Serenity – 1

ã quyết định đặt tên chiếc kayak kế tiếp là Serenity, chính thức là 1 “danh từ” chứ không còn là “tính từ” như trước (Serene – x). Tiếp tục công việc design đã làm từ post trước, mỗi lúc làm một tí. Thay đổi quan trọng nhất là chiều dài xuồng giảm còn 15.5 feet! Dự tính ban đầu chiều dài khoảng 16 feet, nhưng nếu giảm xuống chút nữa (15.5 feet) thì vừa vặn chiều dài của 2 tấm ván ép nối lại (tấm plywood có chiều dài 2.44 m), sẽ dễ hơn cho việc thi công rất nhiều, vì thân xuồng chỉ còn có 1 mối nối, thay vì phải 2 mối nối như trước! Thân xuồng có thêm nhiều “rocker” – cong hơn trước 1 chút, cũng chỉnh lại phần “stern” – đuôi xuồng 1 chút, chỗ “rudder post” – trục bánh lái, dự định là buộc dây theo kiểu Wharram, các đường cong của xuồng cũng được làm “mềm mại” hơn nhiều so với phiên bản trước.

 

oay hoay chỉnh tới chỉnh lui rất nhiều, tập trung vào phần drag (resistance)- sức cản nước. So với 3 chiếc kayak trước thì tại cùng 1 tải trọng danh định (120kg), chiếc Serenity này có sức cản thấp nhất, và Cp (Prismatic coefficient) cũng xuống rất thấp, tròn 4.8! Thân thuyền “fine” hơn so với Serene – 3, nhưng “full” hơn so với Serene – 2, nên độ ổn định cũng nằm giữa của 2 chiếc đó. Tiếp tục cách thức của Serene – 3 là sử dụng độ cong (rocker) của thân thuyền để tăng độ ổn định, và dĩ nhiên cũng đồng thời tăng độ sâu của đáy chữ V. Sau nhiều năm chèo thuyền, hiểu ra 1 chân lý đơn giản: tốc độ trung bình khi đầy tải, và khi chèo suốt ngày, chỉ loanh quanh trên dưới 3 knots, không hơn, ngay cả với các tay chèo “siêu nhân” của thế giới, vì công suất 1 người trong suốt 1 ngày trung bình chỉ vào khoảng 100 ~ 150 Watt.

 

hỉnh tới chỉnh lui các tham số chán chê, hôm nay, sau khi hoàn thành một phần góc tập gym, khởi công đóng chiếc Serenity! Nhưng trước hết, vẫn kiểm tra lại một chút phần mô hình bằng phần mềm, đơn giản hoá một số chi tiết nhỏ để dể thi công hơn! Cũng là những bước quen thuộc như 5 chiếc trước nên không mô tả kỹ nữa. Đầu tiên cắt những station (khuôn âm) bằng MDF, có tác dụng tạo hình dáng cho chiếc xuồng! Sau đó lại đo, vẽ, cắt và nối từng miếng lại với nhau. Khâu này phải cẩn thận môt chút, đo vẽ sai là sửa rất mệt! Chiếc Serenity này độ dài đã giảm chỉ còn 15.5 feet, vừa vặn chiều dài của 2 tấm ván ép (mỗi tấm 2.44 mét). Dù tiêu chí là đóng sao cho xuồng được nhẹ, nhưng với một chiếc xuồng “đi chơi xa” thì lại cần độ bền, nên nhẹ quá cũng không hẳn là tốt! Sẽ cố gắng hoàn tất ở 25kg!

 

ũng lại những bước thi công giống như những chiếc trước, đã quen tay nên công việc chạy nhanh hơn. Tuy vậy, cũng phải cẩn thận tránh sai sót, nhất là tại khâu đo, vẽ, cắt này! Cũng hơi nóng lòng muốn thấy xem hình dạng ban đầu chiếc xuồng thế nào! Cắt và nối ván, lần này tổng cộng chỉ có 5 mối nối, ít hơn nhiều so với các lần trước (9 mối). Nối ván xong lần lượt đặt vào khuôn, các cục tạ là để ép ván dần dần về cái hình định bởi khuôn MDF. Tiếp theo là công việc mệt mỏi nhất: trám các mối nối bằng epoxy dày (trộn với bột gỗ). Công việc rất lắt nhắt, chi tiết, và rất bẩn, epoxy dính vào tay rất khó rửa sạch! Các lần trước, tôi đều dùng epoxy putty chuyên dụng trong đóng tàu công nghiệp, nhưng lần này lại chuyển qua dùng bột gỗ, có vẻ như là chúng làm cho mối nối cứng hơn, và cũng nhanh khô hơn!

