tự tính

ạn có thể đem khỉ ra khỏi rừng, nhưng không thể đem rừng ra khỏi khỉ! Với khỉ, rừng là bản năng, là lẽ sống, hiểu tương đối là một dạng “tự tính – 自性 – svabhāva”! Đốn đến cái cây cuối cùng sẽ nhận ra, hoá ra chúng ta vẫn là những con khỉ nhớ rừng, cần có rừng! Chính cái ngộ nhận cao cấp hơn nên dẫn đến kiểu suy nghĩ lầm lạc đó! Chừng nào mà cái ham muốn “hơn người bất chấp” còn lớn hơn cái ham muốn “thay đổi bản thân”, thì mọi lý luận vẫn chỉ là nguỵ biện, con người vẫn chỉ là những kẻ phá hoại!

sound of silence

gủ một đêm thức dậy, nhận ra mọi thứ rồi cũng sẽ y như cũ, chả khác gì! Như cái thời VN chưa có gì, chưa có di động, chưa internet, về bản chất không ổn, nhưng ít ra nó không có phương tiện để nhân rộng. Đến khi có internet rồi, con đen dùng nó vào việc học tập thì ít, mà chat chit, gái gú thì nhiều! Tiếp theo đó thì mọi người biết rồi, các hội nhóm lưu manh, lừa bịp, bài bạc, cá độ, đĩ điếm cứ thay nhau mọc ra trên net như nấm sau mưa. Sau khi rửng mỡ chán chê, chúng nó sẽ bắt đầu bày trò xỉa xói nhau trên net, tôi là như thế này, anh là như thế kia, đủ trò đấu tố, ghen ghét, lưu manh lặt vặt. Và sau khi đã la liếm chán chê, chúng nó sẽ học cách tỏ ra trí thức, cũng nghe nhạc, cũng đọc sách (nói xin lỗi, ngó qua đọc sách gì, nghe nhạc gì là biết cũng chỉ như “con khỉ mặc áo”).

Tại sao lại như vậy!? Tại vì công nghệ phát triển mà con người thì không! Công nghệ tạo ra những cái tâm “vọng động”, cho họ cơ hội để trở thành “một người khác”, trong chốc lát trở thành bất kỳ điều gì mà họ muốn, cũng là một kiểu “ngáo”. Chứ thực sự, “cái tôi” bên trong không hề thay đổi, “cái tôi” chỉ được nuông chiều, chứ không được rèn luyện. Thiếu những giá trị dẫn đường, những mục tiêu hướng thượng, thiếu xây dựng và chia xẻ giá trị giữa người với người, thì có loay hoay cỡ nào, rồi cũng trở thành một kiểu “trò chơi con mực” mà thôi, không hơn! Ấy, mà nói “giá trị, tư tưởng”, đừng vội đem sách “triết” ra đọc nhé! Chuyện đơn giản chỉ là sự phát triển của mỗi cá nhân, là nhìn vào bên trong và tự vấn bản thân ấy, đừng vội ra ngoài mua sách, không có “tự vấn”, đọc làm màu vô ích!

Hello darkness, my old friend, I’ve come to talk with you again. Because a vision softly creeping, left its seeds while I was sleeping. And the vision that was planted in my brain still remains within the sound of silence… And the people bowed and prayed, to the neon god they made…

shakya

ề cái mà tôi hay gọi là “sự diễn dịch, phân tích lịch sử theo chiều ngược”, một “lỗi tư duy” phổ biến của 99% con người, tìm cách mô tả lại sự việc từ vị trí mình đang đứng, hay rất thường khi, diễn dịch lại quá khứ theo cách có thể đáp ứng (có lợi cho) các nhu cầu của cuộc sống hiện tại! Đó là một lỗi tư duy phổ biến, cố hữu, và hết sức nguy hiểm! Về đức Thích-ca Mâu-ni, thường được xem là “hoàng-tử” của dòng họ, “vương-quốc” Thích-ca (Shakya). Nhiều ý kiến cho rằng Shakya chính là Scythia, một nhánh người Aryan cổ! Theo các nghiên cứu hiện đại, thể chế chính trị của Shakya là Cộng-hoà (Republic) và nghị-viện, chứ không phải là Phong-kiến quân-chủ.

