song of the volga boatmen

ến hẹn lại lên, cuối tuần mới có thời gian để lên Face… tiếp tục chương trình âm nhạc Nga – Xô! 🙂 Khi nhỏ, đã xem bức tranh rất nổi tiếng của Ilya Repin: Người kéo thuyền trên sông Volga, rất đẹp, rất chi tiết, trong một tập sách ảnh siêu đẹp ở nhà! Và cũng đã nghe phần nhạc, qua lời Việt của Nhạc sĩ Phạm Duy, nhưng thú thật, không ấn tượng cho lắm, cho đến sau này nghe nguyên bản tiếng Nga, là một bài dân ca cổ, xưa cũ và lâu đời, dữ dội và hoành tráng, như chính lịch sử, văn hoá nước Nga vậy!

Volga, con sông dài hơn 3500km, ngày nay, cùng với hệ thống kênh đào, nối liền Nam – Bắc nước Nga, có thể thông từ biển Baltic xuống tận biển Đen. Ngay từ ngày xưa là tuyến đường thuỷ nội địa quan trọng, giúp hàng hoá lưu thông, điều phối lực lượng, lúc thì xuôi Nam, khi thì ngược Bắc! Ngay từ thời Sa-hoàng Peter-the-great, các tàu chiến đóng ở trên sông, thường phải được kéo qua các vùng nước cạn, ra ngoài cửa sông rồi mới lắp súng và chất đầy tải… nên từ đó xuất hiện nghề kéo thuyền trên sông Volga.

tth

hính nhạc sĩ Phạm Duy, một người mà độ máu gái, mức dâm dê đã trở thành huyền thoại, đương thời cũng phải “sững sờ” văng ra mấy câu “Tục ca”: Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc, Gió nào độc bằng gió Gò Công, Mông nào to bằng mông Thẩm Thuý Hằng!!! 😃 😃

Văn hoá VN, từ ngàn xưa đã là nồi lẩu thập cẩm, vàng thau lẫn lộn! Nên vẫn có người kiểu “tập hoài cổ”, cứ đem vài ba cái cổ cổ ra rồi xưng tụng. Haiza, nồi nào vung nấy, dân chúng, dân trí thế nào thì họ sẽ có được thứ âm nhạc, nghệ sĩ, MC, hài kịch, và cả chính trị gia, .v.v… y thế mà thôi!

clementine

aiza, VN mà, chuyện xảy ra ngày này qua ngày khác mà chẳng có cách nào khắc phục. Một đám trẻ thời buổi hiện đại: thừa năng lượng nhưng thiếu kỹ năng (và nhất là nội dung thì rỗng tuếch)! Như các hội hướng đạo trước thường có bài hát dân ca Mỹ (lời Việt Phạm Duy), lời tuy thô mà thực, mục đích chính là… dạy trẻ tập bơi! 😢

Trôi trên sông dài, trôi trên sông dài,
Nhìn lớp sóng, sóng cuốn em trôi.
Này em hỡi hỡi, không tập bơi lội,
Đành mất em rồi Clementine.

Khi hoa trong vườn, khi bông hoa hường,
Nở to tướng dưới gác chuông.
Tôi tin chắc chắn hoa được vun trồng,
Bởi nắm xương nàng Clementine…

KFC

gày xưa, họ lăn lộn nhiều năm, sống trong các làng bản xa xôi, ăn cùng, ngủ cùng người dân địa phương, trãi qua vài mối tình với các cô thôn nữ, hay như Phạm Duy, còn phải vài lần “hủ hoá” với các “công nông tử đệ”, rồi lâu về sau, mới đẻ ra được những giai điệu như thế. 😀 Ngày nay, “nhạc sĩ” đi chợ internet, tìm mua MIDI files, gì cũng có bán: bè trầm, bè nổi, hoà âm, tổng phổ… đem về xào xáo, đặt một cái tên…

Rồi bày ra một cái máy nghe đĩa Lenco, một bút máy Mont Blanc, gạt tàn, bản nhạc chép tay, chụp bức hình chứng minh lao tâm khổ tứ làm “nhạt sĩ”! Chỉ cần kết quả sau cùng, cách làm không quan trọng! Tuy nói là vậy, nhưng mọi người chắc cũng hiểu đôi khi là hoàn toàn ngược lại: gà đồi nướng mắc khén so với gà rán KFC hoàn toàn khác nhau! Tiếc là đám trẻ bây giờ chỉ biết KFC thôi, nhiều cái không thấy được sự khác biệt!

phạm duy & thái thanh

ỗi tất cả là ở nhạc sĩ Phạm Duy và ca sĩ Thái Thanh!!! Từ 7 tuổi cho tới 77 tuổi của một đời người, lúc nào, âm nhạc của họ cũng xen vào được! ❤️💕 Người thì đã ra đi, nhưng di sản âm nhạc của họ sẽ còn sống mãi!