 

ảm thấy hài lòng, vì “lên khuôn” rất hoàn hảo, các tấm ván ghép vào nhau chính xác, sai số thường nhỏ dưới 1 ly (không như các lần trước, nhiều khi cũng phải “gãi đầu gãi tai” không hiểu sai số đâu mà lớn thế – 3 ~ 4 ly, mặc dù vài ly thì vẫn còn “chấp nhận được”). Bột gỗ hoá ra là chất làm dày (thickening) rất tốt, khi đã quen tay, epoxy trộn với bột gỗ dễ làm việc (very workable), ít bị chảy như putty công nghiệp (có vẻ như là hơi nặng), ngoài ra có thể thay đổi tỷ lệ epoxy – hardener để tăng giảm thời gian đông cứng cho phù hợp công việc. Các mối nối được bọc 1 lớp sợi thuỷ tinh chạy dọc theo chiều dài. Phần dưới thuyền (bottom) gần như đã hoàn tất, chuyển sang làm việc với phần trên (deck). Một lần nữa lại cảm thấy hài lòng, vì các miếng ván được đo, vẽ và cắt chính xác nên khớp vào nhau gần như hoàn hảo!

 

ắn “gunwales”, không chắc lắm tiếng Việt gọi là gì (be thuyền!?) nhưng giống như cái cạp rổ, mấy tấm ván ép mong manh gắn lại với nhau vẫn còn yếu lắm, có thêm cái “cạp rổ” này lập tức trở thành một cấu trúc cứng cáp. Đồng thời cũng gắn vách ngăn (bulkheads). Vách ngăn chia thuyền làm 3 khúc rõ ràng, phần sau, trước là 2 khoang chứa hàng, ở giữa là khoang ngồi (cockpit). Tạm dừng công việc trên phần thân dưới (bottom, đã đủ cứng cáp để tháo ra khỏi khuôn, đặt sang 1 bên, tiếp tục công việc với phần thân trên (deck). Phần deck thi công hơi khó một chút do có nhiều đường cong, phải dùng dây thép xiết chặt, ép các miếng ván lại sát với nhau. Khác với những chiếc trước, chiếc Serenity sẽ có một lỗ ngồi hơi cong, để dễ bề chui ra chui vào, nên việc thi công cũng phức tạp hơn chút.

 

oàn tất một “cột mốc”, ước tính cỡ 1/3 chặng đường, 2 nửa trên và dưới của cái vỏ đậu phụng 😀. Dỡ hai phần ra khỏi “khuôn” và ướm thử xem có vừa nhau không! Căn bản chiếc xuồng đã nên hình nên dạng, nhưng còn rất nhiều công việc phía trước! Có mấy bài học rút ra, 1 là bột gỗ dùng để làm dày (thickening) với epoxy rất tốt, 2 là xylene là dung môi làm loãng (thinning) epoxy tốt nhất, nếu epoxy quá đặc, có thể pha thêm 1 ít xylene để làm loãng nó ra, thao tác “glassing” sẽ dể thi công hơn, và cho kết quả đẹp hơn rất nhiều! Kế đến nữa, tốt nhất là có thể kiểm soát được thời gian khô của epoxy. Tuỳ vào thao tác, công việc cần làm, đôi khi cần nó nhanh khô (pha tỉ lệ 1/2), đôi khi lại cần nó lâu khô (pha tỉ lệ 1/3), dĩ nhiên còn tuỳ thuộc vào loại epoxy cụ thể, không phải epoxy nào cũng thay đổi tỉ lệ được!

