tháng sáu

hào tháng 6 với khúc nhạc cổ điển Nga – Pyotr Tchaikovsky: Barcarolle – Chèo thuyền, 1 phần trong tác phẩm 4 mùa, 12 khúc nhạc ứng với 12 tháng của năm: Thuyền ai trôi xuôi dòng sông tháng Sáu nhấp nhô cánh buồm. Cánh buồm gió xuôi, mái chèo lướt vui. Một bờ sông xanh, một vùng mây trắng lững lơ cuối trời…

Bến sông nắng ngời, bóng cây bóng người, gió rung khóm lau nghe như bài hát yêu đời… Tình yêu của tôi trào dâng như nước nguồn đang cuốn về, thuyền trôi xuôi nhé… Dòng sông êm trôi thuyền ai nhẹ lướt gió căng cánh buồm, bến đang nhớ thuyền, bến đang ngóng đợi, đến đây với tôi cánh buồm đỏ thắm xa vời!

toán

ối tiếp post trước, minh hoạ bằng một screenshot – chụp màn hình. Đến tận bây giờ vẫn còn xài khá nhiều toán, không phải là Toán cao cấp (vi phân, tích phân, đạo hàm, xác suất thống kê, etc…) mà chủ yếu là Toán rời rạc (discrete mathematics) và Thuật toán, thuật giải, thêm một chút Hình và Số… Chính là vì mấy cái này nên code vẫn còn có vài niềm vui, ngoài những chuyện debug phức tạp, nhức đầu, mệt mỏi và vô số những công việc… trâu bò khác!

Ở một góc nhìn khác, có thể… nhìn code đoán tuổi! Những người viết mã thành khối 80 cột như tôi có nguyên nhân sâu xa từ cái thời còn trên x86 và DOS, lúc đó màn hình text có kích thước 16 (dòng) x 80 (cột), còn màn hình thời bây giờ viết đến 160 cột có khi vẫn chưa xuống hàng! Đến tận giờ tôi vẫn cho rằng bắt đầu từ tầng thấp – low level là một điều nên làm, phần lớn coder bây giờ cái gì cũng biết, công nghệ nào cũng rành, chỉ một điều là không… rành code! 😅

toán cao cấp

ài hay, ít nhất cũng nên nói cho đám ngu biết nó ngu chỗ nào, qua đó cũng cho thấy sự thảm hại, vô phương của giáo dục VN hiện tại! Nhớ hồi hơn 20 năm trước, lúc nào đạp xe đi học về cũng ghé quầy sách ngoại văn của Fahasa góc gần Sở thú Sài Gòn, tìm mua mấy cuốn Vi tích phân, sách tiếng Anh, bán sale đồng giá! Kiến thức thì cũng tương tự Toán cao cấp như ở Việt Nam thôi! Nhưng khác ở chỗ: sách có hàng ngàn ví dụ về cách áp dụng thực tế, rất sinh động, trực quan, kèm theo rất nhiều hình vẽ, ảnh minh hoạ đẹp!

Đến tận bây giờ, nhớ lại, tôi vẫn còn cảm thấy niềm vui khi hiểu được những ví dụ thực tế trình bày trong những cuốn đó! Một ví dụ: trong nội chiến nước Mỹ, đã dùng khẩu súng cối cỡ nòng 330 mm (chèn cái hình thực của khẩu súng, gián tiếp học Lịch sử), lực bắn như thế này, khối lượng đạn chừng đó, tính khoảng cách bắn xa nhất (áp dụng thực tế của phương trình parabol). Nghĩ mà buồn cho “kinh tế” Việt, toàn “đầu cơ, lướt sóng”, buôn “nước bọt” và “vịt giời” chứ có nghiên cứu, chế tạo và sản xuất gì đâu, nên cảm thấy Toán nó thừa! 😢

propaganda

ột thoáng tưởng nhớ đến Dmitri Hvorostovsky, nghệ sĩ nhân dân Liên bang Nga, một baritone cổ điển hàng đầu của nước Nga, một giọng ca mang đầy chất nam tính, với một bài hát cũng rất nam tính, nhạc nền bộ phim: Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân huyền thoại:Anh xin dù một lần thôi, Buồn ơi, từ giã tạm thời hồn anh. Để rồi như đám mây xanh, Sẽ bay về mái nhà lành của ta. Từ đây bay thẳng về nhà! Bờ ơi, xin hãy hiện ra, Dẫu là một thoáng đường xa mỏng mờ. Bờ ơi, hiền dịu đợi chờ, Giá mà bơi được bây giờ thì hay. Giá mà bơi được đến mày…

