vừng ơi, mở ra!

ình hình là vẫn code cho đến tận ngày cuối năm Dương, và ngồi setup cái máy tính mới! Dù sao thì xài con laptop $3000 để thay thế cho vai trò của desktop một cách tạm bợ, từ ngày này sang ngày khác như vậy cũng thấy hơi xót, đến lúc cũng nên trang bị một máy desktop cho đúng nghĩa, công nhận chip M2 chạy cực lẹ…

Nãy cấu hình máy, đến phần username / password, định đặt pass là “open sesame” – tiếng Việt tức là: “Vừng ơi, mở ra!” (truyện Alibaba và 40 tên cướp), nhưng thấy pass dễ đoán quá nên thôi! Năm mới đang đến, hy vọng mọi thứ cũng sẽ… “Vừng ơi, mở ra”! 🙂 Chúc mọi người năm mới… thân tâm an lạc, vạn sự như ý! 🙂

iphones 3, 4, 5

ọn dẹp nhà cửa lòi ra mấy cái này, sảnh 3, 4, 5, một số vẫn còn xài được, giờ thì nó đã ra sảnh Đầm, Già, Xì rồi… Thế là đánh dấu gần 15 năm chuyển qua hệ Mắc, Xinh và Tốt (Macintosh), hồi tưởng với cảm xúc lẫn lộn! Nhớ hồi đó ông sếp hỏi: em làm được không? Trả lời: cho em 10 ngày sẽ xong việc, nói rồi vác xe chạy đi mua cái máy Mac, về cài Xcode, rồi lọ mọ đi học Objective-C…

Cũng giống như học võ vậy, nếu căn bản vững vàng thì ngôn ngữ, công nghệ gì cũng không quá quan trọng! Em rất sợ những người huyên thuyên về công nghệ, giải pháp, triết lý, cái gì cũng biết… mà cuối cùng… không code được! Nói tới nói lui, rút cuộc “căn bản” là cái gì… bỗng dưng nhớ lại lời một ông thầy hồi đại học: dân làm toán chúng ta, nôm na gọi là đi “chẻ sợi tóc làm 4″… 😀

live text

ừ WWDC năm ngoái là đã bắt đầu có, trên các máy Mac + OS đời mới mới. Cứ nhấp chuột vào trong bức ảnh và copy… text ra, và dù tránh nói thẳng ra, nhưng Apple sau khi đọc toàn bộ các văn bản của bạn, thì bắt đầu lục lọi các tấm ảnh và hiểu hầu hết chữ trong đó. Làm thử nghiệm với chữ Hán trong ảnh do chính mình viết, nhận không sai chữ nào!

Mà chữ Hán mình viết tay không phải là chuẩn lắm, lại viết trên hình nền rất không rõ ràng, đến người đọc còn khó nhận ra nữa là! Đúng nghĩa kinh hoàng… cứ “tap” vào ảnh và “copy” chữ ra thôi, copy ra và paste vào một cái editor để kiểm tra lại, chả sai chữ nào! Đương nhiên để có “AI” ngày hôm nay thì mọi việc đã bắt đầu từ hơn 50 năm về trước!

games

Thực ra viết con game để chơi là phụ, chính yếu vẫn là muốn thử nghiệm các kỹ thuật khác nhau với “lambda function – anonymous function – hàm không tên”!

ự viết con game Solitaire này mấy năm trước, nhưng lười, không bỏ lên AppStore. Game mà tôi tự viết để tự chơi thì cũng khá nhiều, viết vì kiếm không được game tương tự đúng ý, cái thì quảng cáo quá nhiều, cái thì đồ hoạ quá xấu, cái thì nặng nề, tốc độ quá chậm, chạy không mượt, mà tôi chơi Solitaire, mấy ngón tay bấm liên hồi như đánh piano vậy! Trò Solitaire chuẩn chơi trên máy Windows tối đa chỉ 24K điểm, nhưng cầm cái iPad mà chơi thì trên 30K điểm là chuyện thường! 🙂 Game này viết chỉ một source code, chạy trên tất cả các nền Apple (Mac, iPhone, iPad…), làm cái engine sẵn, đọc game rules từ file lên, hiện tại hỗ trợ đến 99 biến thể (variant) Solitaire khác nhau!

