TT – Trịnh Công Sơn

hái Thanh hát nhạc Trịnh Công Sơn không nhiều, đếm đi đếm lại chỉ có mấy bài! Có lẽ chất giọng bà không hợp để hát nhạc Trịnh, hay ít nhất là không hát được theo cách mà nhiều người mong muốn! Thẩm âm của đa số thính giả Việt Nam chỉ dừng ở mức “âm thanh” (thậm chí chưa đạt), chứ chưa lên tới mức “âm nhạc”, họ không hiểu rằng còn có rất nhiều dòng nhạc nhiều sức sống và phong phú hơn là nhạc Trịnh, và âm nhạc trước tiên là “nhạc” chứ không phải loay hoay trong mớ ngôn từ chết!

Ca dao me - Thái Thanh 
Diễm xưa - Thái Thanh 
Em đã cho tôi bầu trời - Thái Thanh 
Nghe những tàn phai - Thái Thanh 
Tôi ru em ngủ - Thái Thanh 
Tuổi đá buồn - Thái Thanh 

Chữ “nhạc” trong “âm nhạc”, , cũng đọc là “lạc”, còn có nghĩa là vui vẻ, như “an lạc”, “lạc quan”, “âm nhạc” đơn giản là… âm thanh vui. Trong thời gian TCS còn đang loay hoay với ngôn từ, thuốc lá và rượu, thì Phạm Duy đã có thêm vài mối tình “thơ – nhạc”, hoặc là có thêm vài đứa con rơi ở đâu đó! 😀 Cái sự loay hoay với ngôn từ của TCS thực sự đã “quyến rũ” một lượng lớn thính giả, cơ mà chẳng hề lôi cuốn được tôi, người hiểu rằng “ngôn từ” chỉ là cái vỏ ngoài, cái áo của cảm xúc âm nhạc chân thật mà thôi!

bài không tên

hông hâm mộ nhạc của Vũ Thành An lắm, thành thực mà nói, dù đôi khi vẫn nghêu ngao: Một làn khói trắng, ru đời vào quên lãng… Biết nói làm sao nhỉ, có nhiều nhạc sĩ thật sự tài năng, trình độ sáng tác điêu luyện, hiểu biết nhạc thuật sâu sắc .v.v… nhưng nhạc của họ đa phần vẫn không… thật hay, như Vũ Thành An, Trịnh Công Sơn, etc… biết nói sao, thôi cứ cho như là khẩu vị cá nhân của tôi vậy! Kiểu như Thái Thanh hát Nghe những tàn phai của TCS ấy, chiều nay em ra phố về, thấy đời là những chuyến xe…, hát “nhạc buồn” mà nghe đời vẫn cứ vui phơi phới! 😁

Bài không tên số 7 - Khánh Ly 
Nghe những tàn phai - Thái Thanh 

Hành trình kayak qua 9 cửa sông Mekong, June, 2016, epilogue

Trần gian chưa thỏa ý người,
Sớm mai xoã tóc rong chơi với thuyền.

hế rồi cứ miệt mài chèo đi trong 9 ngày như thế, ngày đi đêm nghỉ, đói ăn khát uống, vừa đi vừa hát rằng: Anh nằm xuống, sau một lần, đã đến đây, đã vui chơi trong cuộc đời này, đã bay cao trong vòm trời đầy… Bạn bè còn đó, anh biết không anh? Người tình còn đây, anh nhớ không anh? Vườn cỏ còn xanh, mặt trời còn lên, khi bóng anh như cánh chim chìm xuống! Vùng trời nào đó, anh đã bay qua, chỉ còn lại đây những sáng bao la… Anh nằm xuống, như một lần vào viễn du, đứa con xưa đã tìm về nhà, đất ôm anh khép lại hẹn hò, rồi từ đó, trong trời rộng đã vắng anh… 😀

prepositive vs. postpositive

Đến bây giờ anh đã là cánh trắng chim bay xa chân trời
Đến bây giờ em đã là bóng dáng cô liêu trong ngậm ngùi…

ne miscellaneous linguistic notice, except for things borrowed from Chinese, which is largely unpopular to most people in daily, pragmatic uses, the Vietnamese language, in essence, is strictly postpositive, that is an adjective must be placed after a noun / pronoun that it modifies. So the following examples which are prepositive, are extremely rare, to the point of… bizzare, but they’re also very interesting, note the underlined, bold phrases. Add more examples to the list if you would find one! 😀

