alcohol stove, 1

ang học lại cách nấu cơm bếp lửa như ngày xa xưa… 😀 Learn to cook rice with an alcohol stove…

sectional kayak

ó ý tưởng này từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa thực hiện được… Giả sử như bạn muốn làm cái paddling trip nhiều ngày, đi thật xa, nhưng ko đủ quỹ thời gian cho chuyến quay về, hay đơn giản là muốn paddle loanh quanh suốt một ngày rồi quay về nhà nhanh chóng.

Thuê được một chiếc xe tải chở cái kayak dài 5.0 ~ 5.5m ko phải dể (dù cái kayak thực sự có chút xíu, rất nhẹ), và giá thuê cũng ko hề rẻ chút nào. Với cái thiết kế “tam khúc” này, có thể tháo rời thành 3 đoạn, mỗi đoạn khoảng 1.5 ~ 1.8m, và chất lên đằng sau chiếc taxi 7 chỗ dể dàng.

learn sailing

great weekend with lots of fun learning my very first sailing lessons, we have a windsurf, a dinghy, a small monohull, a catamaran, and a trimaran to try sailing! What else could I ask for!? There were lots of wind and traffic on the river today. What’s a wonderful moment when I had the tiller in my hand, trying to conduct some simple broad reaching maneuvers.

From what I’ve learned in sailing books, to actual actions in reality are some large distances, and it needs a lot of practices to fill those gaps. At the end of the day, we made another “classical” mistake, a broach while in a smooth and fast downwind running, but it was also another fun experience trying to right a capsized heavy monohull it with centerboard.

mộc châu

i bảo legging, áo 2 dây, mini jupe đẹp, chứ tui thấy dư lày mới đẹp! 😀 Hai cô gái người Thái đi chợ về (hình chụp trên đường đi từ Mộc Châu lên Yên Châu).

wooven bamboo boat

Nhớ lắm, những hình thuyền này. Trông xa thì y hệt kayak, nhưng thực ra là những chiếc thuyền nan tre, chèo bằng hai cái mái chèo ngắn, nhỏ, và cái dáng điệu ung dung tự tại của những người ngư dân đó nữa.

kim biên

hớ lại cả một quá trình dài 3 năm đóng & chơi 4 chiếc xuồng, hầu như tuần nào cũng lội chợ Kim Biên, chợ Dân Sinh… Đến cô bé bán hàng quen thuộc ở Kim Biên cũng lãi nhãi: Yêu a đi, tuy rằng a ko có nhiều tiền, đồ a xài mua ở chợ Kim Biên, nhưng cam kết là a có xe đạp riêng… yêu a đi a ko đòi quà… Nghe mà mĩm cười… 😀

ngựa và thuyền

Đưa chàng lòng dặc dặc buồn,
Bộ khôn bằng ngựa, thuỷ khôn bằng thuyền.
Nước trong chảy lòng phiền chẳng rửa…

ó gì đẹp hơn hình ảnh một con thuyền trên sóng nước!? Beau le bateau, dansant sur les vagues… Chẳng phải ngạn ngữ phương Tây đã nói, khắp cả thế gian, chỉ có 3 điều này là đẹp nhất: đầu tiên là khung cảnh một con thuyền giương buồm vượt biển, thứ hai là hình ảnh một con ngựa phi nước đại, thứ ba là dáng hình một người phụ nữ đang khiêu vũ.

Thế có nghĩa là trong cách đánh giá của văn minh Tây phương, thời điểm cách đây vài trăm năm, cái văn hoá vốn đam mê chinh phục và khai phá ấy, thì vẻ đẹp của một người phụ nữ đang khiêu vũ chỉ xếp thứ 3 mà thôi 😀, sau ngựa và sau thuyền, những phương tiện thuỷ bộ cơ bản đã giúp xây dựng nên một phương Tây hùng mạnh như ngày hôm nay!

Lê Quý Đôn sailboat, HQ – 286

Thái Bình Dương gió thổi,
Thuyền em trôi nổi tựa cánh bèo.
Sao không ra giúp chống đỡ chèo!?
Anh hùng sao lại nằm queo trong thuyền!?

eah, she is officially put into Vietnamese Navy service today in her home port Nha Trang. This is to follow my previous 3 posts on the training vessel: post 1, post 2, post 3. Contrary to the initial announcements (which I’d doubt to be wrong intentionally, as common to all military news), the boat didn’t take the Cape of Good Hope and Indian ocean route, but passed the Atlantic to West Indies, then the Panama canal, then crossed the Pacific to reach Vietnam, apparently going the Trade wind route.