 

iếp tục làm việc với phần trên (deck), chỗ ngồi (cockpit), hình dáng đại để thì vẫn như cũ, nhưng có dạng cong hơn, nên thi công cũng khó khăn hơn 1 chút! Cũng dùng dải ván ép uốn quanh 1 cái khung MDF, gắn lên boong, dán keo và cắt đi phần thừa! Hai nắp khoang chứa hàng (hatches) trước và sau, lần này không làm với kích thước bằng nhau nữa, cái sau lớn hơn cái trước 1 chút, thế nên công việc cũng nhiều hơn! Bài học rút ra từ chiếc xuồng trước là dạng nắp này đáp ứng được nhu cầu kín nước nhờ có roăn silicon bên trong! Chỉ riêng thiết kế nắp đậy, tôi đã thử 4 thiết kế khác nhau, ngay như nắp Beckson rất tốt, ấy thế mà lại không bảo đảm yêu cầu kín nước trên kayak, vẫn rò rỉ 1 lúc 1 tí, có khi đến cuối ngày thì… đầy xuồng! 😀 Chỉ 1 chi tiết nhỏ nhưng rất quan trọng, phải làm đến 4 lần mới thành công!

 

àm việc với phần bánh lái (rudder). Nhiều người không thích kayak có bánh lái, vì nó phức tạp, dễ hỏng, và nhất là nó không giúp hoàn thiện kỹ năng chèo, phần nào đó đúng là như thế! Người mới tập nên dùng xuồng không có lái để tập các kỹ năng chèo! Ở góc nhìn ngược lại, khi bạn phải chèo cả chục tiếng hay hơn trong điều kiện sóng gió nhiều biến động, đôi khi cứ phải chèo mãi một bên để xuồng đi đúng hướng, rất mệt mỏi, có bánh lái vẫn tốt hơn! Nhưng thi công bánh lái có nhiều điểm phức tạp, lắt nhắt nhiều việc. 2 sợi dây cáp điều khiển nối từ sau ra trước chỗ ngồi, có 2 cái pedal để đạp bằng chân, đạp bên nào xuồng sẽ xoay về bên đó, lại thêm 2 sợi cáp kéo, thả, khi không dùng nữa thì kéo lên, thu gọn vào trong hộp, khi cần thì mới hạ xuống, vì bánh lái dù sao cũng tăng thêm sức cản nước.

 

hần công việc “bẩn” nhất trong các công đoạn làm thuyền, mài, tỉa các mối nối cho trơn tru và khớp với nhau. Trước hết dùng máy phay (router) chạy dọc be thuyền, tạo thành góc 45 độ để lúc ráp 2 nửa trên và dưới lại, chúng thực sự khớp vào nhau! Sau đó, dùng máy mài góc (angle grinder) tỉa các mối nối dưới đáy thuyền sao cho được bo tròn, chuẩn bị cho khâu dán sợi thuỷ tinh tiếp theo. Nếu hình thể quá góc cạnh, quá gấp khúc, lớp vải sợi thuỷ tinh sẽ không bám vào chắc chắn được. Dán xong lại mài tiếp cho trơn láng. Bụi bay mù cả khu xưởng, nhất là bụi có chứa vụn sợi thuỷ tinh gây ngứa ngáy vô cùng, nên làm khâu này rất mệt, cứ làm một buổi là lại phải đi tắm, cả ngày có khi tắm 3, 4 lần mới sạch sẽ và hết ngứa! Cố gắng hoàn tất mọi việc ở đoạn này, các công đoạn sau sẽ dễ chịu hơn!

 

rước khi nối 2 phần trên & dưới lại thành chiếc xuồng hoàn chỉnh, vẫn còn rất nhiều việc để làm, nôm na gọi là phần “điện nước” 😀, đi dây điện “âm tường”, lắp đèn tín hiệu LED trước và sau, lắp máy bơm, và rất rất nhiều công việc không tên khác! Từ kinh nghiệm với các chiếc xuồng trước, hệ thống điện được thiết kế lại gọn gàng hơn, để dễ sửa chữa, nâng cấp. Cải tiến quan trọng nhất là các công tắc từ (reed switches) được đưa vào trong hộp pin chống nước, không còn nằm riêng ngoài như trước, bớt được nhiều dây phải đi! Hệ thống điện sẽ có 3 công tắc dùng để kích hoạt: máy bơm, đèn tín hiệu và đèn la bàn, nhờ các nam châm đất hiếm (rare-earth magnets) rất mạnh nên công tắc từ không cần phải bố trí ngoài nữa, mà nằm trong hộp dưới boong, khi cần kéo cục nam châm lại gần là công tắc sẽ đóng!

