mongols

rong các chiến thuật quân sự, khó nhất là giả vờ yếu, giả bộ thua! Thời xa xưa, Mông Cổ chính là những người thực hiện chiến thuật giả thua giỏi nhất: vờ rút lui trong hoảng loạn, vô trật tự, kỳ thực trong cái vô trật tự đó lại có một trật tự thống nhất, rõ ràng! Chiến thuật này là… siêu khó, phải có bản lĩnh rất vững vàng mới thực hiện được, vì nếu làm không khéo thì thua giả sẽ… trở thành thua thật: rút chạy với hàng ngũ rối loạn, tan vỡ! Đương nhiên, đối thủ của người Mông Cổ cũng không ngu ngốc, thành ra họ phải thay đổi chiến thuật liên tục.

Giả thua 1 ngày, giả thua 3 ngày, đỉnh điểm là quân Mông Cổ đã giả thua liên tục 9 ngày, thậm chí làm cả “kế rút bếp”. Ngày nay người Nga cũng làm y như vậy, chuyện ai nhìn vào cũng hiểu rõ, mà tại sao phía Ukraine vẫn cứ đâm đầu vào!? Vì “bố mẹ” nó ép phải như thế, không làm khác được, Mỹ và Nato cứ liên tục ép phải thí quân, đâm đầu vào chỗ chết! Cục diện này có phần lỗi lớn của truyền thông, cứ nói dối mãi đến lúc không còn đường lùi nữa! Nên là thực hay là giả, là dối hay là thật, thì cứ để chúng nó như thế, chạy đâu cũng không thoát “nhân – quả”!

hỏi & đáp

gười ta nói: hỏi tức cũng chính là trả lời, nói một cách dễ hiểu hơn là: cách anh hỏi cũng chính là cách anh nhận được câu trả lời! Nói một cách tường tận là: vạn vật chỉ là sự phản ánh của cái “tâm” con người, “tâm” như thế nào thì anh nhận lại y như thế! Có nhiều người thực ra không thể thấy được cái gì khác ngoài cái “tôi” của mình, nhìn đâu cũng chỉ thấy “tôi” mà thôi!

Nên nhiều vấn đề mà khi ta vừa nói tới thì vừa hay, cũng biết rằng nó… đã không có ở đó, một khoảng trống hoác như thế, đâu có tự “luận” ra được! Đương nhiên, người ta sẽ tìm lý do: là do học vấn, ngôn ngữ, đào tạo, môi trường, vâng vâng.. Nhưng chưa nói tới chữ “tâm” là vẫn chưa rốt ráo, vẫn đi rải đinh đầy đường, vẫn lên mạng lừa gạt tìm gái, vẫn đủ trò lưu manh vặt đó thôi…

Nói đơn giản thế này, về nền tảng thể chất, rồi cả tinh thần, người Ấn Độ chắc là tốt hơn người Trung Quốc nhiều. Nhưng Ấn vĩnh viễn không thể trở thành TQ, là do yếu tố đạo đức cá nhân & cộng đồng của nó! Xây cái cầu mấy trăm triệu đô sập, chỉ có vài quan chức bị miễn nhiệm! Ở TQ nếu xảy ra tình huống như thế là sẽ có kha khá người bị bắt đi dựa cột, đơn giản và rõ ràng như thế! 🙁

không lớn

m nói mà, muôn chuyện là từ “tâm” mà ra, vẫn lên mạng xem mông và vú, vẫn hóng hớt đấu tố, bóc phốt nhau, tâm đã như thế thì càng làm chỉ càng tệ mà thôi! Thầy còn như thế làm sao dạy được trẻ!? Báo chí thấy bắt đầu có những bài về tính “không lớn” của người Việt, nhưng kỳ lạ thay, càng đọc càng thấy… không lớn! Nội dung các bài không nói lên được chiều sâu, chưa cho thấy khả năng tự tri giác, mà chưa nhận biết được về bản thân thì vẫn chỉ là đứa trẻ! Ngoài đường thì đua xe bốc đầu, thôi đám nhóc chưa biết gì thì không nói đi… Người lớn một tay ôm đứa trẻ 3 tuổi, một tay lái xe, chỉ cần đứa bé quẫy một cái là tự té chết, chưa cần phải va chạm với ai!