Nhớ lại đợt Sài Gòn giãn cách XH vì Covid-19, suốt ngày chỉ có chơi game giải trí, hoặc làm mộc, cưa bào, đục đẽo để vận động tay chân! Nói về chơi game, căn bản đó không phải là chuyện gì xấu, nhưng tôi thường chỉ chơi game logic đơn giản, mỗi ngày chơi 15 ~ 30 phút tối đa, không chơi các game có kịch bản hay những game mất quá nhiều thời gian! Tác hại của game đối với giới trẻ không cần phải nói, nhưng lỗi không nằm ở game, lỗi ở xã hội và giáo dục, tạo ra cho chúng nó một môi trường nghèo nàn, một tâm hồn trống rỗng, như cái lỗ đen sâu hoắm, nên ngoài những thứ vớ vẩn, nhảm nhí ra, chúng nó không còn biết điều gì khác, riết rồi thành thần kinh, bệnh hoạn và tệ nạn! 😢

lidar

ừ 2 năm trước đã quan tâm đến LIDAR trên iPhone, phản ứng đầu tiên là nghĩ đến… thuyền & biển! LIDAR là một dạng RADAR, công cụ đo khoảng cách đến vật thể bằng laser, tương tự như các ống nhòm đo xa quân sự nhưng đơn giản hơn, có thể được dùng để thiết lập mô hình 3D của không gian, vật thể xung quanh.

Vậy LIDAR có liên quan gì đến… thuyền và biển!? Như chúng ta biết dân “seafarer” thường bốc phét với nhau kiểu: tôi đã đi qua những con sóng cao 6m, 8m, 10m… nói một lúc thì thành “con rắn vuông” luôn! 😀 Nếu có cái mô hình 3D đơn giản, chụp bằng iPhone 12 chẳng hạn, là tính ra chính xác chiều cao, kích cỡ của con sóng!

panorama

ồi đó, không nhớ là năm nào, xài cái iPhone 4S (dạng cũng rất hiện đại lúc đó) chụp ảnh panorama, thấy chất lượng tệ, không bằng lòng nên đi mua cái Sony NEX5R, chiếc máy ảnh không gương lật đầu tiên, chụp panorama khá tốt. Hôm nay thử dùng chỉ 1 cái iPhone 7 cũ rích chụp pano thử xem, cho ra một cái ảnh 15000 x 4000 pixel (chờ ảnh load hơi lâu), má ơi, đúng là mình lạc hậu về công nghệ thật rồi! Haiza, đúng là thời thế, công nghệ đi quá nhanh, đẹp hơn hẳn máy ảnh chuyên nghiệp ngày xưa…

P/S: nói có vẻ ngược đời, nhưng từ xưa giờ vẫn quan niệm rằng: tôi chẳng cần phải biết cái éo gì về công nghệ cả! Tôi chỉ biết về kỹ thuật (techniques) thôi! Vâng, nói rõ ràng như vậy! Tôi chỉ biết những mánh mẹo, kỹ xảo lập trình xa xưa, những thủ pháp cấu trúc dữ liệu, tối ưu hoá li ti, thời của “programming pearls” – những viên ngọc lập trình ấy! Coder giờ toàn ở “trên trời”, công nghệ này kia, AI, Machine learning, Big data, nói như vẹt, chỉ có điều mấy cái “căn bản” lại không biết! 😢

Ảnh lớn, cuộn theo phương ngang để xem.

lés travailleurs de la mer

Nơi nghĩa trang chật hẹp, tiếng vọng âm vang,
Chẳng một nhánh liễu xanh mùa thu trút lá,
Không một khúc hát ngây thơ buồn bã,
Góc cầu xưa người hành khất thường ca.

ritten with a Pencil stylus on an iPad using our own home – brew inking technology. Excerpt from the famous novel Lés travailleurs de la mer (Toilers of the Sea), Victor Hugo, and my literal, clumsy English translation: Navigation, it is education, sea is the brave school… The voyageur Ulysse had done lots more deeds then the Achille combatant. The sea quenches man, if soldiers are made of iron, then the mariners must have been made of steel. Look at them, in the ports, those tranquil martyrs, the silent winners, man figures with a religious look in their eyes as they’ve come out of the abyss…

the man of wisdom delights in water…

仁者樂山
智者樂水

ritten with a Bamboo stylus on iPad, using my inking mentioned earlier! A quote from Confucius’ Analects, and its partial, literal equivalence in English on this post’s title… Looks like there’s still lots of space for improvements on creating real, good — looking strokes (for Chinese round brush and other kinds of brushes). Really discontent with my Chinese handwriting ever since, it’s never been good enough for me, it’s been degrading greatly over time without practicing! My handwriting reflects my messy, chronically — undisciplined character! 😢

inking

y proudly – announced achievement for the last 6 working months, now is a registering (pending) patent in the U.S. It’s about create inking effect to handwriting on iPad (ideally with a stylus): you can apply many pen styles: ball pen, fountain pen, calligraphy pen, Chinese round brush, and different levels of ink wetness. You may have seen my handwriting in severalpreviousposts, but this is completely different, a big step forward, much more a realistic look like ink on paper. You need to see it in action to witness how interesting the “beautification effect” it is!

Different pen styles:

Different ink wetness:

Another writing example, a poem in both Vietnamese and Chinese:

And now, a real world application, my new year greeting card, hand – written on iPad, printed on paper, with my signature and personal seal on it. Old vintage things are not to be perished, they just come back in new neoclassical forms, to have “inflated”, “degraded” contemporary values reprimanded! 😀