 

ối 2 phần trên dưới, 2 nửa của cái vỏ đậu phộng lại với nhau! 😀 Điều hài lòng ở chiếc Serenity này chính là việc đo, vẽ, cưa, cắt, ghép, nối thảy đều rất chính xác, các mối nối khớp vào nhau gần như hoàn hảo, không mất công chỉnh sửa, hay phải “chữa cháy”! Tuy vậy, vẫn phải nhờ đến các dây tăng-đơ xiết lại thì 2 phần mới khớp vào nhau triệt để, ảnh đầu tiên bên dưới: ép 2 nửa lại với nhau bằng nhiều cách: băng keo, dùng các loại cảo, kẹp, dùng tạ nặng đè lên. Sau đó, dùng epoxy dày (pha với bột gỗ) trám thêm vào mép nối cho được chắc chắn! Riêng phía xa hai đầu thuyền thì không thể trám trét gì được vì tay với không tới, chỉ trông chờ vào 1 lớp keo duy nhất! Tới đây là hoàn thành thêm 1 cột mốc quan trọng nữa, cỡ 2/3 chặng đường, chiếc xuồng đã thành hình, nên dạng! Vẫn còn rất nhiều công việc phía trước!

 

ối 2 phần trên & dưới lại với nhau xong là 1 công đoạn rất “bẩn” nữa, chêm eopxy dày (pha với bột gỗ) vào bên trong các mối nối cho thêm chắc chắn, sau đó, mài bên ngoài chỗ nối, bo thành góc tròn, rồi chà nhám toàn bộ phần thân trên cho trơn láng, sạch sẽ! Phần bo góc tròn là để ở công đoạn sau, sẽ phủ 1 lớp vải sợi thuỷ tinh dưới đáy thuyền, lớp vải này chồng mí lên phía trên cỡ 1 inch (2.5cm), làm cho liên kết giữa 2 nửa trên & dưới trở nên chắc chắn hơn. Nếu bề mặt quá gấp khúc thì lớp vải sợi sẽ không bám được tốt! Tiếp theo là phủ 1 lớp epoxy mỏng (pha loãng với xylene) ở phần boong trên, epoxy loãng được pha thêm chút xíu màu vàng tâm, giúp tạo màu và tô nổi vân gỗ. Đây là công đoạn phải làm tương đối cẩn thận vì nó tạo ra màu sắc sau cùng của con thuyền! 😀

 

án băng keo phần giáp ranh của hai nữa trên dưới, lớp băng keo này giúp xác định ranh giới của lớp vải sợi thuỷ tinh phủ đáy thuyền. Lớp vải này chồng lên phía trên cỡ 2.5cm, giúp giữ chặt mối nối trên dưới, khi keo khô sẽ dùng dao rạch lớp băng keo này và bóc đi! Một công đoạn quan trọng: phủ vải sợi thuỷ tinh bảo vệ đáy thuyền, vải dùng là loại 6 oz 1 yard vuông (hay 200 gram 1 mét vuông), 2 lớp keo epoxy quét chồng lên nhau cách nhau 4 tiếng, lớp đầu tiên vừa hơi khô là chồng thêm một lớp nữa, đồng thời cho thêm tinh màu đen vào epoxy! Ước tính công đoạn này thêm vào khối lượng xuồng cỡ 1.2kg (keo + sợi thuỷ tinh), nhưng thực ra không quá quan tâm đến khối lượng, chỉ cần cân nặng cuối cùng loanh quanh cỡ 25, 26 kg là ổn! Tiếp theo là 1 công đoạn cũng không kém phần quan trọng: sơn thuyền!