Nhiều người đứng giữa đường nghe điện thoại, xem thế giới như là của riêng mình! Mà đó vẫn là những chuyện rất sơ đẳng, nếu đi sâu vào, nhìn kỹ thấu đáo, sẽ thấy là 30 tuổi không lớn, 40 tuổi không lớn, 50 tuổi không lớn… thậm chí đến 70 tuổi vẫn chưa lớn! Không chỉ là vận động thể chất, ý thức an toàn căn bản, đến những hiểu biết về cộng đồng, cách đối xử với người khác, cách nhìn nhận về thế giới xung quanh vẫn luôn kiểu “trẻ con hờn dỗi”, không thoát ra được “cái – tôi vị – thành – niên”. Nhận thức về “tha nhân – người khác”, về thế giới xung quanh thực chất là bắt đầu với việc tự nhận thức về bản thân, mà nhận thức về chính bản thân thì vẫn như đứa trẻ lên 3 vậy! 🙁

theremin

hiều năm trước đã viết về thiết bị nghe lén “the Thing” này… Được Liên Xô tặng như món quà khai trương Đại sứ quán Mỹ tại Moscow, thiết bị có hình dạng quốc huy nước Mỹ, cái đầu đại bàng bằng gỗ, treo trang trọng trong phòng làm việc của Sứ quán. Đương nhiên người Mỹ họ cũng không ngây thơ, đã thử tìm hiểu, dò xét các kiểu, nhưng không phát hiện được điều gì, vì thiết bị không có dây điện, không có pin, không phát ra bất kỳ tín hiệu gì, nó chỉ hoạt động một cách bị động khi có nguồn vi ba chiếu vào ở đúng một tần số nhất định!

Khi đó, nó mới cộng hưởng và dội lại âm thanh, trong đó có lồng ghép các âm hội thoại trong phòng! Con bọ nghe lén nằm đó suốt nhiều năm trước khi bị phát hiện một cách tình cờ! Ngày hôm nay, chúng ta đi siêu thị, quẹt nhẹ là trả tiền, qua cửa khẩu hải quan, cũng quẹt nhẹ là kiểm tra CCCD, những dạng chip điện tử NFC, RFID… chính là xuất phát từ phát minh đầu tiên này! Đây là phát minh của Leon Theremin, nhạc công cello, người đã chế tạo rất nhiều nhạc cụ điện tử khác! Chiến tranh đã “tài trợ” cho công nghệ tương lai như thế đó! 🙂

xe máy điện

ũng có cảm giác gần giống như người trong bài này, đi xe máy nhiều khi có cảm giác “lơ mơ, buồn ngủ”, thiếu điều khiển, mặc dù có lẽ là không bị nặng như tác giả! Chỉ có đi xe đạp mới cảm thấy cơ thể vận động, cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái, gia tăng nhận thức về thực tại! Về vấn đề cấm xe máy, nếu khó quá thì ta làm từng bước! Trước mắt cấm xe máy nổ, chỉ cho phép xe điện, như thế cũng đã cải thiện giao thông, môi trường ít nhiều rồi!

Thay đổi tập quán sinh hoạt, tâm tính người dân VN sẽ là quá trình rất dài! Sẽ không dễ dàng gì… những vấn đề của người Việt nó không chỉ nằm ở tầng “phần mềm” đâu, mà chạm đến cả “phần cứng”: không đủ sức lực, nghị lực để kiên trì làm điều gì cho thấu đáo, lúc nào cũng “hóng hớt”, chỉ muốn thoả mãn nhất thời, lúc nào cũng “ta đây biết rồi”, vớ lấy cái “bọt” gần nhất! Nói như thế để hiểu vấn đề nó… “thâm căn cố đế – 深根固柢 – sâu rễ bền gốc…”

