3M Novec

àm mát bằng nước hay bằng dầu khoáng (mineral oil) là xưa rồi… giờ họ làm mát bằng dung dịch “3M Novec xxxx” (có bán đầy ở ngoài thị trường). Thực ra, kỹ thuật này đã được dùng với siêu máy tính Cray-2 từ năm… 1985, nhưng chỉ phổ biến trong thị trường máy tính dân dụng vài năm gần đây! Toàn bộ board mạch máy tính được nhúng ngập trong “3M Novec”, loại chất lỏng không dẫn điện, sôi ở 56 độ C, có thể hạ tiếp nhiệt độ sôi bằng cách rút bớt không khí ra khỏi case, tạo môi trường áp thấp, như ta biết, nhiệt độ sôi phụ thuộc vào áp suất! Sau khi hấp thu nhiệt, bốc hơi thành thể khí, khí này chạy qua bộ phận làm mát, ngưng tụ (condenser) với các lá kim loại tản nhiệt và quạt gió ở phía trên, lại hóa thành thể lỏng và rơi xuống dưới trở lại!

Giống như là mây – mưa vậy, cứ thế tuần hoàn! Kỹ thuật này giúp tăng mật độ thiết bị điện tử lên cả chục lần mà vẫn bảo đảm vấn đề tản nhiệt! Và quan trọng là có thể thực hiện tương đối dễ dàng, cho cả quy mô cá nhân (như PC) lẫn quy mô công nghiệp (như data-center). Cũng gần gần giống như cách làm các trạm biến áp xưa, toàn bộ thiết bị được bỏ trong container kim loại chứa ngập dầu khoáng, dùng dầu làm chất dẫn nhiệt! Nhiều người đã làm dàn máy tính cá nhân sử dụng tản nhiệt bằng “3M Novec” kiểu aquarium, trông giống như cái bể cá thủy sinh thật sự, nhìn rất đẹp mắt! Rất thích tự build một cái workstation thế này, nhưng trước tiên là… phải đi kiếm những bài toán cần đến năng lực tính khủng như thế đã! 😀

loose canon

ai ở đâu, sai ở chỗ xem đây đơn thuần như là vấn đề kỹ thuật, và cứ loay hoay đi tìm giải pháp kỹ thuật cũng như cách chế tài, cầm đèn chạy trước ô-tô, rồi cãi nhau cách này đúng, cách kia sai! Thực ra cách nhìn nhận đúng là nên xem đây như tội cố ý giết người, chỉ cần quan tâm đến hậu quả mà thôi, cứ áp án tù 10 ~ 20 năm hoặc hơn, còn giải pháp kỹ thuật thì cứ để chủ xe và tài xế tự họ nghĩ ra và thực hiện.

Cũng như chuyện cao tốc vậy, rồi sẽ có rất nhiều tai nạn cao tốc xảy ra! Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng sâu xa chính là sức khỏe “thể chất” và sức khỏe “tâm thần” của người Việt có rất rất nhiều vấn đề, không làm cái gì cho ra hồn được, đến việc nhỏ nhất như lái xe làm cho đàng hoàng tử tế cũng không được! Còn sâu xa đến cùng là “tâm” có vấn đề, mà sửa vấn đề của “tâm” thì vô cùng khó, phi thường khó!

judas

ếu là một quốc gia khác, hay nếu trong thời bình, thì anh ta hãy còn chút cơ hội! Nhưng rủi thay đây là Nga, và có một cuộc chiến đang diễn ra, sau khi những từ ngữ, những cách diễn đạt “rất Nga” được đưa ra: “Hắn ta đã làm việc mà Judas đã làm”, “Ngay khi phản bội, hắn ta đã trở thành một xác chết vì lý do đạo đức”, thì người ta biết ngay kết quả tiếp theo đó là hiển nhiên: anh ta lãnh 6 phát đạn và bị xe cán qua người!

Có sự khác biệt khá lớn giữa các nền văn hóa hải dương và các nền văn minh lục địa. Phương Tây nói chung tìm cách đẩy các mâu thuẫn xã hội ra biển, sang quốc gia khác, văn hóa của họ mềm dẻo, linh hoạt hơn, đôi khi cũng có nghĩa là… lươn lẹo, muốn nói sao cũng được! Các nền văn minh lục địa như Nga, TQ, trên đất liền không thể chạy đi đâu, nên buộc mỗi cá nhân phải sống có trách nhiệm hơn với cộng đồng!

tom – 9

rong xóm xuất hiện một con mèo trắng, to lớn đến phải hơn 7kg, ku Tom mới có gần 5kg… nên đánh không lại! Mà trước khi đi đâu là… dặn rồi, đánh được thì hẳng đánh, không đánh được thì… chạy! Ấy thế mà vẫn ham đánh, nên bị vô số vết thương, lâu lâu lại thấy ôm đầu máu chạy về!