 

elcoat, đúng như tên gọi, mua về có dạng sệt gần đông như thạch, muốn quét bằng cọ phải pha thêm dung môi, thường là styrene, nhưng tôi xài xylene thấy cũng ok. Các loại sơn phủ giờ giống như 1 lớp nhựa bọc lấy vật thể. Phần đáy quét 3 lớp, phần trên 2 lớp, cách nhau vài tiếng. Để qua đêm sờ vẫn thấy hơi dính, hoảng hồn tưởng gel không đông. Suy nghĩ 1 hồi thì biết đây là lớp wax – sáp, nhà sản xuất pha vào gel, khi quét lên vật thể, lớp sáp này nổi lên bề mặt, tạo môi trường kín khí. Gelcoat mà tiếp xúc với không khí có oxy là nó sẽ không đông. Nếu mua đúng loại gelcoat không có pha sẵn sáp thì sau khi quét lớp trên cùng xong, dùng bình xịt PVA hoặc silicone phủ 1 lớp mỏng lên trên tạo môi trường kín khí. Để qua đêm, lấy khăn, giẻ lau sạch lớp sáp này đi là sẽ đến lớp “nhựa” bảo vệ đã đông cứng! 😀

 

ông đoạn hoàn thiện xuồng, lắp đặt thiết bị, thực sự là có rất rất nhiều việc không tên, linh tinh và rất tốn thời gian. Đầu tiên là đúc 2 cái roăn chống thấm nước cho nắp khoang, silicone lỏng pha chất xúc tác, đổ vào khuôn, chỉ 1 tiếng sau là thành hình! Chế tạo và lắp đặt các “anchor point”, các “điểm neo” dùng để bắt dây, dây giằng nắp, dây thun bungee, các điểm neo này được bắt vít chặt vào thân thuyền. Tôi chọn giải pháp đơn giản là bắt vít, chứ không làm điểm neo “âm” phức tạp như ở các chiếc xuồng trước. Máy bơm nước được sử dụng lại từ chiếc xuồng trước, chỉ đơn giản là tháo và gắn qua, ghế ngồi cũng thế, để giảm bớt thời gian thi công, một số chi tiết được tận dụng lại! Tuy vậy, vẫn còn rất rất nhiều công việc linh tinh phải hoàn thành trước khi có thể “xuống nước”!

 

án những miếng decal trang trí, dĩ nhiên đầu tiên không thể thiếu là cặp mắt thuyền Việt Nam đặc trưng. Một câu motto (khẩu hiệu) chạy vòng quanh cái la bàn: Fortitudine Vincimus 😀, phía sau là tên thuyền và thông tin liên hệ của chủ nhân nó! Bắt vít các anchor point (điểm neo) vào thân thuyền, và đi dây bungee (dây thun buộc hàng), những sợi dây này dùng để mắc, kẹp rất nhiều trang thiết bị linh tinh khác nhau! Các con ốc vít đều là loại inox chịu được nước biển, nhưng để chắc chắn hơn, tôi phết 1 lớp gelcoat lên trên! Phải nói thêm là gelcoat có độ cứng, bền tốt hẳn các loại sơn mà tôi từng biết, và còn có 1 ưu điểm nữa là có khả năng dính vào kim loại, nhựa khá tốt, không chỉ riêng vật liệp xốp như gỗ, nên có lẽ sẽ chuyển sang dùng gelcoat cho hầu hết các thao tác sơn phủ trên thuyền.

 

ặm thêm 1 lớp sơn bóng trên toàn bộ phần thân trên của xuồng, đi dây bungee, dặm thêm mấy lớp sơn bóng để bảo vệ bên trên các decals, gắn ghế ngồi, gắn cứng 2 cái bóng đèn LED, kiểm tra lại hệ thống điện: đèn, máy bơm và gắn nhiều thiết bị linh tinh khác! Và ta chọn một ngày tốt nhất của năm, khi sao Thổ gióng thẳng hàng với sao Mộc, tắm gội sạch sẽ, trai giới không gần nữ sắc, để chuẩn bị hạ thuỷ chiếc thuyền! 😃 Sự kiện Hành tinh đôi – Double planets ngày 21/12 vừa qua là sự kiện đặc biệt, 400 năm mới có một lần. Sao Thổ và sao Mộc xuất hiện gần như thẳng hàng trên bầu trời, cách nhau chỉ 0.1 độ! Thật sự thì vẫn còn 1 số công việc nữa, quan trọng nhất là hệ thống bánh lái và hệ thống hộp điện trung tâm, chắc sẽ không kịp hạ thuỷ dịp Giáng Sinh nhưng sẽ trước thềm năm mới! 😀

