topping

Suy nghĩ nhiều về chuyện đó, như khi nói, viết những chuyện phổ thông thì tôi có thể dùng từ khá là “thuần Việt”. Nhưng khi chuyển sang những đề tài như thuyền bè, hay công nghệ thông tin là bắt buộc phải chêm tiếng Anh, đã cố gắng lắm nhưng không thể khác được vì tiếng Việt không có từ tương đương! Như trong nhóm thảo luận – làm việc chung (group chat) của tôi, lập trình và phần mềm, toàn người Việt với nhau, nhưng suốt hơn 15 năm chỉ toàn xài tiếng Anh, tuyệt đối không có một từ tiếng Việt nào, quy ước như thế để diễn đạt chính xác hơn. Và thực tế chính là như thế, tiếng Việt hoàn toàn không giàu đẹp, cứ nói thẳng như vậy: thiếu tính chính xác, thiếu từ vựng, và quan trọng nhất là… thiếu nội dung! Đám trẻ thì chêm tiếng Anh một cách vô tội vạ, các bác già thì “gài” nhau bằng các văn bản luật với từ ngữ nhập nhèm, hàm hồ, đó là một thực tế đáng buồn!

Thiếu nội dung mới là điều nan giải nhất: báo chí lải nhải các vấn đề nông cạn, nhảm nhí! Mà nội dung ở đâu ra, chẳng phải là từ việc phản tỉnh, tự vấn bản thân đó sao!? Phản tỉnh á, chúng nó làm gì có, toàn cọp-dê (copier) sống sượng, đâu có tự nghĩ ra được! Thế là gom góp bất kể nguồn một mớ từ ngữ nhộn nhạo, gép lại với nhau, nhằm thể hiện một cái ý thoáng qua trong đầu, một cái gì đó “kêu to” để phản ứng với tình huống nhất thời, chứ không hề bỏ thời gian mà suy nghĩ cho nó sâu xa! Thế nên “loè” người là chính, nội dung lảm nhảm, nham nhở, không đạt được công năng xây dựng tâm hồn con người! Và thế là cái “lẫu thập cẩm Vietic” đó tiếp tục được quậy tưng lên, vốn dĩ tự ngàn xưa, gốc gác ngữ pháp Mon-Khmer, hệ thống thanh điệu vay mượn từ nguồn Tày-Thái, một lượng lớn từ vựng được mượn từ nguồn Hán tự, và giờ lại tiếp tục thêm vào một mớ “topping” Anh, Pháp… 🥲🥲

đồng quy…

Không kém chiến tranh VN về độ ác liệt, hai bên nhiều lần tuyên bố “không bắt tù binh” (tức là chỉ có đấu đến chết), những tình huống “đồng quy vu tận”, chia đôi quả lựu đạn, ta một nửa, kẻ thù một nửa xuất hiện vô số! Đằng sau là cuộc đấu công nghệ căng thẳng, tên lửa, phòng không, tác chiến điện tử… Đến nay có thể khẳng định Nato tạm hết chiêu, đưa chiêu nào ra là ku Nga cũng hoá giải được!

Nato thì hướng đến một kịch bản Triều Tiên: chia 2 đất nước, đóng băng xung đột, về mặt kỹ thuật là không tuyên bố đình chiến, không có bất kỳ thoả thuận nào! Thấy rõ là đã rất nản, chờ xem bầu cử TT xong sẽ rõ hơn. Anh Medvedev thì chẳng giấu giếm gì cái ý định muốn quy về kịch bản kiểu Việt Nam: chia 2 đất nước chỉ là tạm thời, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào” mới chính là mục tiêu lâu dài! 😀

quicksand

Từ mấy chục năm trước, chính phim ảnh là người vẽ nên những bức tranh sai lệch về vật lý, những “urban legends”, huyền thoại về quick-sand, cát non, bùn lầy, người ta bị sa vào và chết chìm trong đó, rồi trở thành một kiểu huyền thoại như “Lưu Sa hà” như trong Tây du ký: “Lông ngỗng không nổi được, Hoa lau cũng phải chìm…” 🙂 Đương nhiên cũng có một phần sự thật: những môi trường như vậy được gọi là “non-Newtonian fluid”, những chất lỏng không tuân theo các quy luật Newton, độ nhớt (viscosity) của nó không phải là hằng số, mà thay đổi tuỳ theo ngoại lực tác động, nên càng vùng vẫy, càng đạp mạnh thì càng lún sâu, đó là điều có thật! Nhưng có một sự thật khác nữa là cơ thể con người, do nhẹ hơn nhiều nên chỉ lún đến một độ nhất định, không thể chìm hoàn toàn trong đó!