Cũng như nhiều quốc gia khác đương thời, hình thức chính quyền là Cộng-hoà, y hệt như La Mã trước thời Caesar, từ sau Caesar mới là đế chế, Caesar là Hoàng-đế đầu tiên! Trong tiếng Sanskrit, chữ Raja (Royal) chỉ người đứng đầu, người cầm quyền, chứ không mang nghĩa Hoàng-gia như sau này! Thực tế, thể chế phong kiến đầu tiên ở Ấn Độ cổ chỉ bắt đầu với Maurya, Bindusara và Ashoka, những Hoàng-đế mãi hơn 300 năm sau thời của đức Phật. Chính vì không có kiến thức về các thể chế Cộng-hoà thời cổ đại nên các sử gia (phong kiến) đời sau lần ngược trở lại, giải thích lịch sử “từ vị trí mình đang đứng”: Shakya trở thành vương-quốc và đức Phật trở thành hoàng-tử!

pali

ề Pali, và các ngôn ngữ khác của kinh Phật như: Sanskrit, chữ Phạn, etc… Sinh thời, đức Phật thuyết giảng bằng tiếng Prakrit, người anh em “bình dân” của Sanskrit. Vốn gốc đều là chung một ngôn ngữ, nhưng Prakrit là phần dễ hơn, bình dân hơn, phổ biến rộng rãi trong đại chúng, trong khi Sanskrit được ngữ pháp hoá chặt chẽ bằng các quy luật và trở thành ngôn ngữ chính xác của “tầng lớp trên”. Tuy vậy nhiều nghiên cứu cho rằng 2 nhánh ngôn ngữ này thông hiểu được với nhau chứ chưa đến mức trở thành các ngôn ngữ riêng biệt như sau này! Đã có lúc, có đệ tử đề nghị đức Phật truyền dạy giáo pháp bằng Sanskrit, nhưng đức Phật kiên quyết phản bác, đơn giản ông ấy muốn nói bằng thứ ngôn ngữ bình dân mà đại chúng có thể nghe và hiểu được! Càng về sau, Sanskrit càng trở nên chuẩn hoá, hàn lâm hoá, được dùng trong các nghi lễ tôn giáo Hinduism, Jainism, và Phật giáo!

Những lời dạy của đức Phật vốn được thể hiện bằng ngôn ngữ Prakrit! Vậy còn Pali là cái gì!? Cái tên Pali nhằm mô tả loại ngôn ngữ được sử dụng trong các kinh văn Theravada – Phật giáo nguyên thuỷ, nhưng cái tên đó chưa từng bao giờ được lịch sử ghi nhận! Người ta biết đến Pali, gọi bằng tên Pali thực chất chỉ qua các kinh văn của Theravada. Pali với Sanskrit có một mối liên hệ tương đối gần, tập từ vựng gần như tương đương, nhưng ngữ pháp Pali đơn giản hơn! Hiểu nôm na, Pali chính là một cái “hoá thạch”! Hoá thạch của một sinh vật cổ thực ra là cục đá mang hình dạng con sinh vật đó, chứ bản thân cục đá đó không phải là sinh vật! Tương tự như vậy, Pali chính là Prakrit thời kỳ đức Phật hoằng pháp, nhưng trong khi Prakrit tiếp tục phát triển, trở thành nhiều ngôn ngữ khác (sinh ngữ), còn Pali dừng lại, bất động với thời gian (tử ngữ), trở thành một ngôn ngữ kinh viện để lưu truyền hậu thế!