 

ất nhiều công việc linh tinh, lắt nhắt trong khâu hoàn thiện chiếc xuồng: khoan lỗ và buộc dây đầu mũi và cuối lái (tay cầm dùng để nhấc, kéo thuyền), đóng cái xe đẩy mới có thể thảo rời thành 3 phần và xếp gọn vào khoang một cách nhanh chóng, tiện lợi hơn! Chế tạo các chi tiết nho nhỏ của hệ thống điều khiển bánh lái, hệ thống bánh lái nói vậy chứ khá phức tạp, có 4 sợi dây cáp, 2 sợi dùng để điều hướng trái, phải, và 2 sợi để nâng, hạ bánh lái lên xuống. Ngoài ra còn có các bộ phận dùng để cân chỉnh độ căng dây, cân bằng trái phải! Dặm thêm một lớp sơn bóng trên toàn bộ đáy thuyền, dặm thêm 2, 3 lớp sơn bóng phủ lên trên để bảo vệ các miếng decals, kiểm tra 2 cái nắp khoang có hoàn toàn kín nước hay không! Sẽ cố gắng tranh thủ hoàn thành mọi công việc để xuống nước trước năm mới! 😀

 

oàn tất những công việc cuối cùng với chiếc xuồng. Đầu tiên là cái bánh lái, thiết kế và chế tạo mới hoàn toàn khác với trước, và do đã có những “bài học”, nên chuyển động nhẹ nhàng, êm hơn nhiều! Có 4 sợi cáp thép bọc nhựa điều khiển cái bánh lái, 2 sợi nối vào bàn đạp (pedal) để điều khiển xoay trái, phải, 2 sợi nữa để điều khiển nâng lên hạ xuống, khi không dùng đến, bánh lái nâng lên, xếp gọn vào hộp phía sau đuôi! Cũng tương đối mất thời gian cân chỉnh mọi thứ để cho mọi hoạt động của bánh lái được trơn tru, nhẹ nhàng! Vẫn còn ít việc nho nhỏ nữa mới có thể xem là thật sự hoàn tất, test xem máy bơm nước hoạt động thế nào, test xem tấm pin năng lượng mặt trời có sạc điện đúng hay không, lắp đặt, thử nghiệm thêm một vài thiết bị linh tinh khác! Sẽ xuống nước trong 1 vài ngày đến! 😀

 

ôm nay hạ thuỷ, chèo 1 đoạn ngắn xem sao, cảm giác ban đầu là hài lòng. Độ ổn định nằm giữa hai chiếc S2 & S3, đây là điều chính yếu muốn đạt được. Thứ đến nữa, cái này dể giải thích, xuồng dể điều khiển, các động tác nhẹ nhàng, vì kích thước nhỏ hơn các chiếc trước. Có thể đi rất thẳng không cần bánh lái (lái chỉ dùng trong sóng gió nhiễu loạn phức tạp, còn không sẽ cất lên để giảm bớt sức cản nước). Chỉ nghiêng người dịch trọng tâm (edge-turning) là nó cua, chưa cần phải đạp lái hay chèo một bên. Tính “responsive” xem như đạt yêu cầu! Chỉ mới là cảm giác ban đầu, cần phải thử nghiệm thêm trong điều kiện đầy tải, sóng lớn và đường dài, và đo số liệu với Garmin thì mới biết rõ được. Với kích thước hơi nhỏ như thế này, biết trước là việc sắp xếp hàng đủ cho 1 hành trình dài sẽ là việc… nhức đầu!