Ngày xưa Hoàng thị - Thái Thanh 

TT –  văn cao

iếp tục post để thành một series, Thái Thanh hát nhạc của Lâm Tuyền, Đặng Thế Phong, Hoàng Trọng, Trịnh Công Sơn, và tiếp theo là Văn Cao. Nhạc của Văn Cao không nhiều, nếu không muốn nói là ít, nhưng chỉ thế thôi cũng đủ để nhạc sĩ Phạm Duy “nhận thua”. Ở một số bài, một số chủ đề, NS Phạm Duy từng nhận rằng ông không thể sánh bằng! NS Phạm Duy có thể có rất nhiều điểm khiến người ta không thích, nhưng ông có một điểm rất hay là đánh giá, nhận xét về những nhạc sĩ khác rất công tâm!

Bến xuân - Thái Thanh 
Buồn tàn thu - Thái Thanh 
Cung đàn xưa - Thái Thanh 
Trương Chi - Thái Thanh 
Suối mơ - Thái Thanh 
Thiên Thai - Thái Thanh 

3 tập hồi ký của ông là một nguồn đồ sộ với vô số những thông tin chi tiết về nền Tân nhạc Việt Nam, suốt từ những năm 30 cho đến 75 và sau này. Một chàng thanh niên bỏ nhà đi theo gánh hát Đức Huy, lang thang trên khắp các nẻo đường đất Việt, làm bạn với rất rất nhiều người, những người sau này là những tên tuổi lớn trong làng âm nhạc, nghệ thuật Việt. Qua 3 tập hồi ký đó, ta biết thêm được rất nhiều điều về lịch sử âm nhạc nói riêng và lịch sử VN nói chung, trong một giai đoạn đầy thăng trầm và biến động!

chú cuội

Như ai đó có nói, đại ý: các tổ chức chính trị, xã hội cần 1 tấm gương, vì nó chỉ có 1 mặt phản chiếu, còn Phạm Duy, cũng như những con người tài hoa khác, là những viên kim cương, họ có không biết bao nhiêu là mặt cắt long lanh…

ài ca mà nhạc sĩ Phạm Duy viết cho vợ mình, ca sĩ Thái Hằng, hay “cô Hằng” và “chú Cuội”, trình “cưa gái” đúng là khó ai bằng 😀: Trăng soi sáng ngời, treo trên biển trời, tình ơi. Một đàn con trai, rủ đàn con gái, ra ngồi nhìn trăng. Ra nghe chú Cuội, ngồi gốc cây đa, Cuội ơi, để trâu ăn lúa, nhìn mây theo gió, miệng ca bồi hồi. Ta yêu cô Hằng, đêm xưa xuống trần…

Chú Cuội - Thái Thanh 
Chú Cuội - Ái Vân 

Ca sĩ Ái Vân hát bài này ở Hà Nội những năm đầu 80, và còn hát thêm nhiều ca khúc khác của nhạc sĩ Phạm Duy. Tại một thời điểm mà âm nhạc của Phạm Duy còn bị cấm triệt để, cấm hoàn toàn trên cả nước, và tuyệt đại đa số dân chúng còn không biết Phạm Duy là ai, thì một số ít giới chuyên môn vẫn công tâm có những hiểu biết và đánh giá của riêng mình!

8 bài bé ca

ại qua giọng ca Thái Hiền (TH), post thêm ở đây một số bài ca viết cho lứa tuổi nhi đồng của nhạc sĩ Phạm Duy, ông hay có thói quen tập hợp các ca khúc cùng chủ đề thành những bộ 10 bài: 10 bài Đạo ca, 10 bài Hương ca, 10 bài Tâm ca… nhưng ca khúc chủ đề “nhi đồng” của ông thực ra nhiều hơn thế, chỉ post lại ở đây một số bài thường nghe lúc nhỏ! Sự phong phú, đa dạng trong âm nhạc Phạm Duy là điều không cần phải bàn cãi!

Bé bắt dế - Thái Hiền 
Chú bé bắt được con công - Thái Hiền 
Đốt lá trên sân - Thái Hiền 
Ông trăng xuống chơi - Thái Hiền 
Thằng bờm không đổi quạt mo - Thái Hiền 

Bầy trẻ thăm hỏi cung trăng, chú Cuội đâu vắng, cô Hằng đâu xa!? Từ ngày có vệ tinh bay, bay có 3 ngày lên tới mặt trăng, Cuội đành đem chị Hằng Nga, tìm xứ xây nhà không biết ở đâu! (bài Một đàn chim nhỏ) Những ca từ siêu dể thương, chú Cuội ở đây chính là Phạm Duy tự ám chỉ mình, là bài ca “cưa gái” viết cho vợ ông, Thái Hằng (cô Hằng), trước khi hai người cưới nhau… (tìm nghe bài Chú Cuội do Thái Thanh hay Ái Vân trình bày) 😁

Kỷ niệm - Thái Thanh 
Em bé quê - ban Tuổi Xanh 
Một đàn chim nhỏ - Hoàng Oanh