không tính, không tính!?

Xuất hiện nhiều sự việc quay lén, sử dụng hình ảnh cá nhân trái phép, sử dụng cho mục đích không trong sạch, số lượng vụ việc nhiều như thế, mà khắp cả các mặt báo, không thấy có bài nào nghe cho được. Về mặt luật pháp, chỉ có thể xử người vi phạm đến một mức độ nào đó, thứ nhất là xử phạt hành chính, thứ nhì là phạt tiền nếu chứng minh được hành động gây ảnh hưởng xấu đến cá nhân và xã hội. Nhưng đây cũng gần như là giới hạn của pháp luật. Đương nhiên cách diễn giải, mức độ ảnh hưởng thiệt hại sẽ khác nhau tùy từng người. Ví dụ như tôi, đàn ông, trên răng, dưới dép, tôi chả có gì phải sợ, kể cả khi hình ảnh riêng tư của mình rò rỉ đâu đó! Nhưng sâu xa hơn, đi qua ranh giới của pháp luật chính là đạo đức cộng đồng! Chính những thể loại bên trong trống hoác, không có gì khi tự soi rọi tâm hồn mình, nên họ sẽ luôn tìm cách đi soi người khác (để bù vào cái khoảng trống đó)!

Người bình thường, trong một xã hội lành mạnh, sẽ dành phần lớn thời gian cho việc phát triển bản thân, chẳng ai rảnh hơi đi tìm sự “thỏa mãn” trong hành vi “soi mói” người khác! Những gì chúng nó, đám lưu manh nhìn thấy, chỉ là cái mà “tâm” chúng nó muốn thấy thôi, chính là sự phản ánh của những cái tôi bệnh hoạn! Chúng nó không nhìn thấy được cái gì khác, những nhân cách đã “bần cùng hóa”, “lưu manh hóa”, “bị thối rữa”, chúng nó mắc cứng vào những cái bản năng máy móc như thế, phần “người” trong chữ “con người” vẫn bán khai, chưa phát triển được mấy! Mạng xã hội là cái môi trường nơi ai ai cũng tranh thủ thể hiện, tôi là như thế này, tôi đã làm những điều này, v.v… Nhưng đạo đức xã hội, cái chúng ta cần, là những thứ ngược lại: tôi KHÔNG làm những điều này này, và tôi kiên định như thế! Mà để hiểu được cái tính KHÔNG này thì vô cùng khó, phi thường khó!

photography consent

Điều 32, Bộ luật Dân sự 91/2015/QH13: “Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.” Chỉ một câu này thôi là đủ để xử phạt hành chính tất cả những hành vi quay phim chụp ảnh một người rồi phát hành, xuất bản dưới bất kỳ dạng nào, kể cả trên mạng xã hội mà không được người đó đồng ý. Rất tiếc là ở phần thi hành, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, không quy định cụ thể mức phạt, chỉ có thể phạt nếu kết luận được hành vi chia xẻ này là: “giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan , tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”. Hiểu như vậy thì vẫn có thể cưỡng chế thi hành, bắt phải xóa phim, ảnh được, chỉ là chưa định được mức phạt cụ thể mà thôi!

Ví dụ như bạn đăng tấm ảnh đi uống bia với bạn bè lên mạng xã hội, thế nào cũng sẽ có thằng cóp lại cái ảnh, rồi giật dòng tít: Tác hại của chứng nghiện rượu! Đương nhiên, đây chỉ là tôi rảnh, ngồi tưởng tượng ra kịch bản thế thôi, nhưng phần lớn báo chí và mạng xã hội VN cũng giống y vậy! Nó thể hiện cái tâm thức xấu xí của cộng đồng Việt, bản thân không chịu vận động, chỉ la liếm khắp nơi, thấy cái gì lạ thì một là sợ, hai là ghét, và ba là tìm cách nói ra nói vào! Rồi dùng những nội dung sai lệch tìm cách gây “sóng”, anh A nói như thế này, anh B bảo anh C như thế kia, kích cho thiên hạ đánh nhau! Nên cái phần “hướng hạ” trong cộng đồng quá lớn, không thấy phần “hướng thượng” đâu, riết xã hội nó bị “quy đồng” về những “mẫu số chung” như thế!