Đám CS “ngu ngốc”, “nhồi sọ” dân chúng bằng cái loa phường, phải thông minh như TB kìa, phải phát minh ra băng đĩa, internet, để con đen tự mua về, tự chìm trong một đống cxx, rồi tự cho rằng mình hiểu biết, như thế mới là tuyên truyền chuyên nghiệp! Nên mới nói, thông tin chưa phải là kiến thức, âm thanh chưa phải là âm nhạc, phương tiện càng hiện đại thì sự u mê của tâm hồn càng lớn, cứ nhìn MXH tràn ngập những thể loại “cẩu lương”, “cẩu tiếu” bây giờ là rõ! Chú thích, cẩu lương: lương thực cho chó, cẩu tiếu: kiểu khôi hài cũng dành cho chó! 😅

troika

hương trình âm nhạc cuối tuần, bài dân ca Nga – Troika… là loại xe tam mã đặc trưng của Nga, do 3 ngựa kéo, chúng được huấn luyện để con ở giữa chạy nước kiệu và 2 con 2 bên chạy nước đại, cấu hình này giúp xe chạy nhanh nhưng vẫn ổn định. Kiểu thắng ngựa này là đặc trưng riêng của Nga, không nơi đâu khác có!

Nên từ đó, từ “troika” mang một nghĩa phái sinh mới, là một “bộ 3” được thiết kế chuyên biệt để phối hợp, làm việc chung với nhau, để cùng “kéo” một “cỗ xe”, ví dụ như “European troika”… Thường không thích nghe Ivan Rebroff lắm, nhưng trong bài này cũng thật tuyệt, nhất là đoạn cuối, xuống thấp như một oktavist thực thụ!

rừng luật

acebook nhắc ngày này năm trước… Lại nói chuyện “rừng luật” không bằng… “luật rừng”! Như vụ mô-tô nước tai nạn chết người trên sông SG gần đây, rồi dẫn tới việc hết sức tào lao là cấm mô-tô nước trên tuyến đường thuỷ nội địa. Chúng nó chỉ có nhậu, bolero, đua xe, đua ghe rồi chụp ảnh khoe Face chứ thể thao nước cái gì!? Nhưng vì một vài con sâu mà cấm cả nồi canh, rồi tự ngồi “đĩ miệng” với nhau: chúng ta là quốc gia biển đảo! 😢 Mọi thứ căn bản cuối cùng vẫn quay về phẩm chất, tư cách con người, luật không thể nào quy định mọi trường hợp được!

Nhưng rất nhiều khi là cách làm luật không đúng, ví dụ: nếu không thể quy định chính xác như thế nào là chằng buộc hàng hoá an toàn thì làm theo hướng ngược lại: quy định mức phạt thật nặng (thậm chí bỏ tù) nếu gây ra tai nạn, gây hậu quả nghiêm trọng! Là tự khắc chúng nó lo buộc cuộn thép đúng cách, tự khắc dân nó biết điều ngay thôi! Mấy chuyện này không phải các bác ấy không biết, nhưng làm luật đúng, hợp logic thì “ăn” vào đâu được, nên cứ phải nửa nạc nửa mỡ như thế, tự tạo ra một đống mâu thuẫn để tuỳ lúc, có thể diễn giải luật theo cách… tuỳ ý! 😢

nhạc vs. nhẽo

hương trình âm nhạc cuối tuần, về nhạc Nga – Liên Xô, phần lớn người Việt chỉ biết một vài bài kiểu như: Đào vừa ra hoa, người ta mới kêu là hoa đào, mấy em làm đêm, người ta cũng kêu là đào 😀, mà không biết rằng, một dân tộc mạnh mẽ, sinh động là họ sẽ có những loại âm “nhạc” đích thực, éo phải những kiểu “nhẽo” như ở cái xứ Vịt: Anh rót cho khéo nhé, kẻo lầm vào nhà tôi, nhà tôi ở cuối chân đồi, có giàn thiên lý có người tôi yêu… Nghĩ đi nghĩ lại chẳng thế éo nào mà hiểu được, người ta tới đặt vào tay khẩu súng, bảo bắn vào nhà mày đi, ấy thế mà vẫn làm được!

