sơn ca 10

Các ca khúc của băng nhạc Sơn ca 10 này đã post rải rác khắp nơi trên blog của tôi, nay tập hợp lại đầy đủ thành một bộ 18 bài hoàn chỉnh. Không cần phải nói thêm dài dòng, lời giới thiệu ở đầu băng nhạc, một cách khá ngắn gọn nhưng rất chính xác, đã nói thay tất cả: Hân hạnh giới thiệu một chương trình ca nhạc đặc biệt, Sơn Ca số 10, với tiếng hát Thái Thanh và ban hợp ca Thăng Long, qua những ca khúc tuyển chọn, từng làm rung cảm cả một dân tộc, thấm sâu vào lòng đất nước và tạo thành danh, tiếng hát Thái Thanh và ban hợp ca Thăng Long!

Sơn ca 10 - lời giới thiệu 

Mặt A

1. Các anh đi - Văn Phụng - Thái Thanh 
2. Nhớ người ra đi - Phạm Duy - Thái Thanh 
3. Sáng rừng - Phạm Đình Chương - ban Thăng Long 
4. Về mái nhà xưa - Nguyễn Văn Đông - Thái Thanh 
5. Những bước chân âm thầm - Y Vân - Kim Tuấn - ban Thăng Long 
6. Đêm ngắn tình dài - Dương Thiệu Tước - Thái Thanh 
7. Giã từ đêm mưa - Văn Phụng - ban Thăng Long 
8. Hoài cảm - Cung Tiến - Thái Thanh 
9. Xóm đêm - Phạm Đình Chương - ban Thăng Long 

Mặt B

1. Tình ca - Phạm Duy - Thái Thanh 
2. Sang ngang - Đỗ Lễ - Thái Thanh 
3. Khúc nhạc ly hương - Lâm Tuyền - Thái Thanh 
4. Tiếng sông Hồng - Phạm Đình Chương - ban Thăng Long 
5. Tiếng sông Hương - Phạm Đình Chương - ban Thăng Long 
6. Tiếng sông Cửu Long - Phạm Đình Chương - ban Thăng Long 
7. Mấy dặm sơn khê - Nguyễn Văn Đông - Thái Thanh 
8. Hẹn hò - Phạm Duy - Thái Thanh 
9. Bài hương ca vô tận - Trầm Tử Thiêng - Thái Thanh 

cổ kính – tàn y

Đập cổ kính ra, tìm lấy bóng,
Xếp tàn y lại, để dành hơi!

M ột bài thơ cổ, tương truyền là của Ôn Như hầu – Nguyễn Gia Thiều, theo thể Thất ngôn Đường luật, tác giả thương khóc người vợ đã mất, trong đó có hai câu luận rất “đắt”: Đập cổ kính ra, tìm lấy bóng, Xếp tàn y lại, để dành hơi. Tác giả muốn đập vỡ kính (gương) ra, để tìm bóng người yêu từng soi trong đó, rồi đành xếp manh áo lại, để giữ chút hương xưa còn sót của người đã khuất. Cổ thi mà ngôn từ, ý tứ như thế quả thật là quá mới lạ, táo bạo và cũng rất lãng mạn. Dù lời văn nghe có vẻ xưa cũ, “thơ tình” như thế này, ngay cả thời hiện đại dễ gì sánh được!?

Tình hoài hương - Thái Thanh 
Tình ca - Thái Thanh 
Cành hoa trắng - Quỳnh Giao 
Quê nghèo - Quỳnh Giao 
Nhớ người thương binh - Mai Hương 
Nương chiều - Mai Hương 
Thu chiến trường - Kim Tước 
Dạ lai hương - Kim Tước 
Chinh phụ ca - Hà Thanh 

Nhạc của Phạm Duy, với tôi cũng giống như là “cổ kính” và “tàn y”! “Dân ca VN”, xem như là một thứ đã mất, một người đã khuất, không mấy ai còn biết bóng dáng thế nào! Âm nhạc của Phạm Duy cũng giống như “cổ kính” – chiếc gương còn lưu giữ lại bóng dáng của người đẹp, cũng giống như “tàn y” – manh áo cũ còn lưu lại chút hương thơm của giai nhân, âm nhạc Phạm Duy còn lưu lại phảng phất hình bóng dân ca Việt. Về sau, muốn tìm lại bản sắc, e rằng cũng phải làm những việc “đập kính – xếp áo”, tìm lại sự phản chiếu trong âm nhạc của Phạm Duy vậy!

