đặng hữu phúc, 2

ừ 20 năm trước, tôi đã bắt đầu nghe Đặng Hữu Phúc một cách nghiêm chỉnh, một dòng chảy âm thầm vẫn tiếp diễn, từ Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Tài Tuệ, etc… vẫn còn tiếp tục đến ngày hôm nay, họ làm “nhạc” theo đúng nghĩa cao quý, tốt đẹp nhất của nó! Đám vớ vẩn vẫn luôn tỏ ra hiểu biết: oh, em biết mà, Đặng Hữu Phúc tác giả bài Trăng chiều. Nói chuyện thêm 1 lúc thì biết hình như chỉ biết mỗi cái tựa “Trăng chiều”, ngoài ra không biết gì khác. Nói chuyện thêm 1 lúc nữa sẽ lòi ra chúng nó còn thích cả Chế Thanh, Vinh Sử! 😅

Bởi mới nói, chính là do “ngu dốt” nên người ta có được cái “can đảm” ghê gớm, không phân biệt được vàng và c…t nhưng vẫn làm như hiểu biết lắm, và tìm cách áp đặt nó lên người khác! Tất cả những vấn đề về thẩm mỹ, học thuật: sách, nhạc, thi ca, etc… đều là chuyện rất cá nhân, người ta âm thầm đọc, âm thầm nghe để đào luyện bản thân, không oang oang la lên cho người khác biết, không mua về chưng lên Face để chứng tỏ, đó là kiểu tác phong thị trường, hay còn gọi là “hàng chợ”! Tôi, bất đắc dĩ, phải nói thế, để họ biết dốt mà tự xem lại!

đặng hữu phúc, 1

àng nhạc Việt vẫn có rất nhiều nhạc sĩ chỉ mãi mê trong cái không gian sáng tạo của riêng họ, chẳng bao giờ chú ý đến việc “lăng – xê” các tác phẩm của mình hay quan tâm đến các thể loại âm nhạc “thị trường” khác. Xa xưa thì có Nguyễn Hữu Ba, Nguyễn Xuân Khoát, kế tiếp thì có Nguyễn Tài Tuệ, Nguyễn Văn Thương, etc… trong dòng chảy đó có nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc. Với họ, ca khúc, thanh nhạc chỉ là phần nổi của tảng băng trôi, và đa số tập trung nhiều cho khí nhạc, cho âm nhạc thính phòng!

Cơn mưa sang đò - Ái Vân 
Hai phía dòng sông - Ái Vân 
Hoài niệm mùa thu - Ái Vân 
Phác thảo mùa thu - Ái Vân 
Ru con mùa đông - Ái Vân 
Trăng chiều - Ái Vân 

Những ca khúc bên đây trích trong Tuyển chọn 60 bài Romances và Ca khúc cho giọng hát với Piano của nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc, với nhiều ca khúc ông viết riêng cho ca sĩ Ái Vân. Những bài báo, bài bình luận mà nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc viết về thực trạng âm nhạc thị trường, âm nhạc bình dân Việt Nam hiện tại rất đáng đọc! Hãy tìm đọc để thấy rằng, những kiểu “ca sĩ” thị trường, “nhạc sĩ” tự phong ở Việt Nam hiện tại rất đáng báo động, phải nói thẳng ra là: dốt đến độ không thể tự biết mình dốt ở chỗ nào!!!

Xã hội bao giờ cũng vậy, vẫn luôn luôn có những dòng chảy không phải là “mainstream”, âm thầm nhưng đầy chất lượng. Thời xa xưa, khi phương tiện giải trí gần như độc nhất là sóng radio, TV và máy nghe nhạc chưa phổ biến, nghèo nàn như vậy nhưng giáo dục âm nhạc được cái là có chọn lọc, không bát nháo, “hàng chợ” như kiểu âm nhạc thị trường bây giờ. Tuy chẳng có mấy kiến thức âm nhạc bài bản, tôi vẫn luôn tự hào mình có một trực giác, cảm quan tốt, dể dàng phân biệt thật và giả, hay và dở…

trăng chiều

ừ trước đến nay có xu hướng giới thiệu nhiều nhạc miền Nam trước 75, đôi lúc còn khẳng định: CNXH làm băng hoại con người và cảm quan nghệ thuật. Đó có phải là một cái “confirmation bias” hay không thì tùy các bạn nghĩ. Cùng thời gian đó, sự xuống cấp không cứu vãn nổi của một bộ phận lớn âm nhạc ở miền Nam, kiểu nhạc Chế Linh – Lính chê, cũng chẳng phải là không hiển nhiên !?!?

Trăng chiều - Đặng Hữu Phúc - Ái Vân 

Để xoá bỏ những định kiến nếu có, mời các bạn nghe một đoản khúc thơ nho nhỏ dưới đây (nho nhỏ hàm ý là dễ thương nhưng có phần đơn giản). Để quay lại một không gian Hà Nội trong mắt ai, những năm đầu 80, có một mối tình đơn phương tuổi học trò, lãng mạn và sâu lắng. Có một chàng nhạc sĩ (tương lai) thầm yêu một cô ca sĩ (tương lai), tên cả hai người được ghi ra bên đây, bên dưới tiêu đề bài hát.