Và chết không phải do chìm, mà do bị mắc kẹt, rồi thuỷ triều dâng, hay do nhiễm lạnh .v.v. Đi chèo thuyền nhiều, có nhiều lúc tôi phải lội bùn, sình lầy ven sông, biển, nhiều nơi mịn còn hơn cả bột mì, lún sâu tới quá thắt lưng, gần ngang ngực, nhưng nếu trên người mặc áo phao, hay có một cái mái chèo, tấm ván để làm chỗ bám víu thì hoàn toàn yên tâm, đương nhiên cũng phải có chút kinh nghiệm xử lý tình huống! Cũng là dịp tốt để trãi nghiệm sự điềm tĩnh, thản nhiên của bản thân! 🙂 Tất cả đều quay về lý giải bằng định luật Archimede, khối lượng riêng của cơ thể người xấp xỉ 1kg / lít, còn khối lượng riêng của bùn, lầy, cát, đầm lầy… khoảng 2kg / lít. Nên không cách nào cơ thể con người có thể chìm trong đó được, chỉ bị mắc kẹt mà thôi, trừ khi là trong một loại môi trường “nhân tạo” nhẹ hơn 1kg / lít!

Thuỷ triều ở Việt Nam tuy chỉ ở mức trung bình (giao động tối đa chỉ trong khoảng 4 ~ 5 m) không biến động lớn đến 9 ~ 10 m hoặc hơn nữa như một số vùng trên thế giới, nhưng tuỳ địa hình, địa mạo, cộng với với thời điểm, thời tiết cụ thể mà mức biến thiên của mực nước có thể khá nhanh, có thể dâng cao thêm 1 m trong chưa đầy 30 phút, điều này tôi đã nhiều lần chứng kiến, trãi nghiệm trực tiếp! Nên nếu không có sự hiểu biết về con nước, mùa trăng, thuỷ triều tại địa phương cụ thể… sẽ dẫn tới không phản ứng kịp, nhất là khi có nhiều trẻ nhỏ! Haiza, đến tận giờ vẫn nghĩ: Việt Nam là cái giống cực kỳ lười vận động, hiểu biết tình huống và kỹ năng thực tế là con số không đúng nghĩa, lại thiếu chuẩn bị dự phòng nên mấy cái chết thương tâm như thế này cứ lặp lại mãi từ năm này sang năm khác! 🙁

bảo hĩm

Mấy lần đi chơi xa là em cứ luộc nguyên cái hộp (đồ hộp) cho an toàn, độc tố botulinum bị phân huỹ ở nhiệt độ 100℃ trong khoảng 10 phút, chừng đó là đã đủ để không bị ngộ độc! Nếu muốn diệt cả cái bào tử sinh ra độc thì phải đến 120℃, vẫn luộc nguyên hộp, cái hộp xem như một nồi áp suất nhỏ, nên dù luộc trong nước sôi (100℃) vẫn có thể đạt đến 120℃.

Đã thấy rất nhiều vụ như thế này, sao chả thấy “bảo hiểm y tế” đâu, tuy nhu cầu thấp, không mấy khi dùng đến, nhưng ý nghĩ của chữ “bảo hiểm” chính là chỗ đó: xã hội mỗi người góp số tiền nhỏ để mua sự bình an lâu dài! Thuốc có thể nhiều năm không xài đến, hết niên hạn thì vất đi thôi, nhưng thường trực phải có dự phòng khi cần. Việt Nam mà, cha chung không ai khóc! 😢

cầu phú mỹ, 2

Vì nhiều lý do, kế hoạch đạp xe đi Côn Đảo ăn sinh nhật Bác – 19/5 không triển khai được! Ban đầu, dự tính là 12h đêm bắt đầu đạp từ Sài Gòn, thong thả đạp xuyên đêm ra Vũng Tàu, ăn sáng, cafe xong 8h sáng lên phà cao tốc, chưa đến 12h trưa là đã tới Côn Đảo. Đành phải ở nhà, đạp tàng tàng qua cầu Phú Mỹ, xong… đạp về trở lại! Leo cầu Phú Mỹ 2 lần thực ra cũng không có gì khó, nhưng tốc độ trung bình toàn thời gian vẫn cứ giảm hẳn chỉ còn 18.4 kmph! 🙁

xác thực

Giả bảo là chân, chân cũng giả,
Không làm ra có, có rồi không!

Hoan hô các bác, cứ phải làm cho đúng việc danh chính ngôn thuận này, từng bước, xã hội sẽ sạch lên ngay (không sạch hẳn được, nhưng cũng đỡ phần nhiều). Chỉ cần dựa trên nền tảng định danh dùng số điện thoại của VN, và dùng luật ép Facebook, Twitter, Tiktok phải thực hiện. Sau đó tiến tới hợp nhất với hệ thống định danh dùng CCCD! Thay đổi được tư duy đã là bước tiến lớn! Nhưng nền tảng kỹ thuật để làm điều đó, bảo dễ nhưng cũng không dễ, xem việc cập nhật các loại chính chủ trầy trật lâu nay là biết! Về lâu dài, mục tiêu là xây dựng nền tảng xác thực số có khả năng xử lý hàng triệu giao dịch, hoạt động tốt cả trong giờ cao điểm.