Chính những cái thành phần thiểu năng, không có khả năng suy nghĩ, trống hoác không có nội dung gì, hạ bút viết câu tiếng Việt cho suôn sẻ cũng chưa làm được! Chính những thành phần đó là dạng la liếm khắp nơi, luôn luôn “ta đây biết rồi”, chính là những kẻ thêu dệt, bịa đặt tích cực nhất! Muốn “sáng tạo nội dung” á, chuyện không dễ thế đâu, phải xem từ nhỏ học hành chữ nghĩa thế nào đã, phải có quá trình cố gắng hàng chục năm thì mới hơi hơi có nội dung được, mà người không có công phu gì chỉ cần nói mấy câu là biết ngay! Phải sớm cụ thể hóa, chi tiết hóa luật về chuyện này, quy định ra thành mức phạt chi tiết, cụ thể, có như thế mới dẹp được đám du-tu-bơ, tíc-tốc-cơ, phây-búc-cơ và cả những dạng báo chí thiểu năng, điên loạn khác!

Thường những việc như thế này do chưa xảy ra với mình, hoặc giả sử nếu có xảy ra thì mình cũng cho qua vì không quá quan trọng, nhưng vẫn phải hiểu rõ luật để tự bảo vệ. Còn đối với trường hợp ông Anh Tú – Minh Tuệ, có 2 khả năng có thể xảy ra. #1. Ông Anh Tú ủy quyền cho luật sư khởi kiện vụ án sử dụng hình ảnh cá nhân trái phép! #2. Viện kiểm sát, xét thấy sự việc ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, quyết định khởi tố vụ án sử dụng hình ảnh trái phép! Điều này nằm trong nghĩa vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát! Cứ bốc ra 100 ku đầu têu, phạt mỗi ku 20tr, kiếm 2 tỷ trả án phí, cứ làm như thế cho chúng nó sợ, khỏi đăng hình ảnh, video gì cả, còn chữ á, muốn đăng bao nhiêu thì tùy, chỉ sợ là chúng nó không có nhiều chữ để mà đăng đâu!

rẽ phải

Trước gặp những chuyện như vậy vài lần! Ví dụ như: dừng đèn đỏ chắn lối, người phía sau không rẽ phải được, nên họ càm ràm! Về luật, Việt Nam đúng là có quy định phải nhường đường cho người rẽ phải! Nhưng lấy căn cớ nào để xác định là “đã nhường” hay “chưa nhường”, vì trên đường thường khi là không có ô, vạch nào để phân biệt cả! Đó là chưa kể nhiều tình huống giao thông phức tạp, muốn nhường cũng không nhường được! Nên những cái luật như “rẽ phải” đó tạm gọi là luật vô hiệu, đặt ra cho có mà thôi, vì không có cách chính xác nào để xác minh hay cưỡng chế thi hành!

Cũng tương tự với vấn đề dao kiếm, người dân tộc họ mang đi rừng như phương tiện cá nhân tối cần thiết, không cách nào cấm được! Thay vì cấm, chỉ nên tìm cách hạn chế nó, một cách thiết thực, ví dụ như ở một số nước, công dân được quyền mang súng ra đường, nhưng phải mang công khai, không được giấu (conceal) trong người! Tương tự như vậy, có thể quy định: dao tất cả các cỡ (kể cả dao gọt trái cây, dao nhỏ) khi ở nơi công cộng đều phải có bao dao màu đỏ (quy định luôn cái mã màu cho nó bắt mắt), phải để ở nơi dễ dàng nhìn thấy, không được giấu trong người!

russian federal law #93

Có người nói rằng Putin bị trói tay bởi Điều luật liên bang Nga #93: cấm sử dụng lính nghĩa vụ Nga cho các hoạt động bên ngoài lãnh thổ! Nato, bằng nhiều xảo thuật, mưu mẹo khác nhau, đã ép buộc Yeltsin trước đây tạo ra một điều luật như vậy! Nhưng Putin đã không sửa luật, ông ta chấp nhận chơi theo luật đó. Điều đó có nghĩa là tất cả binh sĩ tham gia cuộc chiến tại Ukraine đều là quân nhân chuyên nghiệp, với số lượng tương đối ít ỏi, và Putin không có quyền điều động cả triệu binh sĩ nghĩa vụ hiện có trong biên chế!