Chuyện tình yêu - Ngọc Lan (nguyên tác: Histoire d'un amour) 

Đến bây giờ anh đã là cánh trắng chim bay xa chân trời. Đến bây giờ em đã là bóng dáng cô liêu trong ngậm ngùi

Khúc ca muôn thủa - Thái Thanh (nguyên tác: Granada) 

Rằng từ sau khóe mắt xanh bồ câu xâm chiếm tim anh, quên lãng sao đành

Rừng xưa đã khép - Khánh Ly 

Ta thấy em trong tiền kiếp, với cọng buồn cỏ khô.

đơn giản như… nhạc trịnh

Anh nằm xuống, sau một lần đã tới đây,
đã vui chơi trong cuộc đời này,
đã bay cao trong vòm trời đầy…

Khánh Ly và Trịnh Công Sơn biểu diễn tại quán Văn

hững kỷ niệm của thủa ban đầu, khi con người mình còn giản đơn, thi thoảng nghe lại vẫn thấy hay. Qua hết những năm cấp 2 là đã có nhu cầu về loại âm nhạc phức tạp, nhiều sức sống hơn rồi. Đã có một thời chúng ta là như thế: những giai điệu thất cung dể thuộc dể hát, những ca từ đầy tính “metaphysics” đến mức “khó hiểu”, những tiếng guitar đơn độc lỏng bỏng đáng yêu 😀.

Nói thì nói vậy, có những người hôm trước còn tâng nhạc sĩ họ Trịnh tận mây xanh, hôm sau khi gió có cơ đổi chiều thì lại nói những lời như: khi Phạm Duy đã là một cây đa cây đề thì Trịnh Công Sơn, Khánh Ly hãy còn đi chân đất, biểu diễn nhạc cho sinh viên ở quán cà phê Văn với độc một cây guitar. Thật đáng buồn có nhiều người gió chiều nào xoay chiều đó, lưỡi không xương trăm đường lắt léo.

Sơn ca 7
Cho một người nằm xuống - Khánh Ly 
Nối vòng tay lớn - Khánh Ly 
Ru em từng ngón xuân nồng - Khánh Ly 
Gọi tên bốn mùa - Khánh Ly 

Âm nhạc ngoài giá trị nhạc thuật, còn có giá trị xã hội, thời sự. Những trình bày “lỏng bỏng” độc một tiếng guitar này một thời là tiếng lòng của bao lớp sinh viên tranh đấu tại miền Nam Việt Nam. Lấy ví dụ gần đây, như bài Heal the world (Michael Jackson), có gọi là có giá trị không khi hàng triệu người thích nó, còn những nhạc sĩ thì nói với nhau: bài này cũng đơn giản quá nhỉ! Nên không có gì ngạc nhiên khi nói nhạc Trịnh là nhạc của số đông, còn nhạc của Phạm Duy kén chọn khán giả hơn, mỗi loại đều có không gian, thời gian và thính giả của riêng nó. Đứng từ phía này mà dè bỉu chê bai phía kia thảy đều là vì cái tâm địa cá nhân hẹp hòi, chỉ tội cho đa số quần chúng thính giả ít hiểu biết cứ phải nghe những câu phán xanh rờn, đẩy đưa dư luận hết từ thái cực này đến thái cực khác!

⓵⏎ Những bản thu âm này trích từ trong băng nhạc Sơn ca 7: tiếng hát Khánh Ly và nhạc Trịnh Công Sơn, thu âm năm 1974.

thị xã trong tầm tay

To remember soldiers of the 3rd division,
who heroically defended the town, Feb ~ Mar, 1979.

xactly 30 years ago… things as seen aftermath, when the bloodshed battles have just been over… Film name: Thị xã trong tầm tay, screenplayer & director: Đặng Nhật Minh, type: 35mm black and white film, year of production: 1982, music, lyric & dialogue: Trịnh Công Sơn & Hoàng Phủ Ngọc Tường.