Trong một thời cuộc biến động dữ dội, không phải ai cũng có đủ sức mạnh nội tại để có thể lựa chọn cho mình một lập trường, chuyện đó có thể hiểu được! Và sâu xa hơn, quan điểm mỗi người một khác, anh có quyền có suy nghĩ khác biệt, chuyện đó hoàn toàn cũng có thể hiểu được! Chuyện tự bắn vào nhà mình có thể rồi cũng sẽ tha thứ được, nhưng chuyện không tha thứ được chính là đẻ ra một thứ “nhẽo” dở thúi, bệnh hoạn, tào lao như thế, tự đùn ra một đống c… gọi là bolero rồi còn ngồi đó tự bốc thơm, tự huyễn hoặc, tự hoang tưởng mình là một cái gì đó! 😢

crimea

uốt mấy thế kỷ vừa qua, Nga và Anh có một vài khúc mắc dai dẳng, dẫn đến một sự đối đầu trường kỳ Nga – Anh và tiếp theo đó là Nga – Mỹ, những khúc mắc này đều là do lịch sử để lại! Nó không thường trực nhưng vẫn luôn ngấm ngầm tồn tại, như vụ đánh nhau của cổ động viên bóng đá – hooligan Nga – Anh tại Pháp, Euro 2016: vài trăm “tay đấm lực lưỡng” Nga được “tổ chức tốt” đã “tấn công” hàng ngàn cổ động viên Anh. Nước Anh có vị trí địa lý đặc biệt, vừa là đảo quốc, vừa có lực lượng hải quân hùng mạnh, không chịu cảnh “sông liền sông, núi liền núi” nên trong các vấn đề “lục địa”, quan điểm của họ luôn cứng rắn (vì có phải chịu đe doạ trực tiếp đâu mà không cứng?) Trở lại với thế kỷ 19, Đế chế Ottoman bước vào giai đoạn suy tàn, được gọi là “Bệnh nhân của châu Âu”.

Tương tự như cách người ta gọi “Đông Á bệnh phu” vậy, một sự suy tàn chậm, nhưng chắc chắn, khó lòng cứu vãn! Điều này cả châu Âu đều thấy rõ, và họ không muốn Nga nhân cơ hội đó mà bành trướng, làm mất cân bằng cân bằng ở châu Âu. Tại trận hải chiến Sinop, đô đốc Pavel Nakhimov đại phá hạm đội Ottoman! Điều đáng nói đây là trận hải chiến đầu tiên sử dụng đạn “trái phá”, loại đạn “nổ 2 lần” chứ không phải chỉ đơn giản là một quả cầu sắt như trước, gần như toàn bộ hạm đội Ottoman chìm sạch, và cũng từ đây, bắt đầu khép lại thời đại của tàu buồm vỏ gỗ! Nhưng đó cũng là trận thắng sau cùng của đô đốc Nakhimov, chỉ một năm sau đó, Liên minh Anh, Pháp và Thổ, bất chấp sự khác biệt về tôn giáo, về “ý thức hệ”, đã bắt tay với nhau chống lại Nga và đổ 180K quân vào Crimea!

Châu Âu hiểu rằng, dù họ ghét Thổ, họ buộc phải giúp Thổ, nếu không cái thế vạc 3 chân này sẽ đổ! Bài học Napoleon vẫn còn đó, Liên minh Anh-Pháp-Thổ không dại dột tiến sâu vào lãnh thổ Nga, họ chỉ đặt mục tiêu chiếm đóng Crimea! Liên quân 3 nước phải mất đến một năm vây hãm ròng rã mới chiếm được Sevastopol, mất tròn một năm mới đi được… 60km! Phòng thủ bởi đô đốc Nakhimov, người vừa là đô đốc, vừa là thị trưởng thành phố! Phía Nga dù ít người hơn nhiều, đã tổ chức phòng thủ kiên cường, đô đốc Nakhimov và các sĩ quan cấp cao đều tử trận. Cả 2 bên Nga và Liên minh đều kiệt quệ trong cuộc chiến này, chưa bao giờ lại có nhiều người chết như vậy! Chưa bao giờ máu đã đổ nhiều đến như vậy, với sự xuất hiện của các loại súng, đạn, khí tài chiến tranh mới!

