. Câu chuyện bắt đầu như thế, rồi tiếp diễn: — Đừng than phiền nữa, người nông dân bảo, ai biểu mày sinh ra là con bò làm chi!? Tại sao không làm chim én, tung cánh bay trên trời cao, thật tự hào và tự do!? — Stop complaining, said the farmer, who told you a calf to be? Why don’t you have wings to fly with, Like the swallow so proud and free!?

Đừng than nữa – người nông phu nói, Kiếp con bò mà khóc cái chi? Sao không có cánh bay đi, Như con chim én kiêu kỳ tự do!?

Thật yêu quá cô Joan Baez này, giọng hát đến tuyệt vời, nhất là năm 1972, liên tục 12 ngày đêm Mỹ ném bom miền Bắc, cô đã đến khách sạn Hanoi Hilton (a.k.a: nhà tù Hoả Lò ở Hà Nội) để hát cho các phi công Mỹ bị giam ở đó nghe: — Bò rất dể bị lùa đi và giết thịt, chẳng cần phải có lý do gì! Và ai đã từng mơ ước theo đuổi tự do, như con chim én tung trời mà bay!? — Calves are easily bound and slaughtered, never knowing the reason why! But who ever treasures freedom, like a swallow has learned to fly!

Kiếp con bò trói gô xả thịt, Có bao giờ hiểu lẽ gì đâu. Muốn tự do phải làm sao, Học con chim én bay cao trên trời.

Đến lúc này, có thể thấy ca khúc không đơn giản như chúng ta thường nghĩ. Bài ca kết thúc với một chút gợi ý về sự tự do của tâm hồn con người, mặc cho hoàn cảnh, mặc cho bao nhiêu nghịch lý, khó khăn, ràng buộc: — Oh, và gió đang thổi, đang thổi thế nào thế!? Gió đang thổi lồng lộng với tất cả sức mạnh của nó, gió thổi suốt cả ngày và đêm mùa hạ — How the winds are laughing, they laugh with all their might. Laugh and laugh the whole day through, and half the summer’s night.

Gió lồng lộng gió cười khúc khích, Tiếng gió cười thỏa thích tâm can. Cười hoài tiếng gió vọng vang, Vi vu lũ gió cười khan đêm ngày.

Liberté, Égalité, Fraternité

Không mấy khi thích nói về các chủ đề chính trị, xã hội, nhưng hôm nay cũng có hứng cóp nhặt một vài suy nghĩ vụn vặt. Cái câu châm ngôn của Cộng hoà Pháp trên tựa đề bài viết ấy thường được dịch ra tiếng Việt là: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Trong cách dịch ấy, hai chữ đầu đã ổn, nhưng Fraternité mà dịch là Bác ái thì… hoàn toàn chưa ổn!

Có lẽ, tại thời điểm du nhập những chữ ấy vào Việt Nam, người dịch chưa có một hiểu biết, một khái niệm như thế nào là Fraternité trong xã hội phương Tây, nên dịch Bác ái là… quá rộng, quá mơ hồ, nếu không muốn nói là hoàn toàn sai so với bối cảnh văn hoá, tổ chức xã hội phương Tây đương thời. Dưới đây sẽ nói rõ hơn về điều đó.

Fraternité hiểu theo nghĩa đen, cơ bản nhất là tình huynh đệ, tình anh em trong một nhà, trong một hội đoàn cụ thể. Đơn giản nhất, những tổ chức đơn thuần mang tính thể thao như CLB Thuyền buồm, CLB Golf… có thể gọi là mang tính Fraternité. Từ góc độ nghề nghiệp: nông hội, công hội, thương hội… là những tổ chức mang tính Fraternité.

Trong xã hội phương Tây cách đây vài thế kỷ, khi mà mọi công việc được chuyên môn hoá cao độ, bất kỳ nghề nghiệp gì dù là nhỏ nhất cũng mang tính hội đoàn. Tiến lên một bước nữa, những tổ chức từ thiện, các hội tương tế, ái hữu, tập hợp những con người chia xẻ chung một quan điểm, một phương châm sống là những tổ chức mang tính Fraternité.

Ở một cấp độ cao hơn, các tổ chức lớn như hội Tam Điểm (Freemasonry), các Hiệp sĩ thánh chiến (Crusades), các đảng phái chính trị, etc… là những tổ chức mang tính Fraternité. Nói như thế để hiểu rằng, còn người ta hành động trước tiên là vì quyền lợi của mình, của anh em mình, rồi vì quyền lợi của đoàn thể, từ băng nhóm nhỏ cho đến tổ chức lớn.

Thậm chí, những tôn giáo lâu đời cũng phát triển, phân nhánh thành những tổ chức nhỏ hơn mang tính Fraternité: Thanh giáo (Purtians), Tin Lành (Protestant)… Xã hội được cấu thành từ rất nhiều những hội đoàn khác nhau về nghề nghiệp, về tôn chỉ giáo dục, đạo đức, về đức tin tôn giáo… tất cả đan xen vào nhau một cách rất phức tạp.