3rd division (nickname: Yellow Star, official number: 359th) is an elite (but not regular!) formation of the VPA (Vietnam People Army), originally formed and served in the 5th military region (central of Vietnam). For its exceptional performance in the Vietnam war, in 1976, the unit was deployed to the 1st military region in preparation for any threats from the north. The responsibility was to defend Lạng Sơn province, with the historical positions: Đồng Đăng, Kỳ Lừa, Chi Lăng…

When it happened 3 years later, nominally, no regular formation had been committed to battle, the Strategic Army’s 1st and 2nd Corps still stationed around Hà Nội, behind the Như Nguyệt river (aka Cầu river) defence perimeter, in case of any deeper penetrations. Only local militia units took charges of absorbing the offensive forces. In reality, some of the most combat – hardened units, such as the 3rd (359th), the 346th divisions, had already engaged in.

At the outbreak of the Sino – Vietnam war, Feb, Mar, 1979, facing an enemy roughly 9 times outnumbered (against the Chinese 127th, 128th, 148th, 161th, 163th, 164th, 165th infantry divisions with their supporting artillery and tank units), Yellow Star fiercely defended a line of 60 km in width, only permitted the enemy to advance less than 30 km in depth, at an average rate of 0.8 km per day, and at an huge price of loss (about 11.000 Chinese casualties on only this front, to the overall number of 60.000)!

The division’s personnel also helped in training other defending units the following years. The final offensive had been carefully planned and prepared, but canceled due to the opponent’s unilateral withdrawal and other political reasons, thus denying the unit an evident victory. However, that’s enough for the division to receive great fear and respect from the adversary side! What was left is the completely destroyed provincial capital town of Lạng Sơn, no house is known to stand inside the town, the spaces recalled by the film!

lại… hà thanh


Cô Lục Hà – Hà Thanh qua các thời kỳ – người có đánh dẫu x trong hình.

au Thái Thanh, người ca sĩ tôi post nhạc nhiều nhất trên blog này là… Hà Thanh. So với danh ca Thái Thanh, người thu rất nhiều đĩa và băng nhạc, Hà Thanh không có nhiều bản thu âm còn sót lại, ngoại trừ những CD âm nhạc Phật giáo mà sau này Hà Thanh thu âm cho Làng Mai (của thiền sư Thích Nhất Hạnh), đếm đi đếm lại nhạc phổ thông của cô cũng chỉ khoảng 20 bài, thật là một điều đáng tiếc.

Biển nhớ - Hà Thanh 
Câu hò bên bờ Hiền Lương - Hà Thanh 

Dạo gần đây rất “ghiền” giọng ca Hà Thanh, có lẽ vì lâu rồi không được nghe một giọng Huế cũ nào. Trước đây tôi giới thiệu nhạc Hà Thanh toàn qua những bài tương đối xa lạ với nhiều người: Các anh đi (Văn Phụng), Nhạc sầu tương tư (Hoàng Trọng), Chinh phụ ca (Phạm Duy)… nay xin gởi đến các bạn giọng ca Hà Thanh qua những ca khúc mà nhiều người biết: Biển nhớ (Trịnh Công Sơn) và Câu hò bên bờ Hiền Lương (Hoàng Hiệp).

ôi những dòng sông nhỏ…

ột trong những bài hát hiếm hoi của Trịnh Công Sơn mà tôi thích, nhất là khi nghe không lời. Một trong số ít ỏi những bản nhạc của ông ăn sâu vào tâm hồn tôi như là kỷ niệm… Những trình bày khác nhau của bản nhạc, một hòa tấu piano, một độc tấu guitar (Võ Tá Hân), và một qua giọng hát khá thuyết phục của Trần Thu Hà (với guitar đệm thật đáng yêu). Một vài bìa nhạc Trịnh Công Sơn:

Tình xa - Piano (?) 
Tình xa - Guitar (Võ Tá Hân) 
Tình xa - Trần Thu Hà