DAC

Times that you took in stride, they’re back in demand.
I was the one who’s washing blood off your hands…

ông nghệ thu CO2 trực tiếp từ khí quyển, xử lý và bơm xuống lòng đất, sau khoảng 2 năm sẽ hoá thành dạng rắn, có thể lưu trữ dài hạn! Hiện về công nghệ đã làm được, nhưng số lượng nhà máy DAC (direct air capture) như thế này còn quá ít! Để hoàn thành mục tiêu net-zero thì cần phải có 1 khoản-tương-đương-tiền khổng lồ! Nên cái chuyện đầu – tiên – tiền – đâu này cần được giải quyết bằng nhận-thức & luật-lệ, chứ 1 mình công-nghệ không làm được!

net-zero

rước khi anh Chính đi dự hội nghị là đã có bài “lót đường”, giáo hội Phật giáo VN kêu gọi giảm thiểu rác thải nhựa, sử dụng bao, túi, đồ nhựa dùng nhiều lần… Xét về ngắn hạn thì có thể còn đấu đá, kèn cựa nhau chút ít, chứ về dài hạn, đây là mục tiêu chung các nước đều nhận thức là phải hướng tới, là xu thế hiển nhiên tất yếu!

Trung Quốc thì năm qua đã dính 1 cơn lũ lụt được xem là… 1000 năm mới có 1 lần, thực ra họ đã có chuẩn bị từ lâu, các công nghệ CO2, H2, hạt nhân, công nghệ lưu trữ điện bằng khí nén, etc… Ấn Độ cũng ngập chìm trong các vấn nạn môi trường, cái nôi của triết học cổ đại, ngồi thiền trong 1 đống khói bụi ô nhiễm chả có thích thú, ích lợi gì!

Riêng ku Nga là bình chân như vại, đất rộng, người ít, KHKT trong tay, băng tan mở đường Bắc cực. Chỉ có VN, ngộp trong sao kê từ thiện, năm ngoái miền Trung tan hoang! Nên tốt hơn là làm anh tiên phong, lon ton lót đường cho các anh lớn, sẽ được giúp đỡ về công nghệ (trước mắt là điện và lưu trữ điện), lại được tiếng nhận thức tiến bộ! 😃

tiêu chuẩn kép

in lớn nhất lâu nay, hành động hướng tới net-zero… bao gồm 2 hướng tiếp cận chính: #1. giảm khí thải, giảm tiêu thụ năng lượng hoá thạch xuống mức tối thiểu, #2. đã bắt đầu có công nghệ hấp thu khí CO2 trong khí quyển và chôn lại xuống đất, tương tự như cách những cánh rừng đang làm, nhưng nhanh hơn! Cho phép mơ mộng tí, nhưng mục tiêu này là hoàn toàn có thể trong cuộc đời chúng ta!

Mơ mộng thêm tí nữa, trong tương lai, doanh nghiệp sẽ được đánh giá bằng 2 con số, 1 là tiền, 2 là số ghi nợ trong ngân hàng CO2, cá nhân cũng được đánh giá bằng 2 con số: 1 là tiền, 2 là… điểm công dân, hay một cái gì đó tương tự để đo lường nhận thức, ý thức! Phải có tiêu chuẩn gồm nhiều tham số khác nhau, chứ hiện tại, “chỉ có tiền” thì con người chỉ có phá mà thôi! Mơ mộng, mơ mộng… 😀

maiana

ệ thống AIS (nhận diện “đối phương” tự động) cho tàu thuyền MAIANA, mã nguồn mở GPLV3, chọn giấy phép này là để khó bị các công ty thương mại thâu tóm và biến thành close-source! Nhỏ gọn, cái ống trong hình đường kính cỡ 1 inch, dài dưới 10 inch, điện tiêu thụ cỡ 2W (0.1666 amp với hệ thống 12V)… hoàn toàn phù hợp để lắp trên 1 chiếc xuồng kayak!