Mà cái con mèo trắng này đúng lạ, to lớn béo tốt, rõ ràng là không thiếu ăn, mà lại hay mò vào nhà ăn vụng, kêu thì… chạy lại, nằm im cho gãi đầu gãi tai, ra bộ thân thiện lắm, mặc cho ku Tom xù lông, gào thét chung quanh, nó vẫn thản nhiên ăn uống, nói cười như không vậy! 🙂

nam lai bắc vãng – 2

hê trước để khen sau, đầu tiên là không khó nhặt ra vài hạt sạn, một số tình huống thắt nút hơi bị cường điệu, chưa hợp lý về logic, không thuyết phục! Nhưng đi đến hết 36 tập phim mới thấy đây là một phim cực hay! Mà cái hay trước tiên là xây dựng nhân vật nào ra nhân vật nấy, diễn xuất thuyết phục, từ ông già mù ăn xin, lang thang trên tàu suốt hơn 30 năm đi tìm con gái bị bắt cóc, cho đến những nhân vật lưu manh móc túi, du côn trấn lột, lừa gạt buôn người, từ động tác cho đến tâm lý đều xây dựng công phu! Nhưng đạt nhất chính là nhân vật Giả Kim Long, một người xuất thân chỉ là buôn chuyến nhỏ lẻ trên tàu hỏa, 20 năm sau trở thành ông chủ lớn.

Người này làm quen với hai anh cảnh sát, qua lại, ăn uống, chuyện trò, xem như người thân quen! Anh này từng có một số lần “lập công” giúp tìm người bị bắt cóc, thậm chí cưới một cô gái nhân viên tàu hỏa làm vợ! Đến cuối mấy chục tập phim mới hiện nguyên hình là trùm ma túy, không cái vỏ bọc được xây dựng tốt hơn, kỳ công hơn thế! Làm phim công phu, cho thấy sự thay đổi của bối cảnh xã hội qua nhiều thập kỷ, từ xe đạp, radio, TV, tủ lạnh, máy nhắn tin, điện thoại… đều đúng với trình tự thời gian! Nghĩ lại thấy chán cho phim VN (thực ra chính là phản ánh đúng xã hội VN), lưu manh mà mới nhìn qua, nói 2 câu đã biết tỏng là lưu manh rồi, chả thú vị gì! 😀

sông son

gồi nhớ lại hồi đó… đi thuyền trên sông Son vào Phong Nha, Bố Trạch, Quảng Bình. Phong Nha thì không phải là quá đẹp, nhất là sau khi đã phát hiện ra các hang động mới còn kỳ vĩ, huyền ảo hơn! Nhưng sông Son trong một ngày đông giá, mù sương thì giống như ở một thế giới khác vậy. Thật đúng là: Làn thu thủy, nét xuân sơn…

lạm phát

ách hay nhất để hại chết một quốc gia, một dân tộc, đó là tạo ra lạm phát, đảo lộn các giá trị. Phải bày ra các trò chơi đùa, lảm nhảm vô hại nhưng không có nghĩa lý gì để dân đen giải trí, phải bịa ra các ngôn từ đao to búa lớn nhưng sáo rỗng: dân chủ, trí thức, những cái bánh vẽ để gây ra “đối lập”. Phải nhen nhóm các ảo tưởng hoang đường để con người ta quên đi thực tại, phải tạo ra môi trường xã hội ghen ghét vụn vặt, đấu đá kình chống nhau để phá vỡ các mối liên kết cộng đồng! Và gây nên cái ấn tượng rằng mọi giá trị đều có thể đạt được dễ dàng, phải đặt ra nhiều “catch-phrases” để quần chúng nghĩ rằng chỉ cần “nói đằng mồm là được”!

Khi các con chiên đã ngoan ngoãn cúi đầu, chìm đắm trong những hoang tưởng và sợ hãi do chính họ tự tạo ra, thì những kẻ chăn dắt mới có thể phát huy được quyền lực, tác động! Cái thời dùng ma túy như cách tác động kiểu Chiến tranh nha phiến là đã xa xưa rồi, giờ “ma túy” là do cộng đồng nó tự tạo ra! Những cách này sẽ không mấy hiệu quả với những dân tộc mạnh bạo, sâu xa như Nga, hay khôn ngoan, thâm trầm như Trung Quốc, những dân tộc đó họ tự lao động, tự họ xây dựng nên những giá trị riêng biệt! Nhưng những phương cách mà bọn Tây lông hay xài này lâu nay vẫn gây ra vô số vấn đề ở những dân tộc bạc nhược, thiển cận khác!