The boat had 33,800 km passed under her keel in the 120 – days delivering trip from Poland to Vietnam. It is a shame that, it’s also the longest voyage ever made by any Vietnamese Navy ship!

The training vessel Lê Quý Đôn, in addition to it’s modern life boats and life rafts, carries 4 small canoes, each is equipped with oars, and has two masts for sailing training. Actually, I’m feeling envy with those who are trained on such a wonderful platform! 😀 Watch a video of the ship in action below.

uối cùng thì con tàu buồm Lê Quý Đôn cũng đã chính thức đi vào biên chế Hải quân Việt Nam hôm nay tại Nha Trang. Không giống như đã đưa tin trong 3 bài trước: bài 1, bài 2, bài 3 (mà tôi đã ngờ là: thường thì tất cả các tin quân sự đều thất thiệt một cách cố ý), con tàu không vòng qua mũi Hảo Vọng và Ấn Độ Dương, mà qua Đại Tây Dương, vùng biển Caribê, qua kênh đào Panama, rồi băng qua Thái Bình Dương về Việt Nam, hiển nhiên là tận dụng con đường có gió Mậu Dịch.

Hải hành từ Ba Lan về Việt Nam mất 120 ngày, trãi qua 33.800 cây số. Đáng xấu hổ thay, đó là hành trình dài nhất từng được hoàn tất bởi Hải quân Việt Nam, chưa một con tàu nào khác đi xa hơn thế!

Bên cạnh xuồng, bè cứu sinh hiện đại, tàu Lê Quý Đôn còn có 4 chiếc ca nô nhỏ, mỗi chiếc được trang bị mái chèo, và 2 cột buồm để huấn luyện cách dùng buồm. Thực sự, tôi đang cảm thấy ghen tị với những ai được huấn luyện trên một con tàu như thế! 😀 Xem thêm video về con tàu dưới đây!

paddle on, paddle still

張旭
清溪泛舟

旅人倚征棹
薄暮起勞歌
笑攬清溪月
清輝不厭多

iếp tục công cuộc thuyền bè và chèo chống… Nhớ lại cách đây mới khoảng 3 năm, chèo thuyền ngang qua con sông rộng chừng 300 m là đã có cảm giác: như con chim non nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ 😀, đến nay thì 30 km (100 lần nhiều hơn thế) băng qua cửa biển rộng mênh mông, làm một phát không phải nháy mắt!

Nhưng từ đây lên đến 3000 km vẫn còn… 100 lần nhiều hơn thế nữa. Con đường còn xa, xa ngái, Xuyên à! Thôi thì cứ giả vờ như cái “sự nghiệp rong chơi” này nó nhàn nhã, tiêu dao lắm, mà ngâm câu thơ rằng: Lữ khách nhàn trên thuyền gác mái, Trong chiều tàn khởi hát dân ca. Mỉm cười vốc ánh trăng ngà, Ngắm hoài không chán bao la suối rừng.

Khởi động trở lại chế độ mỗi tuần 3 buổi tập, mỗi buổi 20 ~ 25 km như trước. 50 ngày đi xuyên Việt xe máy thì có tí vất vả, nhưng chẳng rèn luyện được sức bền như chèo thuyền chút nào. Thực ra ít có môn chơi nào đã gian khổ lại nguy hiểm như… chèo thuyền! Cố gắng lấy lại phong độ nhanh chóng, bao nhiêu “phiêu lưu” dự tính đang đợi chờ tôi ở phía trước!