Trong một con người luôn luôn có một vài cái mâu thuẫn, em là em vẫn thích một chiếc thuyền mà bước lên chỉ cần nói: “Hey, boat (not Hey Siri), prepare to sail !” … nhưng đó thực ra chỉ là một mặt nhỏ của vấn đề thôi! Mặt lớn hơn, quan trọng hơn rất nhiều là làm sao đi ra ngoài kia, nhúng nước cho nó ướt từ đầu đến cuối, theo cách đơn giản nhất, đáng tin cậy nhất!

ethanol

gười trong clip này chế lại 1 chiếc Honda từ dùng xăng chuyển sang cồn (ethanol E100). Chỉ cần đổi cái đầu van phun trong carburetor, làm cái lỗ to hơn 1 tý! Xe chạy như cũ, công suất cao hơn trước! Đây là lý do tại sao xe đua hiện đại đều dùng cồn, tuy mật độ năng lượng thấp hơn xăng, nhưng cồn có chỉ số octane cao hơn, cháy hết, cháy sạch hơn xăng, nên cuối cùng công suất lại cao hơn! Điều quan trọng nhất với động cơ dùng cồn là nó rất sạch, sau vài tháng, khi thay nhớt, bạn sẽ thấy nhớt vẫn trong chứ không đen kịt như động cơ dùng xăng!

Dù vậy, cồn vẫn có một số “nhược điểm”: tốn nhiều nhiên liệu hơn cỡ 30% tính theo số lít cho cùng 1 quãng đường (tính theo khối lượng thì chưa biết), động cơ khó khởi động hơn trong thời tiết lạnh, và có khả năng bị quá nhiệt do công sinh ra lớn! Nói gì thì nói, em vẫn thích 1 chiếc xe chạy cồn, ngửi cái mùi nó sạch sẽ, khác hẳn! 🙂 Báo động về tình trạng dùng methanol thay ethanol sát khuẩn trong thời dịch! Methanol, độc, không sát khuẩn, không mùi! Còn ethanol, cồn y tế, sát khuẩn và có mùi nồng giống rượu, nên ngửi có mùi thì hẵng mua!

Fischer-Tropsch process

ace nhắc ngày này năm trước… lần lại lịch sử, trước khi có dầu mỏ và khí đốt, thì các đô thị châu Âu phần lớn sử dụng coal – gas, thứ khí có được khi nung, hầm than đá ở nhiệt độ cao trong lò kín khí, sau đó phân phối qua hệ thống đường ống tới từng hộ gia đình làm nhiên liệu nấu ăn, thắp sáng, sưởi ấm! Đến khi người ta khai thác được khí thiên nhiên trong các mỏ xăng dầu thì việc dùng coal-gas mới chấm dứt (những năm 60, 70), cái tên “natural gas” có từ đó, vì đó là loại khí – gas lấy từ thiên nhiên chứ không phải chế biến nhân tạo từ than đá!

Dù là dầu hay than thì đều là hydro-carbon. Nước Đức trong WW2 bị cắt đứt các nguồn dầu, đã tổng hợp nhân tạo phần lớn xăng, dầu, nhớt bôi trơn, etc… từ duy nhất một nguồn than đá! Con người vẫn còn tiếp tục phải sử dụng nhiên liệu hoá thạch 1 thời gian dài nữa, có khi là chỉ giảm chứ không chấm dứt hoàn toàn được! Cũng giống như nước Anh đã đốn đến cái cây, cánh rừng cuối cùng để đóng tàu vậy, lượng nhiên liệu hoá thạch cuối cùng, chắn chắn là sử dụng cho những con tàu vũ trụ đưa loài người rời khỏi nơi không còn sinh sống được là trái đất! 😢

Cái quy trình tổng hợp Fischer–Tropsch mà người Đức dùng trong WW2, sản xuất ra các loại nhiên liệu lỏng có cấu tạo CnH2n+2 giống xăng, dùng cho xe tăng, máy bay, trực tiếp từ than đá. Gần đây cái quy trình này và các biến thể của nó, nhận được rất nhiều sự chú ý, vì giả sử như có 1 nguồn điện giá rẻ nào đó (e.g: điện hạt nhân, mặt trời) thì có thể tổng hợp các loại nhiên-liệu giống xăng từ… nước và CO2, với carbon dioxide lấy trực tiếp từ khí quyển, quy trình này được xem là carbon-neutral, hiểu theo nghĩa không phải khai thác các loại nhiên liệu hoá thạch nữa!