vịnh lan hạ

úc mình ở đó, đã nghe thằng chủ tàu càm ràm rằng: làm éo có cái gì gọi là “vịnh Lan Hạ”, về mặt địa lý thì chỉ có duy nhất một vịnh Hạ Long mà thôi, nhưng bên phía thành phố Hạ Long thì gọi là vịnh Hạ Long, bên phía thành phố Hải Phòng thì gọi là… “vịnh Lan Hạ”, cố tình “ngăn sông cấm chợ” hay là “chiêu thức marketing”, cố bịa ra một cái không có thật!

Nhưng cái tính cục bộ, địa phương, ấu trĩ thì rất thật, thật đến mức tự gây ra đủ thứ phiền nhiễu và thiệt hại cũng chả ai quan tâm… Nên chưa bao giờ hết ngạc nhiên với kiểu cách, tâm tính của người Việt, họ có thể lảm nhảm suốt đời về những cái tưởng tượng, bịa đặt, không có thật, và họ sẽ cứ mãi “diễn”, cố sống cố chết bám vào cái “vai” của mình như thế!!! 🙁

hoại tử

âu lâu mới đọc được bài nói lên đúng vấn đề, mặc dù cũng chỉ mới loay hoay ở vài hiện tượng đơn giản, phần nổi của xã hội, chưa đi sâu vào trong thực tế sinh động, muôn màu muôn vẻ cuộc sống! Phải viết cho thật sâu cay, chua chát như Nguyễn Huy Thiệp, viết để gây sốc, thì mới có thể tác động, đánh thức con người!

Phải quan sát, suy nghĩ thấu đáo nhiều chi tiết, góc cạnh, lật ngượt lật xuôi vấn đề… chứ vẫn còn ở trên tầng ngôn từ trừu tượng chung chung thì không xi-nhê! “Hoại tử”, hay nói cách khác là “thối rữa”, những vết thương nhức nhối, thối hoắc của XH Việt, những “cái tôi” bầy nhầy, méo mó, đĩ điếm và lưu manh vặt vặt, éo ra một cái hình thù gì …

văn

ình trạng đáng báo động về giáo dục, viết một câu đơn giản không làm được, chưa nói đến việc viết một đoạn ngắn cho có ý tưởng trôi chảy! Từ trong “tuyệt vọng sâu thẳm” về diễn đạt đó, họ vớ lấy những câu từ sáo rỗng, vô nghĩa, và nghĩ rằng đó là “nội dung”! Nó dẫn đến một tình trạng… “éo biết phải nói thế nào”, vì có tự nhận thức được yếu, thiếu chỗ nào đâu, là một khoảng không trống hoác như thế! Nên bất kỳ nội dung bá láp, vớ vẩn nào lấp vào cái khoảng trống đó cũng trở nên “đúng đắn”, bất kỳ thứ gì có thể giúp thể hiện được “cái tôi”!

Văn không nhất thiết, không cần thiết là kỹ năng duy nhất của con người, nhưng đó là cái đầu tiên, là thể hiện cái khả năng cơ bản: tự phán ánh bản thân và thể hiện suy nghĩ về thế giới xung quanh! Trống rỗng và ngây ngô như thế đúng là siêu nguy hiểm: ai xúi gì cũng làm, ai nói gì cũng nghe, cái gì cũng có vẻ đúng, chỉ là bên trong bản thân… không tự biết được cái gì là đúng! Thế rồi, vì số đông như thế nên dần hình thành nên khủng hoảng giá trị xã hội: những cái tôi bầy đàn không chịu lớn, suốt ngày vin vào câu chữ lảm nhảm: tôi thế này, anh thế kia!