ananda

ề A-nan, người thị giả của đức Phật… khi Phật đã bắt đầu có tuổi, người muốn chọn một người hầu cận gần gũi phục vụ cho các công việc hàng ngày, lo ăn uống, sinh hoạt, lo tổ chức và truyền đạt các chỉ dạy cho Tăng-đoàn. Ca Diếp (và nhiều người khác) là các đại đệ tử của đức Phật, về học vấn đứng vào hàng đầu, nhưng lúc đó cũng đã có tuổi, người được chọn là A-nan vì nhiều lý do khác nhau. A-nan là em họ của đức Phật, bố của A-nan là anh em với bố của đức Phật, về quan hệ họ hàng là gần gũi. Kế đến nữa là A-nan còn trẻ, nhanh nhẹn phù hợp với công việc. A-nan với đức Phật một lòng tôn sùng, thành kính, chu đáo, và đặc biệt A-nan nổi tiếng với khả năng ghi nhớ siêu phàm, hàng vạn lời đức Phật nói ra, nói lúc nào, ở đâu, nói như thế nào, A-nan có thể lặp lại không sai sót.

Đại hội Kết-tập lần thứ nhất sau khi đức Phật nhập diệt, các đệ tử họp lại để “chuẩn hoá” những lời dạy, hội nghị này do Ca Diếp tổ chức! Hội nghị phụ thuộc rất nhiều vào A-nan, vì cái trí nhớ siêu phàm của ông ấy! Các kinh điển Phật giáo thường bắt đầu bằng câu: Evaṃ mayā śrūtaṃ, 如是我聞, Như thị ngã văn, Tôi nghe như vầy…, được cho là lời thuật của A-nan, A-nan thuật lại từng lời một, nếu tất cả 500 vị A-la-hán của Tăng-đoàn đều đồng ý thì lời đó trở thành kinh văn chính thức! Nhưng có một điều, A-nan là người duy nhất, trong số 500 thành viên hội đồng chưa… đắc quả A-la-hán! Chính bởi cái trí nhớ siêu phàm, cái gì cũng nhớ đó nên A-nan chưa thể đắc pháp, ít nhất là cho đến sau khi đức Phật khứ thế, những người khác, vì ít vướng bận vào ngôn ngữ, nên lại dễ thành công hơn!

Bát nhã tâm kinh

át-nhã tâm kinh – 般若心经 – Prajnaparamita hrdaya – Heart sutra… Xin nói rõ một điều là em hoàn toàn không hiểu gì về nội dung kinh này, chỉ nói về cái chất lượng âm nhạc như thôi miên của nó! Nhất là đoạn: Gate, gate, pāragate, pārasaṃgate – Qua rồi, qua rồi, đã qua bờ bên kia, đã hoàn toàn qua bờ bên kia rồi…

Cứ mỗi lần chèo vượt biển những đoạn dài 20, 25 km là vừa chèo đi, vừa “niệm chú” như thế: Gate, gate, pāragate, pārasaṃgate… em ngu nên chỉ hiểu theo nghĩa đen thế thôi! 🙂 Nói thêm chút về ngữ nghĩa, có hai cách hiểu câu này, một cách chủ động và một cách bị động, không diễn tả được trong tiếng Việt, hiểu thế nào là tuỳ vào chủ thể!

Aaryaavalokiteshvara – bodhisattvo gambhiiraayaam prajnaapaaramitaayaam caryaam caramaano vyavalokayati sma: panca skandhaah; taamshca svabhaava – shuunyaan pashyati sma.

Iha Shaariputra ruupam shuunyataa shuunyataiva ruupam, ruupaan na prithak shuunyataa, shuunyataayaa na prithag ruupam, yad ruupam saa shuunyataa, yaa shuunyataa tad ruupam. Evem eva vedanaa – samjnaa – samskaara – vijnaanaani. Iha Shaariputra sarva – dharmaah shuunyataa – lakshanaa, anutpannaa, aniruddhaa, amalaa, na vimalaa, nonaa, na paripuurnaah. Tasmaac Chaariputra shuunyaayaam na ruupam na vedanaa na samjnaa na samskaaraa na vijnaanaani. Na cakshuh – shrotra – ghraana – jihvaa – kaaya – manaamsi. Na ruupa – shabda – gandha – rasa – sprashtavya – dharmaah. Na cakshurdhaatur yaavan na mano – vijnaana – dhaatuh.