Và như thế, Fraternité từ một nghĩa hẹp, xưa cũ (là tình anh em, nghĩa huynh đệ trong một nhà), đã được mở rộng để ám chỉ về các phẩm chất (virtues), các nguyên tắc đạo đức (code of ethics), các luật lệ hành xử (code of conduct) cần thiết và áp đặt đối với các thành viên của một hội đoàn, một tổ chức, cho dù là lớn hay nhỏ.

Fraternité cũng không phải là Bác ái, một loại tình yêu chung chung hướng tới muôn người, muôn loài như kiểu nhà Phật. Mà là tình cảm và thái độ hướng tới những con người đồng hội đồng thuyền trong một cộng đồng, một tổ chức, có phương châm sống, có mục tiêu, có phương pháp hành động, có cương lĩnh, lý tưởng rõ ràng.

Khi châu Âu chuyển mình từ thời Trung Cổ, từ chế độ quân chủ, những “privilege system” – các hệ thống đặc quyền, sang những cơ cấu mới, những “by – virtue system”, những hệ thống XH dựa trên các thang giá trị, vậy thì những “virtue” ấy là gì? Nó gồm rất nhiều điều, nhưng được đại diện bằng 3 chữ: Liberté, Égalité, Fraternité nêu ra trên đây.

Hàng trăm năm trước khi thực sự có Liberté & Égalité, châu Âu đã miệt mài xây dựng Fraternité: những tổ chức bảo hiểm hằng hải (Lloyd, Veritas…), các hội Khoa học và Địa lý, những Y sỹ đoàn, Luật sư đoàn, các hiệp hội, nghiệp đoàn khác… Nếu Liberté & Égalité là chung chung trừu tượng thì Fraternité lại gần gũi, trực tiếp với những sinh hoạt kinh tế hàng ngày.

Hiển nhiên, XH VN đang là một “privilege system”. Nhưng đừng vội liên hệ “privilege system” với “nhóm lợi ích” và đổ toàn bộ lỗi cho chính quyền, chế độ. Chúng ta đã có một nông hội hiệu quả để chống lại thương lái Trung Quốc lũng đoạn chưa!? Chúng ta đã có những thương hội mạnh để cạnh tranh với khu vực hay chưa, hay là vẫn đang thua trên sân nhà!?

Chúng ta có thực sự có Fraternité trong các tổ chức, dù là tư nhân hay nhà nước hay chưa!? Hay vẫn tiểu xảo lừa gạt người khác để vụ lợi nhỏ trong mọi cơ hội có thể!? Ở cấp độ cá nhân, hay là mỗi người VN vẫn mang cái não trạng AQ: chúng ta sinh ra đã là đặc biệt, đã là hơn người, tự cho mình suy nghĩ và hành động xâm phạm đến Liberté & Égalité của người khác!?

Nên thực sự tôi cảm thấy khôi hài với một số người, ban ngày thì lên mạng hô hào tự do dân chủ, rồi tối về không làm gì khác ngoài việc lướt web xem hotgirl vú vếu, cạnh khoé người này người kia, nhảy vào những trang lá cải đọc các tin cướp, hiếp, giết, xem những truyện giật gân do một đám nhà báo bất lương bịa đặt và dẫn dắt. Thế là thế quái nào vậy!?

Chừng nào các bạn kiến tạo được Fraternité, rồi tiếp đó xây dựng nên Égalité, rồi sau đó mới có Liberté được! Đòi hỏi có được mọi thứ theo thứ tự ngược lại cũng giống như con nít đòi mặt trăng (mẹ ơi lấy nó xuống cho con) mà thôi! Chỉ riêng mỗi một chữ Fraternité vẫn còn xa, xa lắm, đi hàng trăm năm chưa biết có tới được hay không!?

seafarers – 20, Alain Gerbault

Alain Gerbault served in the France’s Air Force during the WWI, become the French tennis champion later, before going to sea. In 1921, he purchased the Firecrest, an 39 – foot racing gaff sloop, learn sailing for a while, then 2 year later, single – handedly crossed the Atlantic. For this feat, he was awarded the Légion d’honneur. Continue onward, he finally made his way home, 1929, completed a circumnavigation, became the first French to do so! He then built a new boat, a 34 feet named Alain Gerbault with which he wandered the South Pacific, hopping from island to island for the rest of his life. He wrote several books about life on the islands, and criticising the modern western way of life.

Elain Gerbault là phi công không quân Pháp trong thế chiến thứ nhất, sau đó là nhà vô địch quần vợt Pháp, trước khi hướng ra biển. Năm 1921, Gerbault mua chiếc thuyền đua 39′ Firecrest để học cách vận hành, rồi 2 năm sau một mình vượt Đại Tây Dương với nó. Với thành tích này, ông được thưởng Bắc đẩu bội tinh. Tiếp tục cuộc hành trình, ông cuối cùng cũng quay về nhà năm 1929, hoàn tất 1 vòng quanh quả đất, và là người Pháp đầu tiên thực hiện được điều đó! Ông đóng một chiếc thuyền mới, dài 34 feet, đặt tên là Alain Gerbault, rồi với nó, ông lang thang khắp các đảo Nam Thái Bình Dương trong suốt phần đời còn lại! Ông viết một số tựa sách về cuộc sống trên các đảo, và chỉ trích lối sống của xã hội phương Tây hiện đại!