Tính toàn cuộc chiến, phía Nga thiệt hại đến 450K binh sĩ, phía Liên minh không ít hơn 220K. Sau trận chiến này, nước Nga phải đóng cửa suy nghĩ, phải cải cách hành chính, phải đổi mới tư duy, thay đổi xã hội và công nghệ để có thể trở nên mạnh hơn! Một dịp khác của lịch sử khi người Anh lại can thiệp vào nội bộ của nước Nga, đó là sau CMT10, liên minh các nước đổ vũ khí và trang bị cho phe Bạch vệ để chống lại Hồng quân, một lần nữa cũng qua đường Crimea! Rồi đến Thế chiến 2, Crimea là lại trở thành vùng đất đẫm máu trong đối đầu Xô – Đức, với hàng trăm ngàn lính thiệt mạng! Nên vấn đề Crimea và Donbass, người Nga đã, đang và sẽ luôn cứng rắn! Và cái dấu vết lịch sử nhiều lần Tây Âu can thiệp vào chuyện “sân nhà” của nước Nga vẫn còn đó, không phải chỉ một mà nhiều lần!

xe điện

Và nhớ tiếng leng keng tàu sớm khuya,
Hướng ra Đống Đa, Cầu Giấy…

rước là người Pháp xây những tuyến tàu điện (tram) đầu tiên, những toa xe chạy bằng điện trên đường ray sắt, sau là xe điện (trolleybus), vẫn chạy bằng điện nhưng không cần ray, xây dựng theo mô hình của Liên Xô! Mà thực ra hầu hết các đô thị lớn ở châu Âu, từ cả trăm năm trước đều phổ biến cả 2 loại: tram & trolleybus. Nhiều người sẽ đặt ngay câu hỏi rằng, tại sao lại dùng điện, hơn trăm năm trước vấn đề môi trường đâu có cấp thiết như bây giờ!? Công nghệ điện được chọn, đơn giản vì nó… bền!

Xe điện có chi phí bảo trì thấp hơn xe động cơ đốt trong nhiều lần, và cũng bền hơn nhiều lần! Chính những rung động nhỏ của động cơ nổ làm xe kém bền, như một chiếc xe buýt ở SG chạy có 4, 5 năm là xe đã muốn nát (vì chạy cả chục tiếng mỗi ngày, liên tục không có mấy ngày nghỉ), còn nếu là xe điện, cộng với bảo trì tốt thì có thể bền đến vài chục năm! Nên từ xưa, rất ít nước chọn làm hệ thống xe buýt động cơ nổ trên quy mô lớn, vì chi phí vận hành cao! Ngày nay, riêng khoản pin còn cần phải cải tiến, chứ xu thế xe điện là tất yếu!

alexander-3

uối thế kỷ 18, đầu TK 19, ngôn ngữ chung tại cung đình Nga là tiếng Pháp, không bao lâu sau thì Sa-hoàng Alexander-1 truy kích Napoleon đến tận Paris! Cuối TK 19, đầu TK 20, tầng lớp tinh hoa của Nga toàn nói tiếng Đức, chuyện sau đó thì mọi người đã biết rồi, năm 1945 đánh vào tận Berlin. Ngày nay, cuối TK 20, đầu TK 21, hình như người Nga đang học tiếng Anh, và vẫn học hơi chậm… 😅😅😅 Đó là một thực tế lịch sử, sự đối đầu Đông – Tây lưỡng cực ở châu Âu là điều có thật, không phải bây giờ mới có, mà đã hình thành từ nhiều thế kỷ trước! Nhưng đó là chủ đề rất dài khác, sẽ tiếp tục đề cập đến sau!

Học hỏi, tiếp thu, tự làm mới, tự thay đổi bản thân, tự vấn, tự phản ảnh bản thân, đó là những điều một dân tộc tỉnh táo, cầu tiến tất phải làm! Trong một không gian hoàn toàn khác là ở VN, người lạc quan thì học tiếng Anh (mà e rằng nếu đã nhìn rõ bản thân thì cũng khó mà lạc quan lâu được), người bi quan thì học tiếng Tàu… còn người thực tế nên học tiếng Nga, ý tôi là học cái văn hoá thích ứng, tự lực, tự cường của họ! Chú thích ảnh: Putin khánh thành tượng Sa-hoàng Alexander-3 ở Crimea năm 2017, người mà ông ta (Putin) rất ngưỡng mộ, phía dưới là dòng chữ: nước Nga chỉ có 2 đồng minh: một là quân đội, hai là hạm đội!