Na vidyaa, naavidyaa, na vidyaa – kshayo, naavidyaa – kshayo, yaavan na jaraa – maranam na jaraamarana – kshayo, na duhkha – samudaya – nirodha – maargaa, na jnaanam, na praaptir apraaptitvena. Bodhisattvasya prajnaapaaramitaam aashritya viharaty acittaavaranah. Cittaavarana – naastitvaad atrasto, viparyaasaatikraanto nishtha – nirvaanah. Tryadhva – vyavasthitaah sarvabuddhaah prajnaapaaramitaam aashrityaanuttaraam samyaksambodhim abhisambuddhaah. Tasmaaj jnaatavyo prajnaapaaramitaa – mahaamantro mahaavidyaa – mantro ‘nuttara – mantro ‘samasama – mantrah, sarvadukha – prashamanah, satyam amithyatvaat, prajnaapaaramitaayaam ukto mantrah. Tad yathaa gate gate paaragate paarasamgate bodhi svaaha!

 

Avalokiteshvara while practicing deeply with the Insight that Brings Us to the Other Shore, suddenly discovered that all of the five Skandhas are equally empty, and with this realisation he overcame all Ill-being.

“Listen Sariputra, this Body itself is Emptiness and Emptiness itself is this Body. This Body is not other than Emptiness and Emptiness is not other than this Body. The same is true of Feelings, Perceptions, Mental Formations, and Consciousness. “Listen Sariputra, all phenomena bear the mark of Emptiness; their true nature is the nature of no Birth no Death, no Being no Non-being, no Defilement no Purity, no Increasing no Decreasing. “That is why in Emptiness, Body, Feelings, Perceptions, Mental Formations and Consciousness are not separate self entities. The Eighteen Realms of Phenomena which are the six Sense Organs, the six Sense Objects, and the six Consciousnesses are also not separate self entities. The Twelve Links of Interdependent Arising and their Extinction are also not separate self entities. Ill-being, the Causes of Ill-being, the End of Ill-being, the Path, insight and attainment, are also not separate self entities. Whoever can see this no longer needs anything to attain.

Bodhisattvas who practice the Insight that Brings Us to the Other Shore see no more obstacles in their mind, and because there are no more obstacles in their mind, they can overcome all fear, destroy all wrong perceptions and realize Perfect Nirvana. “All Buddhas in the past, present and future by practicing the Insight that Brings Us to the Other Shore are all capable of attaining Authentic and Perfect Enlightenment. “Therefore Sariputra, it should be known that the Insight that Brings Us to the Other Shore is a Great Mantra, the most illuminating mantra, the highest mantra, a mantra beyond compare, the True Wisdom that has the power to put an end to all kinds of suffering. Therefore let us proclaim a mantra to praise the Insight that Brings Us to the Other Shore: Gate, Gate, Paragate, Parasamgate, Bodhi Svaha!

first & original

irst-hand-knowledge – kiến thức trực tiếp: tự biết một chuyện gì đó bằng chính bản thân mình, càng trực tiếp càng tốt, không nghe qua người thứ 3, thứ 4… thứ n. Khi kiến thức trực tiếp không thể có thì nên giữ thái độ trung dung! Original thoughts – suy nghĩ tự thân: phát ngôn bằng chính suy nghĩ của bản thân, hạn chế copy lại từ nguồn khác! Riêng việc tự suy nghĩ, tự phát ngôn là đã cho thấy cá nhân có sự vận động, có tư duy và lý tính riêng, chứ không phải đơn giản chỉ là một cái máy photocopy!

Hai cái này, một đầu vào, một đầu ra, liên quan chặt chẽ với nhau, tuy hai mà một, tuy một mà hai. Người không biết giá trị của “first-hand-knowledge” sẽ chỉ la liếm chuyện thiên hạ, bản thân không có sự phân tích, chọn lọc bên trong. Mà ngành Computer Science có câu: GIGO – garbage in, garbage out, bỏ vào là rác, thì thứ lấy ra cũng sẽ chỉ là rác! “Original thought”: bản thân hiểu mới là việc quan trọng, tự suy nghĩ, tự viết ra được mới là việc quan trọng, copy lại lời người khác không có giá trị phát triển cá nhân!