tt

Với tôi, TT là viết tắt của Thái Thanh, cũng tương tự như MM là viết tắt của Marilyn Monroe hay BB là viết tắt của Brigitte Bardot vậy! ♥ ♥ ♥ Hình bên dưới đây: Thái Thanh trên một chiếc thuyền buồm, hồ Xuân Hương, Đà Lạt, 1953. Bên thềm năm mới, hãy nghe lại một số bài nhạc xuân do Thái Thanh trình bày! 😀😀😀

Bến xuân - Thái Thanh 
Bến xuân xanh - Thái Thanh 
Đêm xuân - Thái Thanh 
Hoa xuân - Thái Thanh 
Xuân ca - Thái Thanh 
Ly rượu mừng - Thái Thanh 
Xuân họp mặt - Thái Thanh 
Xuân nghệ sĩ hành khúc - Thái Thanh 
Xuân tha hương - Thái Thanh 
Xuân và tuổi trẻ - Thái Thanh 

ly rượu mừng – 2

… Nhấc cao ly này, hãy chúc ngày mai sáng trời tự do. Nước non thanh bình, muôn người hạnh phúc chan hoà. Ước mơ hạnh phúc nơi nơi, hương thanh bình dâng phơi phới!

Mất hơn 40 năm để bài hát này được cấp phép lưu hành trở lại. Nhiều năm trước, đã post nhiều về nó: ở đây, ở đây… giờ không muốn nói nhiều nữa. Những trớ trêu của lịch sử, âm nhạc chẳng phải là hội hoạ, ấy thế mà người ta vẫn đợi đến khi người nhạc sĩ qua đời lâu rồi, mới bắt đầu công nhận tài năng và giá trị các tác phẩm âm nhạc của ông ấy!

Ly rượu mừng - Thái Thanh 
Ly rượu mừng - Thái Thanh và Hợp ca Thăng Long 
Ly rượu mừng - Hợp ca Ngàn Khơi 
Ly rượu mừng - Hợp ca Hy Vọng 
Ly rượu mừng - dàn nhạc Lê Văn Khoa 

người đi qua đời tôi

Thích nghe chữ gió thứ hai trong bài này, không phải chỉ ngũ cung mới có sự luyến láy, non một chút, già một chút… So chất giọng với phần đông ca sĩ bây giờ, khác nào đem âm thanh đàn organ điện tử so với cây đại phong cầm (pipe organ, không phân biệt được âm thanh của organ và pipe organ thì xin mời ra quán nhậu hát nhạc boléro kẹo kéo!)

Người đi qua đời tôi - Thái Thanh 
Người đi qua đời tôi - Quỳnh Giao 

Thực ra tôi cũng thích nghe Thái Thanh hát nhạc Trịnh Công Sơn 😀, ví như: Tuổi đá buồn, Ca dao me… (nghe trong post trước về Thái Thanh của tôi). Lẽ đương nhiên, “thích” có vô vàn sắc thái, góc độ khác nhau, cũng có vô vàn ẩn ý, ngữ nghĩa khác nhau, ví như tôi cũng thích nghe boléro, ví dụ như bài này.

bắc hành – 2015, phần 15

Về về đây miền Đồng Nai có Cửu Long,
Cuộn chảy dâng trời Nam mạch sống.

Tiếng sông Cửu Long, Trường ca Hội trùng dương - Phạm Đình Chương 

Đường đi đã tới… nhưng vẫn còn nhiều điều đọng lại sau chuyến đi muốn nói thêm ở đây, không phải chỉ là về những con đường, những cảnh quan tuyệt đẹp đã qua. Đó là về người Mông ở Đồng Văn, Mèo Vạc, Hà Giang và các nơi khác, ở họ có nhiều điểm khác biệt với các sắc dân còn lại. Nếu đồng bằng là lãnh địa của người Việt, lưng chừng núi là khu vực sinh sống của những dân tộc: Mường, Tày, Thái, Dao… thì người Mông luôn chọn sống trên đỉnh những ngọn núi cao.