punched card

hương trình âm nhạc cuối tuần – Chỉ có các “lão tiền bối” trong làng CS thời kỳ “tiền khởi nghĩa” (CS: computer science) mới biết đây là cái gì, nguyên tắc hoạt động làm sao! Thời đó, các bác còn bị gọi là “dân đục lỗ” ấy – punched card, “lập trình” tức là cầm cái kềm bấm đục lỗ trên băng giấy! Nhạc chỉ cần vậy thôi, đơn giản như công nghệ… Flintstones! Chẳng thà nghe mấy cái này, còn hơn là “Tới luôn đi”, “Yêu là cưới” hay các loại tương tự! 😅

tích năng

hó như vậy mà cũng nghĩ ra được! 🙂 Dùng động cơ điện treo “cục gạch” lên, biến điện năng thành thế năng, khi thiếu điện, hạ “cục gạch” xuống, biến thế năng thành động năng rồi điện năng, hiệu suất toàn phần quá trình cỡ > 80% là quá tốt! Cũng là giải pháp hay, “đơn giản” hơn so với thuỷ điện tích năng!

Hiện tại, VN cũng đang xây 3, 4 nhà máy “thuỷ điện tích năng” (e.g: Bác Ái, Bình Thuận), một dạng “kinh tế vòng tròn”, lúc dư điện thì bơm nước lên, khi thiếu điện thì xả xuống để chạy máy phát, loại thuỷ điện tích năng này hầu như không gây hại đến môi trường! Điện có được ban đầu phần lớn lấy từ các hệ thống tái tạo như mặt trời, gió!

Là nước nhiệt đới, tiềm năng điện mặt trời VN vô cùng lớn, khả năng chiếm “quá bán” tổng điện lượng là đã ở tương lai gần, khả năng loại bỏ hoàn toàn nhiệt điện, thuỷ điện là trong tương lai “khả kiến”! Suy nghĩ ở hướng tích cực, một phần vấn đề môi trường là giải quyết được ngay trong thế hệ chúng ta, chứ không phải là đã bế tắc!

cavitation

hoa học thường thức, hiện tượng ăn mòn chân vịt! Chân vịt tàu thuyền nếu thiết kế hay chế tạo không tốt thường rất chóng bị ăn mòn, nguyên nhân là hiện tượng cavitation, những bọt khí xuất hiện quanh chân vịt. Nhưng với những chân vịt hoàn toàn ngập dưới nước (như trong video là của chiếc tàu ngầm) thì bọt khí ở đâu ra, làm sao có bọt khí trong môi trường nước “cô đặc” như vậy!?

Video giải thích rất hay, nước như ta biết bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất, tại áp suất zero atm, nước “sôi” ở nhiệt độ cỡ 25°C! Khi chân vịt quay tạo nên những vùng áp thấp, làm bốc hơi nước, thành những bong bóng li ti quanh chân vịt, khiến nó nhanh bị ăn mòn hơn! Một giải pháp cho “căn bệnh” này là giảm tốc độ quay, nhưng như thế phải làm chân vịt lớn hơn và nhiều cánh hơn!

e-ink display

iện tại, giá còn hơi chát, nhưng tương lai 1, 2 năm nữa, có 1 cái viễn cảnh như thế này: máy tính của coder nên có 2 màn hình, 1 LCD truyền thống, 1 e-ink, trong ảnh là màn hình e-ink Dasung, cty trụ sở tại Bắc Kinh, TQ (đã có màn hình kích cỡ 25.3 inch). Tất nhiên, nhiều thao tác máy tính vẫn cần đến màn hình đầy đủ mầu sắc.

Nhưng với một coder mà nói, một ngày có khi hơn 12 tiếng, phần nhiều chỉ edit text, thì màn hình e-ink hoàn toàn không phát sáng, đúng nghĩa là “giấy trắng mực đen”, có thể bảo vệ mắt tốt hơn rất nhiều, càng tốt hơn nữa nếu có thể hiển thị 256 mức xám! Xứ sở phát minh ra giấy, đương nhiên sẽ làm giấy điện tử thật tốt! 😀