Khủng hoảng giá trị xã hội là điều rất thật, đã bắt đầu từ rất lâu rồi, và không biết bao giờ mới hết! Đến lúc phải nhận thức rõ ràng về những chuyện như vậy! Mãi lảm nhảm những câu chữ vô nghĩa, không phát triển được cá nhân đã đành, mà còn phá luôn những giá trị cộng đồng! Và phải bắt đầu từ đâu!? Tất cả những luận bàn về kinh tế, chính trị, xã hội… “lú thuyết này, trít học kia”, chừng nào còn chưa quay về những điều căn bản: tư cách và phẩm chất của con người, giá trị và luật lệ của cộng đồng… thì cũng chỉ xem như là hoa ngôn xảo ngữ, nói cho vui mà thôi!

định luật Ohm

ật lý cấp 2 đơn giản, thế mà phải mất một số thời gian, cộng với một số tranh cãi với thằng bạn, mới nhớ lại được! Hình dung tương đối bằng định luật Ohm: P = V x I, công suất P bằng hiệu điện thế V nhân cho cường độ dòng điện I. Nên cùng một công suất, mà V càng nhỏ thì I càng lớn và ngược lại! Với điện xoay chiều AC, thế thường lớn (100~250V), và dòng nhỏ hơn!

Còn với điện một chiều DC thì ngược lại, điện thế thường nhỏ, phần lớn các trường hợp chỉ 12 ~ 24V nên dòng rất lớn! Điện xoay chiều mà đi dây nhỏ, hơi kém chất lượng một tí thường cũng không thành vấn đề! Nhưng dây dẫn cho điện một chiều là phải to, xịn… nếu không sẽ mau nóng, cháy! Mà dây to, xịn thì… mắc tiền! Nên mua xe máy, ô-tô điện là… cứ phải xem cọng dây trước đã!

nói phủi

hi giảng giải một việc gì, người ta thường có thói quen “làm tròn”, đơn giản hoá vấn đề về những khái niệm gần hơn để người nghe có thể dể dàng hiểu được! Nhưng rất nhiều khi, sự “làm tròn” đó… lại chính là cố tình bóp méo, bẻ cong, nôm na ta hay gọi là “nói phủi”! Kiểu như các ông già xưa hay nói vầy: Ah, người Hoa do buôn bán giỏi nên họ giàu! Đâu phải chỉ là buôn bán!? Là thu mua, chế biến, đóng gói, lưu trữ, bảo quản, vận chuyển, phân phối, quảng cáo, hậu mãi.. vô số công đoạn, và cho đến ngày nay là vô số máy móc, công nghệ được áp dụng, rất nhiều chuyện phức tạp trong đó! Nhưng vẫn chỉ muốn quy về “buôn bán”, đơn giản quá mức như thế thực ra là có cái ý lươn lẹo rằng: ah, chẳng qua là buôn gian bán lận mà giàu!

Một ví dụ khác là bài này: bàn về tính nhẫn nại của người TQ…. đâu phải là nhẫn nại!? Đằng sau là cả một nền đạo đức cộng đồng thâm hậu, biết người biết ta, chịu khó tìm hiểu cặn kẽ mọi việc, chịu khó dung hoà những điểm khác biệt, nhìn nhận giá trị của người khác để góp phần xây dựng nên giá trị cộng đồng! Không lưu manh vặt, không suốt ngày làm trò ném đá giấu tay, những cái tôi bé xíu mãi loay hoay không chịu lớn!!? Bao giờ thì mới dám tự nhìn vào bản thân cho nó đúng đắn, rốt ráo!? Nhưng cái can đảm đó éo có, thế nên vẫn cứ mãi tiếp tục “nhận định” về thế giới xung quanh theo kiểu “làm tròn”, “tối giản”, luôn tìm cách bóp méo, bẻ cong, hạ thấp mọi thứ xuống để cho “cái tôi” được phỉnh nịnh, được trở thành “một cái gì đó”…

redsvn.net– Bàn về tính nhẫn nại của người Trung Quốc

Chán khi báo chí toàn những bài kiểu vậy, không cho thấy được cái gì khác ngoài cái tôi nông cạn, huyễn hoặc, không có khả năng tự nhận thức, tự phản ánh!