Bản chất du mục, du cư ăn sâu vào trong tâm thức người Mông, suốt nhiều ngàn năm phải trốn chạy sự lấn ép của người Hoa và nền văn minh Hán. Mặc cảm lưu vong trên “đất người”, thái độ kép “bên này bên kia”, khép kín với người ngoài và phát triển tính tự trị cộng đồng. Mặt khác, lại văn minh ở một số khía cạnh: tự do tình yêu và hôn nhân, khai phóng tính dục, tục kéo dâu, chợ tình, mộng mơ, yêu thích tự do, thiện chiến, nhiều bất mãn và nổi loạn hơn thảy những dân tộc khác.

Một số người có thể nhìn người Mông (và những sắc dân khác) như những dân tộc chậm tiến, riêng tôi cảm thấy thích thú và đồng cảm với lối sống tôn trọng giá trị cá nhân của họ. Vẫn biết cuộc sống hiện đại là một quá trình khó có thể đảo ngược, nhưng người Mông vẫn duy trì cá tính dân tộc của mình như cố thủ trên các đỉnh núi cao. Cá tính Mông như thể vùng họ sống: hùng vĩ, hiểm nguy, tự do và thơ mộng, như những đỉnh núi cao bất tận, vô danh, đời đời mù sương phủ!

bắc hành – 2015, phần 4

Gối đầu trên Lào Cai, Việt Trì,
Em nằm tóc xõa bãi cát dài,
Thả hồn mơ tới Thái Bình qua Sơn Tây.

Tiếng sông Hồng, Trường ca Hội trùng dương - Phạm Đình Chương 

Lên đến Sapa một ngày rét đậm, hôm đầu tiên chứng kiến ngay một trận mưa đá, những giọt nước đóng băng bằng cỡ hạt đậu, rơi xuống đất rào rào bắn tung toé như muối hạt. Cũng có ý ở Sapa lâu một chút, hy vọng sẽ có tuyết… Chính giữa trưa mà cả thành phố chìm ngập trong biển sương mù. Những người dân tộc nhóm lửa sưởi bên nhà sàn, còn mình thì cứ tay trần lái xe từ giờ này sang giờ khác, mới biết những tháng ngày chèo thuyền cũng tương đối mang lại chút kết quả!

Người ta vẫn thường hay kháo nhau về những miền gái đẹp như ở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu… Thực ra theo tôi, đó chỉ là một cách nói. Ở đâu đất đai rộng rãi, khí hậu tương đối ấm áp, có thể sản xuất được, đời sống không quá khó khăn, ở đâu sơn thuỷ hữu tình, núi non hùng vĩ, lòng người cũng khoáng đạt, rộng rãi như thiên nhiên vậy. Ở đâu hội đủ cả hai điều kiện vật chất và tinh thần nói trên, thì ở đó con người sẽ đẹp, gọi là miền gái đẹp cũng là đương nhiên, không có gì là lạ!

Năm ngoái đã thăm thú kỹ Sapa và các vùng phụ cận, năm nay chỉ ghé qua để đi lại vùng chân núi Hoàng Liên Sơn, phía bên kia đèo Ô Quý Hồ. Cảnh quan rộng lớn, núi non cao ngút choáng ngợp, thật là nơi mở rộng tầm mắt và lòng người. Cái cảm giác tay lái chênh vênh trên bờ vực thẳm, cảm giác mỗi người chỉ là một hạt cát trong thiên nhiên bao la… Con người ta sinh ra vốn là như vậy, không phải những thứ gian vặt, tẹp nhẹp, tủn mủn của cuộc sống thường ngày trong cái xã hội bây giờ.

bắc hành – 2015, phần 2

Tôi từ chinh chiến đã ra đi,
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì.