 

uối năm làm gì? đi chèo thuyền! Đầu năm làm gì? cũng đi chèo thuyền! 🙂 Làm quen cảm giác với “người yêu mới”, mỗi chiếc xuồng mới đóng đều có cảm giác khác trước, nên phải vừa làm quen, vừa chỉnh sửa tí: chỉnh lại ghế ngồi, vị trí pedal, etc… cho phù hợp, thoải mái hơn. Cảm giác ban đầu là xuồng có khả năng chịu sóng tốt, tốt hơn chiếc S3, nhưng dĩ nhiên cần phải thử nghiệm thêm trong điều kiện dòng chảy, sóng gió phức tạp mới biết rõ được. Mới chỉ làm những đoạn chèo ngắn lòng vòng quanh nhà, chưa đi xa hơn 10km. Sẽ làm một chiếc ghế mới cho Serenity, cái ghế cũ đã bắt đầu có cảm giác chật hẹp (phần cũng vì tôi đã tăng lên đến 75kg, mập hơn trước). Ngoài ra cũng chỉnh sửa thêm một số chi tiết linh tinh khác! Sẽ tiếp tục vừa chỉnh sửa, vừa thử nghiệm chiếc xuồng trong vài tuần đến!

 

àm vài “cuốc” chèo ngắn cỡ 10 km để làm quen và thử nghiệm thêm với chiếc xuồng, cảm giác hài lòng ngày một nhiều hơn! 😀 Như đã nói trong post trước, vì tăng lên đến hơn 75kg nên buộc phải tháo bỏ ghế ngồi thì mới ngồi vừa vặn thoải mái được! Chỉ đơn giản làm miếng ngã lưng (back – rest) nhỏ phía sau, có miếng xốp nhỏ để tựa lưng vào đó cho đỡ đau, còn thì ngồi bệt trên đáy xuồng, độ ổn định vì thế mà cũng tăng lên được một chút! Sắp tới sẽ test đầy tải, xuồng chở thêm khoảng 25 ~ 30 kg xem như thế nào! Khi đã quen với cảm giác xuồng, sẽ đi xa hơn, làm vài “vòng” cỡ 20 ~ 40 km và đo đạc quãng đường, tốc độ với Garmin xem sao! Và cũng sẽ cố quay vài đoạn video ngắn, càng ngày càng lười quay phim, chụp ảnh, vì cảm giác chèo trên sông nước, chỉ cần bản thân tự cảm nhận là được!

 

ực kỳ lười quay video, nên chèo thì nhiều nhưng đến hôm nay mới làm tạm cái clip clip “1 minute of Serenity – 1 phút bình yên”, hy vọng là đủ siêng năng để làm clip “2 minutes of Serenity” tiếp theo! Đổi chất lượng hình ảnh sang HD, mang headphone vào và… enjoy! 😀 😀 Đã hết sức quen thuộc về cảm giác với chiếc xuồng, và nghĩ rằng đây là chiếc chịu đựng được sóng gió tốt nhất trong những chiếc đã đóng! Chưa thử nghiệm đầy tải (full-load test) nhưng nghĩ rằng xuồng sẽ ổn định nhiều hơn nữa nếu chất thêm đủ 25 ~ 30 kg hành lý! Những ngày cuối năm, chuẩn bị bước sang năm mới này, thời tiết thật dể chịu, mát mẻ, thoải mái, rất phù hợp để làm những đường chèo dài! Nhưng cũng phải xem xét tình hình dịch bệnh Covid-19 như thế nào rồi mới có thể tính đến những hành trình xa hơn được! 😢

 

ết thúc series đóng chiếc Serenity ở đây, cảm giác nói chung là hài lòng. Đóng một chiếc xuồng mới là một quá trình khám phá rất thoả mãn, luôn học được, luôn nghĩ ra được nhiều điều mới, những ý tưởng thiết kế, kỹ thuật thi công… Nhưng chính vì như thế nên chỉ bảo là “hài lòng”, chứ không bảo là “hoàn hảo”, tích tụ đủ những ý tưởng mới thì sẽ dồn nó vào chiếc sau! Tạm thời bây giờ hài lòng với cái đang có đã! Suy cho cùng, làm ra là để chèo, chứ đâu phải là người đóng xuồng chuyên nghiệp! Không có gì thoải mái hơn là những ngày “đông” mát mẻ như thế này chèo thuyền trên sông, cảm giác thư thái vô cùng! Với một số người, ngồi một chỗ đôi khi cũng thư thái, những người đó quá giỏi, tôi ko làm được vậy! Chuẩn bị bước sang năm mới với nhiều “vận động” hơn nữa! 😀

 

 

PHOTO ALBUMS

For more details, see the photo albums below: