thu rơi từng cánh

Mùa thu hoa cúc lại tàn,
Thuyền ai buộc mãi bên làn cây cong!
Người về để lạnh phòng không,
Thu rơi từng cánh cho lòng nhớ thương…

ơn giản như Nguyễn Bính, không phải là thứ đơn giản mà ai cũng học đòi được, ra vẻ bắt chước cũng chỉ đẻ ra được kiểu tào lao như “hoa sứ nhà nàng”, “nỗi buồn hoa phượng” mà thôi! 😅 Mở đầu 4 câu như thế, tiếp theo câu thứ 5 là thay không gian, đổi thời gian ngay lập tức: “Có người cung nữ họ Vương…” Tình hình dịch bệnh có vẻ tạm ổn, cái xưởng mộc đã đóng 1 lớp bụi dày, “tẩy trần” sạch sẽ cho chiếc xuồng để chuẩn bị lại xuống nước… 😃

dù rằng

ù rằng một chữ cũng thơ, Dù rằng một thoáng cũng thừa xót xa. Dù rằng một cánh cũng hoa, Dù rằng một nửa cũng là trái tim! Dù không nói, dù lặng im… 🙂

nguyễn bính

Rồi đây sóng gió ngang sông,
Đầy thuyền hận, chị lo không tới bờ.
Miếu thiêng vụng kén người thờ…

acebook nhắc ngày này năm trước… Người có ảnh hưởng lớn nhất tới giới sáng tác Bolero, ấy có lẽ là… Nguyễn Bính. Chính cái phong cách dân gian, gần gũi ấy nên gây được cảm tình, cảm hứng cho rất nhiều loại độc giả khác nhau, từ bình dân cho tới sang trọng. Ngôn từ thi ca của Nguyễn Bính được bắt gặp lặp lại trong vô số thể loại âm nhạc!

Điều có vẻ hiển nhiên mà ít người nhận ra: 2 người cùng nói 1 câu giống nhau, không có nghĩa là 2 người đó… giống nhau (chỉ là nói thôi mà, nói gì không được, mở miệng từ bi, hỷ xã đâu có nghĩa tôi là Đức Phật!) Ấy nên cái sự bình dân của Nguyễn Bính nó khác xa cái “bình dân” học lóm của bolero, có nhiều điều “vẹt” không thể hiểu được! 😃

đầy thuyền hận

Rồi đây sóng gió ngang sông,
Đầy thuyền hận, chị lo không tới bờ.
Miếu thiêng vụng kén người thờ…

ình chụp trong chuyến xuyên Việt năm 2017, bên bờ sông Lam. Một vùng hạ lưu cảnh quan đẹp mắt, chế độ “nhật triều” rất rõ, nên tập quán ngư nghiệp của người dân có nhiều khác biệt so với “miền trong”.

bản cát cát

Có lần tôi thấy một người yêu,
Tiễn một người yêu một buổi chiều.
Ở một ga nào xa vắng lắm,
Họ cầm tay họ bóng xiêu xiêu.
Có lần tôi thấy một người đi,
Chẳng biết về đâu nghĩ ngợi gì.
Chân bước hững hờ theo bóng lẻ,
Một mình làm cả cuộc phân ly.

ình chụp trong chuyến xuyên Việt năm 2015, bản Cát Cát nhìn từ trên thành phố Sapa xuống. Trong cái tiết trời sương mù mùa đông của miền núi, rất hiếm khi có được một sắc mầu “trong veo” đến vậy!

cánh buồm nâu

Hôm nay dưới bến xuôi đò,
Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau.
Anh đi đấy, anh về đâu?
Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm!

ình chụp trong chuyến xuyên Việt năm 2015, từ trên cầu sông Côn, Bình Định, có thể thấy trong dân gian vẫn còn lưu giữ kiến thức về cách thức sử dụng buồm, ít nhất là với các loại thuyền, xuồng nhỏ.

cuối tháng ba

Tất cả mùa xuân rộn rã đi,
Xa xôi người có nhớ thương gì?
Sông xưa chảy mãi làm đôi ngả,
Ta biết xuân nhau có một thì.

ình chụp trong một chuyến lang thang Đà Lạt, thức dậy lúc 5h sáng, chạy một vòng quanh bờ hồ Xuân Hương, chứng kiến trời đất từ từ chuyển từ mờ tối sang rực sáng, những khoảnh khắc thậm yên bình, thư thả.

anh lái đò

Đồn rằng đám cưới cô to,
Nhà trai thuê chín chiếc đò đón dâu.
Nhà gái ăn chín trăm cau,
Tiền cheo, tiền cưới chừng đâu chín nghìn.
Lang thang tôi dạm bán thuyền,

Có người trả chín quan tiền, lại thôi!

ình chụp trong chuyến xuyên Việt năm 2017, làng mộc Kim Bồng, Hội An, Quảng Nam, nơi còn lưu giữ những kiến thức đóng thuyền xưa, và những mẫu ghe rất đẹp, nhưng bây giờ chủ yếu làm mộc gia dụng.