Armenian Song

ầu tuần nhẹ nhàng, thong thả, chút âm nhạc êm dịu mang hơi hướng tinh thần, tôn giáo… Âm nhạc nó cũng như ngôn ngữ, lời nói vậy, đến một lúc nào đó thì… ý nó không còn nằm trong lời nữa, tức là cái nó muốn diễn đạt lại nằm ngoài những âm thanh, những note nhạc, tất cả đều là những ngón tay chỉ đến mặt trăng mà thôi!

Để diễn tả cái sự trống đó, hay nói chính xác hơn là để dẫn dụ người nghe tự ngộ ra cái nằm ngoài những âm thanh đó, thì các nền văn hóa khác nhau có những cách thức khác nhau! Dễ cảm nhận nhất nhất là ngũ cung Nhật Bản, nghe nó cứ thiếu thiếu, và chính cái thiếu này là sự gợi ý để người nghe… tự điền vào!

5 xu

ần dà thì chúng nó cũng sẽ tìm ra những công thức để làm thức ăn công nghiệp sao cho hiệu quả, thu về trăm tỷ này nọ! Trực tiếp làm phim về cave, gái ngành thì đã nhan nhản rồi, sẽ trở nên nhàm chán, lại còn bị nói là hạ cấp! Nên, bí quyết chính là không làm phim kiểu 3 xu như thế nữa, thay vào đó, ta phải làm phim… 5 hoặc 7 xu! Cũng y hệt như kiểu nhạc bolero (và xa xưa hơn là vọng cổ) thôi. Nguyên tắc đầu tiên chính là khán thính giả không nghe lọt tai những cái khác biệt, xa lạ, phức tạp đâu! Phải trình diễn cái gì đơn giản, thậm chí tối giản càng tốt! Cốt yếu là phải phổ thông, phải quen thuộc, sao cho khán giả dễ nghe, dễ nhớ, đánh vào cái “ta biết rồi”, “mình nghĩ đúng mà”, phải đánh vào những cái phản xạ có điều kiện của họ, bổ trợ thêm vào đó là những tràng cười thiểu năng, những kiểu kích động giật gân của MXH bây giờ!

Cũng y như ngày xưa diễn cải lương thôi, khán giả đã thuộc nằm lòng từng tình tiết, họ có thể ngồi dưới vừa xem, vừa “thổn thức” lặp lại chính xác từng lời thoại! Đấy, thưởng thức nghệ thuật kiểu “nhai lại” như thế chính là công thức! Đưa ra những thứ xa vời, bắt khán giả phải suy nghĩ mệt óc là sẽ không thành công đâu! Ngay cả đạo lý muốn truyền tải cũng phải có tính “catch-phrase”, làm sao để cho khán thính giả có thể “nhại” lại được dễ dàng, trong một câu ngắn gọn lập tức trở thành “người khác”, ví dụ như “nghèo mà có tình thì cao quý hơn”! Đấy, phải lập lờ như thế, chữ “mà” nói ra phải thật trơn tuột, làm cho nó mất đi ý nghĩa “giả sử” thì mới tốt! Nói thẳng là ra là phải biết vỗ về, phỉnh nịnh, đưa ra vài cái giá trị bánh vẽ giản đơn, hạ cấp để khán thính giả cảm thấy được thỏa mãn, cảm thấy mình có quyền phán xét, có giá trị!

nam lai bắc vãng

hế là hết một cái Tết, toàn ở nhà làm việc nhà, kêu một chiếc xe tải 2 tấn chở đi vất những thứ đồ đạc không còn dùng đến, rồi lại tiếp tục làm mộc, hoàn thiện cái phòng tập GYM và làm thêm một số đồ gia dụng khác! Rồi lười biếng nằm dài xem phim… Phim này hay, chân thực và cảm động, điện ảnh phía Bắc TQ hiếm khi sa đà vào các kiểu trai xinh gái đẹp, khoe giàu khoe của nông cạn, nhảm nhí… nó dám nhìn lại một cách chân thực, thực đến mức trần trụi, quá khứ nghèo đói, lạc hậu, tệ nạn! Phim về đội cảnh sát đường sắt TQ những năm 197x…

Đường sắt TQ lúc đó hãy còn là một cái ổ tệ nạn đúng nghĩa: móc túi, cướp giật, bài bạc, lừa đảo, trấn lột, buôn người, ma tuý… không thiếu thứ gì! TQ có cục Cảnh sát riêng trực thuộc Bộ Hoả xa, còn VN thì mới thành lập lực lượng cảnh sát đường sắt năm 2017, mới cách đây 7 năm, trong khi người ta đã làm từ gần 70 năm trước. Haiza, mà đường sắt VN đến tận bây giờ cũng gần gần giống thế, cái này ai đã có kinh nghiệm đi tàu 30, 40 năm trước sẽ hiểu rất rõ! Xem để thấy rằng, tiến bộ xã hội đạt được thật không dễ dàng tí nào… 🙁