Thiết nghĩ có luật như vậy cũng hay, ngăn không cho nước Nga đi lại con đường leo thang quân sự của Liên Xô trước đây, cân bằng giữa nhu cầu an ninh và phát triển kinh tế, ngăn nước Nga tham gia những cuộc chiến quá sức! Về quân sự, cũng là dịp thay đổi tư duy, phát triển theo con đường chuyên nghiệp! Đương nhiên sẽ có người đặt câu hỏi, nhỡ tình huống cần số lượng lớn binh lính thì làm sao!? Thực ra không thiếu cách để lách luật, như Việt Nam ở Campuchia trước đây, 100% là lính… “tình nguyện” nhé, không hề có lính nghĩa vụ nào! 😃

khu vực biên giới biển

Chuyện khôi hài, nhưng về mặt luật là rất đáng để suy nghĩ! Chưa nói ai đúng ai sai, chỉ nói chuyện khái niệm “khu vực biên giới” đang được hiểu rất tuỳ tiện, như khu vực cảng Cầu Đá, Vũng Tàu và rất nhiều nơi khác vẫn đang được xem là “khu vực biên giới”! Hiểu như vậy sai hoàn toàn với các công ước biển mà Việt Nam tham gia, biên giới trên biển phải là 12 hải lý (khoảng 22.2 km) tính từ đường cơ sở kia! Theo như thông lệ quốc tế, khi một con tàu (tàu thuỷ, tàu bay) nước khác cập cảng Việt Nam, thì con tàu cộng với chút ít khu vực xung quanh tạm thời được xem là “lãnh thổ ngoại quốc”! Và biên giới tạm thời trong tình huống đó chính là vùng tiếp giáp (tính bằng vài mét, không nhớ rõ lắm) xung quanh con tàu nước ngoài đó! Nên “sea boundary area” phải hiểu cho đúng là “khu vực tiếp giáp biển”, không thể hiểu là “khu vực biên giới biển”, tiếng Anh dùng chữ “boundary” là rất chính xác!

Boundary và border mặc dù có liên quan gần, nhưng boundary không phải là border, hiểu theo nghĩa biên giới cứng, nếu là “biên giới” thì họ đã dùng chữ “border”, đâu đó đã có sự “đánh tráo khái niệm” ở đây! Quản lý địa bàn đó như thế nào vẫn là việc cần phải làm rõ, nhưng rất vô lý khi xem toàn bộ vùng ven biển, nơi đã có quá trình dân cư sống đông đúc, lâu đời, có vô số hoạt động giao thông, kinh tế phức tạp là “khu vực biên giới”! Chính là một kiểu “nâng tầm quan điểm”, gán cho nó cái ý nghĩa “nhạy cảm, nghiêm trọng” không đáng có. Người ta đã đi ra vùng biển quốc tế từ lâu rồi, mà mình vẫn còn “bó” vào trong, cố tình tạo ra thêm “biên giới” bên trong “biên giới”. Ngay cả “vành đai biên giới” trên bộ cũng chỉ cách không quá 1000m tính từ đường biên cứng! Hiểu như vậy rất dễ xảy ra lạm quyền, nếu muốn gọi là “khu vực biên giới”, phải đi xa thêm hơn 22.2 km nữa kia!

qcvn 56

Đọc qua là biết QCVN 56, quy chuẩn đóng tàu vỏ FRP được dịch ra từ tài liệu tương tự của Hàn Quốc (mà nói thật là tài liệu gốc dùng tiếng Anh cũng không được tốt cho lắm)! Không khó để nhận ra bản dịch có khá nhiều lỗi, ở đây chỉ ra một lỗi cơ bản làm đình trệ toàn bộ quy trình đăng kiểm. Việc trình bản vẽ của tàu… như ta biết, đa số các thương hiệu đều giữ bản vẽ như “bí mật kinh doanh”, nên việc có được bản vẽ này để trình cho VR là điều không thể! Vậy phải hiểu Chapter 2: Class surveys như thế nào?

Trường hợp người mua bản vẽ B từ công ty A để đóng, thường họ chỉ bán bản vẽ và một số dịch vụ tư vấn hậu mãi! Nhưng cũng có một số công ty “khó tính” sẽ giám sát quá trình đóng tàu, nếu đạt sẽ gọi là “tàu lớp B”, nếu không đạt không được mang tên “tàu lớp B”, nhưng không đạt không có nghĩa là tàu đó sẽ không được đi biển! “Class surveys” chính là một sự đánh giá xếp hạng, nếu chủ chiếc tàu không cần sự “xếp hạng” này thì cần phải bỏ qua, và tiếp tục đánh giá theo những tiêu chí chung của tàu FRP khác!