Chúng ta đang sống trong một thời đại suy đồi, sự vô minh của con người ngày càng lớn! Nhân danh cái tào lao gọi là trí tuệ nhân tạo, hoang tưởng có thể hiểu và kiểm soát được nội dung, suy nghĩ của con người, đó chỉ là nguỵ biện để che dấu lý do thực là tối ưu hoá “lợi nhuận”. Việc đơn giản, có thể làm được ngay, mà cứ mãi lần lữa không chịu làm, đó là hoàn thiện các cơ cấu kỹ thuật, nền tảng pháp lý, làm sao để bảo đảm được 2 yếu tố: first & original, hay nói cách khác là tính… “chính danh”!

pháp diệt tận kinh

法滅盡經

háp diệt tận kinh – 法灭尽经, hay còn gọi là “Phật thuyết Pháp diệt tận kinh”, là một kinh văn lưu hành rất sớm, phổ biến trong cả 2 phái Nam, Bắc tông, được dịch sang Hán-ngữ từ nguyên bản tiếng Sanskrit và trở thành thành văn bản chính thức trong bộ Đại-tạng-kinh – Tripiṭaka. Trong kinh này, đức Phật đưa ra các lời tiên đoán về thời kỳ suy tàn rồi diệt vong của Phật-giáo sau khi Ngài nhập Niết-bàn! Dưới đây trích lại một vài đoạn trong nguyên bản, có sửa lại hành văn cho dễ hiểu hơn:

Tôi nghe như vầy: một lần, đức Phật ở thành Câu-thi-na. Như-Lai sẽ nhập Niết-bàn trong 3 tháng nữa, nên các tì-kheo cùng nhiều giáo chúng kéo đến, cung kính đảnh lễ. Thế-tôn tĩnh lặng, không nói một lời và ánh hào quang cũng không xuất hiện. Ngài A-nan cung kính đảnh lễ và hỏi: bạch Thế-tôn, từ trước đến nay khi Thế-tôn thuyết pháp, ánh sáng uy nghiêm đều xuất hiện, nhưng hôm nay không thấy nữa, chắc hẳn có nhân duyên gì, chúng con mong muốn nghe đức Thế-tôn giảng giải.

Đức Phật vẫn im lặng không trả lời, A-nan thỉnh cầu đến 3 lần, lúc đó đức Phật mới bảo: sau khi Như-Lai nhập Niết-bàn, giáo pháp sẽ bắt đầu suy yếu, ma đạo dần thịnh hành, đội lốt tăng nhân, xuyên tạc phá hoại giáo pháp. Chúng mặc y phục đẹp đẽ, uống rượu, ăn thịt, giết hại sinh vật, không có lòng từ bi, thường mang sân hận, đố kỵ lẫn nhau. Trong Tăng-đoàn, giữa tháng, cuối tháng tuy có tụng kinh, nhưng cũng chỉ là hình thức. Chẳng bao lâu, việc tụng tập kinh điển cũng sẽ chấm dứt.

Khi chính pháp sắp mất, phụ nữ sẽ trở nên tinh tấn và thường làm việc công đức. Đàn ông sẽ trở nên lười biếng, không còn ai coi trọng giáo pháp nữa. Khi chính pháp sắp tàn, chư-thiên khóc lóc, sông ngòi khô cạn và các loại ngũ cốc không chín, kéo theo đó là nạn đói. Bệnh dịch thường xuyên xảy ra, cướp đi vô số mạng người. Dân chúng làm việc cực khổ, quan chức mưu tính lợi riêng, không thuận theo đạo lý. Người ác nhiều như cát biển, người thiện rất ít, hầu như chỉ có được một vài người.

Khi kiếp sắp hết, vòng quay của mặt trời và mặt trăng trở nên ngắn hơn và mạng sống của con người giảm lại. Bốn mươi tuổi đầu đã bạc trắng. Đàn ông dâm dục, cạn kiệt tinh lực nên thường chết trẻ, thường là trước 60 tuổi. Mạng sống của nam giới giảm, mà mạng sống cuả nữ giới tăng đến 70, 80, 90 hoặc hơn. Nước lớn sẽ bất ngờ dâng cao, chúng sinh các loại, chìm đắm nơi biển cả, làm mồi cho tôm cá, nhưng con người vẫn không mảy may quan tâm đến! Người các chủng tộc lai tạp lẫn nhau.

Tuy nhiên trong 52 năm, các bộ kinh như Thủ-lăng-nghiêm, kinh Bát-chu Tam-muội, dần dần bị sửa đổi, mười hai bộ kinh sẽ dần bị huỹ diệt hoàn toàn và không bao giờ xuất hiện trở lại nữa. Văn tự kinh điển sau đó hoàn toàn biến mất, không còn được biết đến, giới y của sa-môn sẽ biến thành màu trắng. Khi giáo pháp của ta sắp mất, cũng giống như ngọn đèn dầu tỏa sáng lên trong chốc lát trước khi tàn lụi, chính-pháp cũng bừng sáng rồi suy tàn. Từ đó về sau khó nói chắc được điều gì.

Thời kỳ Mạt-Pháp này sẽ kéo dài suốt hàng chục triệu năm, cho đến khi Di-lặc, vị Phật tương lai, sẽ thị hiện ở thế gian để thành vị Phật tiếp theo. Các nơi đều được an vui, khí độc tiêu tan, mưa gió thuận hoà, các loại ngũ cốc tươi tốt, cây cối sum suê cao lớn, và con người sẽ cao đến tám trượng, tuổi thọ lên đến đến 8 vạn 4 ngàn năm, chúng sanh độ được Chính-pháp nhiều đến mức khó có thể đếm hết… Này A-nan, kinh này gọi là Pháp Diệt Tận, hãy truyền bá rộng rãi cho mọi người được biết!

parable of the poisoned arrow

alunkyaputta, một đệ tử của đức Phật, cảm thấy bất mãn vì Như Lai luôn từ chối trả lời 14 câu hỏi siêu hình (kiểu như: vũ trụ có vĩnh hằng hay không, có vô tận hay không .v.v.) Một ngày nọ, anh ta đến gặp đức Phật và tuyên bố: nếu những câu hỏi đó không được trả lời thì anh ta sẽ không tin theo đức Phật nữa! Như Lai đáp lại bằng một câu chuyện, chuyện rằng: Có người bị bắn bằng mũi tên tẩm thuốc độc, bác sĩ muốn lấy mũi tên ra ngay để cứu người, nhưng nạn nhân không chịu, cứ đòi muốn biết người bắn mũi tên là ai, xuất thân từ đâu, học vấn thế nào, cao thấp ra sao, tại sao lại bắn! Nếu cứ chấp vào những câu hỏi đó thì chắc chắn anh ta sẽ chết, chết mà vẫn chưa biết được câu trả lời. Ý nghĩa của câu chuyện: đời người ngắn ngủi, nên tập trung vào những việc có nghĩa, đừng phí công sức cho những câu hỏi siêu hình vô ích!

Chuyện tương tự cũng xảy ra ở các “tôn giáo” khác! Khổng Tử cũng từ chối trả lời các câu hỏi mang tính siêu hình – metaphysics, bảo rằng chuyện con người còn chưa biết, quan tâm làm gì chuyện trời đất, quỷ thần, chuyện sống còn chưa biết, quan tâm làm gì chuyện chết! Lão Tử cũng trả lời đại khái tương tự như vậy, bảo rằng “đạo” là thứ phi thường, không thể diễn giải được (đạo khả đạo, phi thường đạo…). Đó là phương Đông nhé, sang đến phương Tây, từ Aristotle, Platon cho đến Nietzsche, Kant đều cho thấy một điều tương tự, hoá ra các triết gia phương Tây, họ cũng không nhắm vào những vấn đề và câu hỏi như thế! Thay vào đó, họ thảo luận các khía cạnh về khả năng nhận thức của con người: chúng ta có thể biết được những gì!? Đọc khắp Đông, Tây, kim, cổ đều chỉ thấy những chuyện như vậy!

Nên, chỉ có mấy ku “thiểu năng trí tuệ” Việt Nam mới suốt ngày bô lô bô la “triết học” là như thế này, như thế kia, đầu óc đã trở nên “ngáo” nặng vì bị trúng tên thuốc độc! Hoặc giả, học đâu đó được vài ba câu chữ lảm nhảm, chưa từng đọc cái gì cho thấu đáo, nên nghĩ rằng lặp lại một số vấn đề “ngu ngơ” như thế là cao siêu, là hơn người! Hoặc giả, chúng nó cho rằng người khác cũng tư duy như thế, cũng có cái “não trạng” y như thế, cũng đem mấy câu hỏi của đứa trẻ lên 3: “ai làm ra mặt trăng” đi làm khó người khác! Từ trong sự mông muội như “thủa hồng hoang” đó, chúng nó cho rằng cứ là dạng “trí tuệ của đứa trẻ” là tự nhiên đã trở thành “triết gia” rồi! Nực cười, một đám “thiểu năng”, em mà gặp ai như thế là em không ngần ngại văng thẳng vào mặt 4 chữ “triết cái con c…”, thẳng thừng như thế cho chúng nó tỉnh ra!

The fallacy of high-level programming

For the last 5 years or so, I’ve stopped writing on technical subjects on this blog. But that doesn’t mean I stop writing completely, in fact, I keep on writing a lot, but keep them to myself instead of posting out. For reasons too numerous to tell, or to be short, just because… I’m lazy… Software engineering is a still a relatively – young industry, hence… naivety, untruthfulnesses, deceptions, myths, lies, and dogmas are… countless. In that environment, writings could be controversial and misleading, so I choose to note down my ideas in private.

started with Turbo-C on DOS, then move on to different dialects of the C language: Watcom C, Borland C++, C++, glibC, Obj-C… For me, the most important thing in programming is… crashes. It crashes right away to tell you that you’ve done something wrong! It crashes when you access a null pointer, it crashes when you use an API the wrong way, it crashes when you allocate an infeasible amount of memory, it crashes when you access a dangling pointer referencing to an object which has gone out of scope, just because you can’t keep a right tracking on the life-cycle of that object. It doesn’t even throw an exception and try going on until the situation is unmanageable. Simply put, there’s NO exception, you’re punished immediately, as soon as you’ve done something wrong!

I strongly advocate the use of ARC for memory management, in fact, I would call it the most brilliant feature of the Obj-C language for the last 25 years or so, ARC makes life much more easier. But I also advocate the use of crashes as a “graceful” way to tell that you’ve done something wrong with the deallocated blocks. It crashes right away when you allocate an unbearable amount of memory so that you would know that your algorithms and data – structures are not efficient enough, and you will need to improve, to do tuning, optimization! For me, modern languages are good and friendly, the down side is that it’s also too friendly to the developers, without punishments, how can the devs’ skills could be improved!

Thus, by the interacting between you – the coder and the computer & compiler combination, the reward – punishment model will help greatly boost the devs’ skills over time, and help producing good code. There’re huge differences between an experienced programmer who write good code, and foresee possibilities of bugs, and a novice one who only try to make it… just run. I really want to emphasize here, that the “reward – punishment” model of programming is what made a good programmer! Also by learning to handle memory problems by yourself give you opportunities to follow and understand the life cycles of objects, of memory blocks, understand the precise flows of code, understand the cost-and-benefits of each coding approaches.

To summarize about languages, C is like Sanskrit, extremely precise and accurate, rigid grammar, strong types, all syntaxes has profound implications. High level languages such as Swift, .NET, JavaScript, etc are like… Vietnamese, lacking a good grammar, and quite vague and inconsistent in meanings. Of course, learning C is hard, not everyone want to do things the hard way. On the other hand, it’s too easy to quickly draft up some simple apps in high-level languages, which would naturally give a fallacy that devs are good, whatever they write, it seems to run “smoothly and perfectly”! Of course, high-level languages have their roles, for examples, to make some prototyping… until things get huge and complex!