pháp môn

ột thời gian rất dài, ảnh hưởng dịch bệnh, và nhiều việc khác, không tiện xuống nước… Cảm giác thật sung sướng vì thấy mọi thứ không hề thay đổi, có lẽ sức chèo bền có giảm tí chút do lâu không tập luyện, nhưng cảm giác trên mặt nước, cảm giác thăng bằng, điều khiển vẫn thế, thậm chí có thể còn tốt hơn trước…

Trong 8 vạn 4 ngàn (84 000) pháp môn mà đức Phật nhắc đến, cái “pháp môn” của tôi có lẽ chính là chèo thuyền… 😃 Từ lâu đã làm một cách vô thức, đã lờ mờ cảm nhận thấy như thế, khó có phương pháp “thực hành chánh niệm” nào tốt hơn chèo thuyền, đúng là như vậy, nói một cách vừa hài hước, lẫn nghiêm chỉnh!

chánh niệm

ể tưởng nhớ bậc thầy “chánh niệm”, chi Từ Hiếu, nhánh Liễu Quán, phái Lâm Tế, Thiền tông, Đại thừa… người vừa rời cõi tạm! Giờ ai cũng nhắc như vẹt “chánh niệm”, cái “chánh” áp cuối trong “Bát chánh đạo”.

Chữ “niệm” này, chiết tự ra, trên là chữ “kim” – – hiện tại, lúc này, dưới là chữ “tâm” – – tâm hồn, tâm trí. Nên “niệm” có phải là cái tâm của bản thân, ngay tại đây, ngay lúc này không!? Nói thì dễ, nhưng làm siêu khó… 😢

từ nguyên: ảo não

ừ nguyên: ảo não – 懊惱 – âm Hán Việt: áo não, chỉ tâm trạng buồn bực, rầu rĩ. Cuồn cuộn – 混混 – âm HV: cổn cổn, một âm khác là “cút” (không rõ du nhập vào Việt Nam tại thời điểm nào, có nghĩa là: lặn, biến đi). Lao đao, lảo đảo – 潦倒 – âm HV: lạo đảo. Rất nhiều lúc chợt nhận ra, hoá ra chữ Hán, tiếng Hoa thâm nhập vào ngôn ngữ Việt sâu đến như vậy, rất nhiều từ nghĩ chắc chắn là “thuần Việt” nhưng hoá ra là gốc Hán tự.

Chỉ đọc một bài Đăng cao – Đỗ Phủ là đã thấy mấy chữ rồi: Bất tận trường giang cổn cổn lai… Lạo đảo tân đình trọc tửu bôi. Cảm giác tiếng Việt như cái thùng rỗng, chỉ được cái kêu to thôi, chứ nội dung trống hoác, cái gì cũng phải đi vay, mượn! Về mặt ngôn ngữ học, có nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp, những từ đó thâm nhập lúc nào, bằng những cách thức nào? Vì thường văn viết không thể có ảnh hưởng đến văn ngôn nhiều đến như thế!

mùa hè của hương bạc hà

hủ pháp “kịch” trong phim ảnh TQ… Chàng trai hẹn bạn gái, bạn gái khóc ướt vai áo, về nhà ku em hỏi sao áo lại ướt, thằng anh trả lời: do chó con nó liếm! Thằng em 10 tuổi lém lỉnh đáp: chắc con chó dễ thương lắm! 😃 Cách làm phim “tăng tuổi, tăng độ trưởng thành” cho nhân vật như thế rất phổ biến trong phim ảnh TQ, lâu lâu lại xuất hiện một nhân vật, một giây phút xuất thần, trở thành người khác, tách biệt ra khỏi bối cảnh! Hay hay dở, giỏi hay vụng, thì cũng là một “thủ pháp”, cứ phải “tăng tuổi” cho nhân vật để giúp truyền tải một thông điệp, đạo lý nào đó…

Phim thanh xuân là một hình thức phản tỉnh, người ta nhớ lại những tháng ngày xưa ấy, “nhớ lại và suy nghĩ”, tìm cách diễn đạt, hình dung lại sự việc, cho nó một cái nhìn có tính toàn diện hơn, đồng thời cũng mang tính giáo dục hơn! Phim TQ là trùm những “thủ pháp” như thế, làm phim kiểu như vậy chính là cách để giáo dục, uốn nắn thế hệ trẻ. Đương nhiên lạm dụng “thủ pháp” sẽ khiến phim đơ cứng, thiếu tự nhiên. Suy cho cùng, đó là những điều xảy ra một cách tự nhiên ở lứa tuổi đó, còn “lý tính” chỉ là cái mà chúng ta áp đặt cho nó mãi về sau này mà thôi…