Trường hợp người chủ sở hữu mua một con tàu thương mại đóng sẵn thì sẽ không có bản vẽ, và thường cũng sẽ không có “Class surveys” mà chỉ kiểm định con tàu theo những tiêu chí chung. Việc hiểu sai một khái niệm cơ bản làm đăng kiểm “tắc” ngay từ bước đầu tiên, với yêu cầu vô lý là phải trình bản vẽ con tàu, điều đa số những người mua tàu sẽ không bao giờ có được. Nên phải hiểu “Class survey” chính là so sánh con tàu với một tiêu chuẩn, ví như tiêu chuẩn “tàu lớp B” do công ty A ban hành!

Tiêu chuẩn B do công ty A ban hành này, nếu đã có đăng ký trước với Đăng kiểm, thì sẽ làm cho quá trình kiểm định diễn ra dễ dàng hơn. Nhưng trường hợp trong danh mục đăng kiểm không có sản phẩm B của công ty A, thì không có nghĩa là sản phẩm B đó bị cấm, chỉ là phải kiểm tra theo một quy trình khác! Điều này giống với việc mua một chiếc xe Honda, bạn không có nghĩa vụ phải trình bản vẽ chiếc xe đó! Khi Honda bán xe tại thị trường VN thì họ đã phải làm việc với ĐKVN để thống nhất các quy chuẩn!

Đăng kiểm xe sau đó chính là so chiếc xe với những gì Honda đã đăng ký xem có đạt không! Đó là trong trường hợp có “class” để so sánh! Trường hợp bạn tự đóng một chiếc xe không giống ai thì đương nhiên không thể so sánh với ai cả! Nhưng không có nghĩa là chiếc xe sẽ không được quyền kiểm định! Trừ khi nhà nước làm luật nói rõ: “chỉ cho phép xe của Honda, Yamaha, và Suzuki, xe làm bởi cá nhân khác đều cấm”, còn không thì vẫn phải xây dựng quy chuẩn đăng kiểm từ những cái căn bản nhất!

Tóm lại: phần lớn các trường hợp là chủ thuyền không có bản vẽ! Trong một số trường hợp họ có thì cũng thường sẽ bị ràng buộc về mặt pháp lý và không được quyền tiết lộ bản vẽ này! Cần làm rõ lý do và chi tiết tại sao VR lại cần bản vẽ, nếu chỉ là để có được một số thông tin cơ bản như L (dài tàu), B (rộng tàu), D (chiều cao mạn tàu), etc… thay vì phải đo đạc thực nghiệm thì cần phải có cách tương đương thay bản vẽ! “Class surveys” thực sự có một nội hàm và ngữ nghĩa pháp lý khác cần phải tiếp tục làm rõ!

rừng luật

Facebook nhắc ngày này năm trước… Lại nói chuyện “rừng luật” không bằng… “luật rừng”! Như vụ mô-tô nước tai nạn chết người trên sông SG gần đây, rồi dẫn tới việc hết sức tào lao là cấm mô-tô nước trên tuyến đường thuỷ nội địa. Chúng nó chỉ có nhậu, bolero, đua xe, đua ghe rồi chụp ảnh khoe Face chứ thể thao nước cái gì!? Nhưng vì một vài con sâu mà cấm cả nồi canh, rồi tự ngồi “đĩ miệng” với nhau: chúng ta là quốc gia biển đảo! 😢 Mọi thứ căn bản cuối cùng vẫn quay về phẩm chất, tư cách con người, luật không thể nào quy định mọi trường hợp được!

Nhưng rất nhiều khi là cách làm luật không đúng, ví dụ: nếu không thể quy định chính xác như thế nào là chằng buộc hàng hoá an toàn thì làm theo hướng ngược lại: quy định mức phạt thật nặng (thậm chí bỏ tù) nếu gây ra tai nạn, gây hậu quả nghiêm trọng! Là tự khắc chúng nó lo buộc cuộn thép đúng cách, tự khắc dân nó biết điều ngay thôi! Mấy chuyện này không phải các bác ấy không biết, nhưng làm luật đúng, hợp logic thì “ăn” vào đâu được, nên cứ phải nửa nạc nửa mỡ như thế, tự tạo ra một đống mâu thuẫn để tuỳ lúc, có thể diễn giải luật theo cách… tuỳ ý! 😢

danh chính ngôn thuận

Chuyện thấy được khi xem phim, vấn đề an ninh mạng TQ, dĩ nhiên có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng có một điều rất căn bản: công khai danh tính! Các tài khoản mạng ở TQ hầu như đều phải xác minh nhân thân, như thế ai nấy đều phải suy nghĩ kỹ càng trước khi nói, chỉ cần có Báo cáo (Report) từ tài khoản “tíc xanh” là đã có thể bắt đầu chuỗi hành động pháp lý! Danh có chính thì ngôn mới thuận được, đây là chuyện đương nhiên! Về vấn đề quyền riêng tư, hiện tại, các tài khoản mạng ở TQ vẫn cho phép một mức độ “ẩn danh” (không xác minh) nhất định! Nhưng chỉ có khiếu nại, kiện cáo từ tài khoản “tíc xanh” thì mới được xem xét!