Mùa này ở Sài Gòn, người ta bắt đầu chơi thả diều, tức là đã có gió, rất nhiều gió, nhất là ở trên sông, mãi cho đến tận tháng 4, tháng 5. Cũng là thêm một điều hay khi đi chèo thuyền. Dù nước ngược hay gió ngược, dù sóng to hay phẳng lặng, dù thế nào thì con thuyền vẫn luôn phải “tinh tấn” tiến lên phía trước! Không có gì “ẩn dụ” cho cuộc sống hay hơn thế!

tiếng đàn tôi

Mênh mông lả ơi, người về xoã tóc không lời.
Khoan khoan hò ơi, nhịp sầu xa vắng mà thôi.
Mênh mông lả ơi, đường về xa tắp không lời.
Khoan khoan hò ơi, lạnh lùng em đã rời tôi.

hi ra đây một chuyện thú vị trong chuyến xuyên Việt vừa qua. Thoáng nghe một bà lão (chừng trên 70 tuổi) vừa rửa chén bát, vừa hát bài này ở thành phố Điện Biên Phủ. Dừng xe lại, đúng vào cái khúc: mênh mông lả ơi ấy, và giả vờ hỏi: cụ ơi, cụ đang hát bài gì thế ạ!?, thì nhận được câu trả lời: tôi cũng không nhớ đâu, chỉ hát chơi thế thôi!

Tiếng đàn tôi - Quỳnh Giao 
Tiếng đàn tôi - Thái Hiền 

Cái thú vị là ở chỗ, nghe được một điệu dân ca rất xa xưa, lồng trong một ca khúc cũng đã khá xa xưa, được hát bởi một người cũng đã vào tuổi “xưa nay hiếm”. Và người trình diễn cũng chỉ nhớ và hát nó hoàn toàn tình cờ, thậm chí không còn biết đến tựa đề hay tác giả. Cái sự đi vào lòng người, thấm vào trong tiềm thức, thành công của âm nhạc chính là ở chỗ đó.

Tôi cũng không biết là bài này được phát triển từ điệu dân ca nào, nhưng NS Phạm Duy hẳn là sẽ mỉm cười khi biết chuyện thế này! Nghe thêm cụ Phạm Ngọc Lân đàn và hát bài này dưới đây, và hát đầy đủ cả 2 lời của ca khúc. Còn có thêm một lời ca nữa: Xuân Hương nàng ơi, thuyền về tới bến mê rồi, nhưng lời đó thì chỉ có NS Phạm Duy mới biết mà thôi! 😀

Tiện nói luôn, lặp lại một số điệu phổ biến, kiểu: tình tang nọn tàng tinh, tính tang nọn tang tình (Lý ngựa ô Huế) mà gọi là hiểu dân ca thì… nực cười lắm, cái đó mới gọi là học vẹt thôi. Hiểu thực sự là nắm được những thể phát triển từ dân ca, lần theo được những biến hoá tinh vi của nó. Đó cũng là lý do tại sao các nhạc sĩ hiện đại không sáng tác được dân ca (học vẹt).

Tiếng đàn tôi – Phạm Duy

Đời lạnh lùng trôi theo giòng nước mắt, với bao tiếng tơ xót thương người. Vì cuộc tình đã chết một đêm nao, lúc trăng hãy còn thơ ấu.

Dù đời tàn trên cánh nhạc chơi vơi, vẫn còn mong nhớ khúc yêu đời. Lúc bao nhiêu tiếng cười, rộn ràng chảy về xuôi.

1. Mênh mông lả ơi, thuyền về tới bến mê rồi, khoan khoan hò ơi, dặt dìu trong tiếng đàn tôi. Mênh mông lả ơi, thuyền về bát ngát hương trời, khoan khoan hò ơi, nhịp sầu xa vắng mà thôi!

Buồm về dội nắng trên khơi, bao nhiêu hoàng hôn đến cho êm vui người ơi! Có tiếng hát theo đàn tôi, như ru như thương linh hồn đắm đuối. Mênh mông lả ơi, thuyền chờ mong gió lên trời, mang theo đàn tôi chảy về đậu bến ngày mai.

2. Mênh mông lả ơi, đường về dương thế xa vời. Khoan khoan hò ơi, lệ sầu rụng xuống đàn tôi. Mênh mông lả ơi, người về xoã tóc không lời. Khoan khoan hò ơi, nhịp sầu xa vắng mà thôi.

Buồm về dội nắng trên khơi, bao nhiêu màu hoa ngát trên đôi môi, người ơi! Có tiếng hát theo đàn tôi, như ru như thương linh hồn đắm đuối. Mênh mông lả ơi, đường về xa tắp không lời. Khoan khoan hò ơi, lạnh lùng em đã rời tôi.