Chỉ cần quản xác thực, không cần quản nội dung, như thế cũng đủ “nắm đằng chuôi” rồi! Các mâu thuẫn, tranh chấp dân sự cứ để cho xã hội và toà án vận hành, chỉ quản phần xác thực là đủ để ngăn chặn các hoạt động vượt ra ngoài ranh giới dân sự! Cứ phải từng bước trong sạch hoá xã hội như thế. Sau này, chuyện sẽ kể lại rằng: ngày xửa ngày xưa, ở xứ Đại Hoang (sự hoang đường lớn lao), bên núi Vô Kê (không sao kê, không bằng chứng), có hai nhân vật là Giả Ngữ Thôn và Chân Sự Ẩn. Hai người này, một họ Giả, và một họ Chân, tuy khác nhau về phẩm hạnh, tính cách, nhưng luôn song hành, luôn luôn bên nhau trong cuộc sống, giả và chân, chân và giả… 😀

0908292724

Xuất hiện nhiều cuộc gọi lừa đảo: “thuê bao của quý khách đã bị khoá 2 chiều” (bị khoá 2 chiều mà vẫn nhận được cuộc gọi!!! 😃) Bực mình block hết, nhưng cũng vô app của Mobiphone để kiểm tra lại, thấy câu văn ghi thế này: “Thuê bao của quý khách không thuộc danh sách cần cập nhật thông tin thuê bao… Quý khách vui lòng truy cập website… để cập nhật thông tin”! Mịa, viết như “bò đội nón”, một câu cho suôn sẻ cũng không làm nổi!

Vậy vẫn còn đỡ, xưa có lần đi tàu Bắc Nam, bảng điện tử hiện dòng chữ: “đây là búa thoát hiểm, dùng trong trường hợp cần đập vỡ kính thoát ra ngoài, dùng xong xin để lại chỗ cũ”!!! Mà 99% văn bản, quảng cáo, nội dung trên báo, trên net hiện tại cũng y như thế, hành văn ngớ ngẩn, nhộn nhạo, cái nọ xọ cái kia, căn bản là do… “tâm không thẳng”, nên mới nói người Việt nó bị làm sao ấy! Nên các bác trên kia vẫn sẽ còn “đánh vật” với các văn bản luật dài dài! 🙁

cầu phú mỹ, 1

Leo được lưng chừng cầu Phú Mỹ thì mới phát hiện ra không sang được cái đĩa nhỏ nhất (có mấy khi xài tới đâu, nên không để ý chỉnh đề cho đúng), đành phải để vậy đạp một lèo qua cầu. Tổng cộng 42.4 km, trung bình di động vẫn chỉ loanh quanh 19.5 kmph không hơn! Các con số khá chính xác, độ tĩnh không cầu Phú Mỹ là 50m. Nhớ hồi mới mua xe đạp nhiều năm về trước, khi còn khá “trẻ”, “hớn hở” đem ra đạp thử nhưng kết cục đáng buồn… chỉ có dắt chứ không đạp qua nổi cầu! 🙂

urban legends

Mấy cái này, tiếng Anh thường gọi là “urban legend”, thỉnh thoảng vẫn thấy lặp đi lặp lại mãi trên báo chí, từ mấy chục năm nay chứ không phải chỉ gần đây! Dịch sang tiếng Việt là “truyền thuyết đô thị” có phần hơi mơ hồ, khó hiểu và khiên cưỡng, nhưng nó có ý phân biệt với những loại “truyền thuyết” từ thời xa xưa, thời còn chưa có đô thị! Nhưng dù có, hay không có “đô thị” thì tâm thức chung của xã hội loài người vẫn “hỗn mang” như thủa “hồng hoang”, vì đã là “truyền thuyết” thì theo tinh thần khoa học, hiểu cho ngay tức là… không có thật!

Những câu chuyện về con tàu Mary Celeste, những “người Hà Lan bay”, rồi “tam giác quỷ Bermuda”, etc… vẫn thấy đám báo chí “trì độn” Việt Nam trích dịch mãi, hết từ năm này sang năm khác, bắt đầu từ cả mấy chục năm trước kia! Riêng về “tam giác quỷ Bermuda”, vùng này “nổi tiếng” là có mật độ tàu bè lớn, và có “khá nhiều” tai nạn hàng hải, hàng không, nhiều vụ đến nay vẫn “chưa thể lý giải” rõ ràng! Nhưng nhiều người đã thống kê tỷ lệ tai nạn trên số tàu bè qua lại, thì vùng Bermuda này cũng không cao hơn những vùng biển khác! 😀

Ballada o soldate

Chương trình âm nhạc cuối tuần, Bài ca người lính – Ballada o soldate – Bài hát từ bộ phim rất nổi tiếng cùng tên, 1959! Phim này, “Bài ca người lính” và phim “Khi đàn sếu bay qua” là hai phim rất kinh điển, hai tượng đài cao ngất của điện ảnh Xô-Viết cũ! Khi chơi chậm lại một chút, đây là bài ca không thể thiếu trong các tang lễ quân đội Nga, tương tự như bài “Hồn tử sĩ” ở Việt Nam vậy, nhưng kỳ lạ thay, khi chơi nhanh lên một chút, lại trở một hành khúc hùng tráng và được chơi trong nhiều dịp lễ hội khác, không chỉ riêng tang lễ. Video bên dưới là bản chậm…