Còn loại kia chỉ mang tính chất thông tin. Khi đa số người dân trong cộng đồng đều “tíc xanh”, thì phát ngôn từ tài khoản “không tíc xanh” được xem là không “chính danh”, không có trọng lượng, có độ ưu tiên rất thấp! Về vấn đề tự do ngôn luận, điều này chỉ khả dĩ trong một xã hội dân trí cao, con người có lòng tự trọng và ý thức đạo đức, pháp luật! Còn trong một xã hội phức tạp, đầy rẫy “lưu manh vặt” như TQ và VN thì chỉ có đẩy tinh thần “pháp trị” tới cao độ, thậm chí là hà khắc, ác liệt thì mới có thể giáo dục, sửa đổi con người, ép họ phải “cẩn ngôn, thận hành”! Không thể ngồi đó mà trông chờ vào mấy câu “đạo đức” suông được!

đi lại

Đi lại là quyền căn bản, chỉ có thể khuyến cáo chứ không thể cấm được! Cũng tương tự, trên sông, biển hay trên bộ (thậm chí trên không) thì nguyên tắc phổ quát ấy đều áp dụng như nhau. Dĩ nhiên tham gia giao thông thì phương tiện phải đăng kiểm, đi lại phải tuân theo luật giao thông. Giả sử ta chèo chiếc kayak, hay đi chiếc thuyền buồm, chúng nó sẽ tìm cách quy về “hoạt động thể dục, thể thao” để ngăn cản, làm khó. Thế tôi chỉ “đi lại” bình thường thôi được không, đó không phải là thể dục, càng không phải thể thao!

Mà chẳng ai cấm được thể dục trong công viên, nơi công cộng! Nói cho đúng thì quy về “hoạt động thể dục, thể thao” chính là một kiểu “nâng tầm quan điểm”, hay đúng hơn là “nguỵ biện”. Ông già đi bộ hít thở trong công viên cũng là thể dục đấy, sao không cấm đi? Cái sai của lập luận “thể dục, thể thao” là ở chỗ, không thể phân biệt đi lại với thể dục về mặt luật, ví dụ như: ngồi thiền tại một chỗ cũng có thể là thể dục, mà cỡi jetski chạy 80kmph đôi khi chỉ là đi lại. Mà đã không thể, không có cách phân biệt, thì đừng đặt thành khái niệm luật pháp!

mare liberum

Nhiều thế kỷ về trước, người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tiên phong khai phá Tân thế giới, họ đề cao học thuyết “Mare clausum” – tiếng Latin nghĩa là biển đóng, những vùng biển được tuyên bố chủ quyền triệt để. Người Anh, Pháp chậm chân hơn, họ đề cao học thuyết “Mare Liberum” – biển tự do, biển mở: chỉ công nhận lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế, ngoài khu vực đó là vùng biển… quốc tế, không ai có thể tuyên bố chủ quyền.

Dần dà, học thuyết Mare Liberum thắng thế, đơn giản vì với khả năng thời đó, rất khó thực thi chủ quyền trên những vùng đại dương rộng lớn, thay vào đó nên chấp nhận quyền khai thác chung. Tuy vậy, đây vẫn là một dạng luật của kẻ mạnh, vì ai có khả năng khai thác, nếu không phải là kẻ có tàu to, súng lớn!? Đến ngày nay, đa số các quốc gia đều ủng hộ học thuyết Biển tự do, chỉ có một số ít không ủng hộ, đơn cử ví dụ như là… Trung Quốc.

Việt Nam cũng đi theo với xu thế của thế giới, cũng đã thừa nhận tinh thần của trường phái suy nghĩ “Mare Liberum” này, hay ít nhất cũng có vẻ như thế, trên hình thức là như thế! Nhưng nói thì dể, mà làm không dễ… muốn có được cái tự do rộng lớn ngoài kia, thì trong nội địa, trong mọi sinh hoạt sản xuất, xây dựng, kinh doanh, trong ý chí, hoài bão của con người, phải có tự do trước đã… Suy cho cùng, nó vẫn là luật của tàu to, súng lớn…