Đôi mắt người Sơn Tây - Phạm Đình Chương - Hoài Bắc 

Chặng 2: Hà Nội ❯ Sơn Tây ❯ tp. Yên Bái ❯ Trấn Yên ❯ Văn Chấn ❯ Suối Giàng ❯ Nghĩa Lộ

Sài gòn ⇔ Hà nội 2015
Sơn Tây 2015
Yên Bái 2015
Lào Cai 2015
Hà Giang 2015
Đồng Văn 2015
Mèo Vạc 2015

Rời Hà Nội đi Sơn Tây một sáng rét và nhiều mưa, ghé thăm làng cổ Đường Lâm trong vài giờ. Biết như thế là cưỡi ngựa xem hoa, nhưng cũng có chút e ngại về thời tiết và đường còn dài phía trước. Đình Mông Phụ, cũng như các ngôi đình cổ miền Bắc khác, mang dấu ấn văn hoá Việt – Mường, bên trên nền gạch còn có sàn gỗ, cao hơn độ 0.7m, vết tích của lối kiến trúc nhà sàn xa xưa. Trần điện chính có tấm bản nhỏ đề: Tự Đức kỷ mùi đông, năm trùng tu lần thứ nhất, 1858.

Thăm chùa Mía và một vài ngôi nhà cổ khác. Thực ra không quan tâm đến đường lối kiến trúc xây dựng ở cái xứ Đất đá ong xưa nhiều ngấn lệ này lắm, điều tôi quan tâm là những vật dụng sinh hoạt hàng ngày còn được bảo lưu bên trong: bình phong, bàn ghế tủ thờ, hoành phi câu đối, ấm chén bình vại, điếu bát, văn phòng tứ bảo, đờn sáo, tranh ảnh… và tất cả những vật dụng bình thường linh tinh nhưng phản ánh một cách chân thực hơi thở của cuộc sống thường nhật một thời xưa cũ.

Ngồi “bút đàm” một lúc với bác chủ nhà Hà Nguyên Huyến, người dù tự nhận học chữ Hán với bút lông chỉ ngoài 3 năm, bắt đầu nối lại nếp nhà xưa khi đã già, nhưng lại có thư pháp rất đẹp, nhất là lối hành thư, thảo thư. Với mình, thư pháp đã là một giấc mơ dang dở, nhưng 3 cái Tết gần đây nhất, Tết nào cũng có dịp để ôn lại một chút Hương xưa như thế này. Thích cái cách bác ấy chiết tự, tự cắt nghĩa tên mình, Huyến – 绚, tức mặt trời bị che lại trong bộ bao, vĩnh viễn không thoát ra được!

neo – analog

It has been in my mind for quite a long time, the coined term of neo analog, just like neo classical, neo colonial, neo nazi… Starting from Kindle, I love the idea of an e – book reader with e – ink display which mimics traditional reading material (no more developing on Kindle, gave it to my sister already). Then came the interesting concept of Livescribe, the smart pen that records your hand writing & drawing, then this latest “toy”, a vinyl disc player.

Trường ca Hội Trùng Dương 
(Thái Thanh & hợp ca Thăng Long)

I’ve been making a small collection of Vietnamese oldies on vinyl discs, which are really hard to find at the moment. This is an entry – level turntable that can be connected to PC via USB cable. The sound can be captured into digital format as the analog device is being played. Images on the left: the turntable connected to PC, and recording with Audacity on my Ubuntu laptop. I’m digitalizing the lovely songs from the 2 discs brought back from my last trip to Dalat.

Every motivation that makes a man do something can be classified under: survival, social life and entertainment. Progress is defined as reaching a higher category: not doing a thing merely for survival, but for social reasons, and then, even better, just for fun. (Linus Torvalds’ law)

For the time being, I still can not refine the sound quality recorded via USB on this Ubuntu laptop, though the really aging discs still produce good sound with speakers 😢. Would post the music samples once they are done, the very early recordings of outstanding Vietnamese masterpieces!

Updated Oct, 27th

Let listen to the beautiful music on the margin. What’s next on neo analog!? Something would be mentioned in one of my next blog post!


đôi mắt người sơn tây, 2

Tác giả của: Tây Tiến, Đôi bờ, Đôi mắt người Sơn Tây, Mây đầu ô, Quán bên đường

Bản nhạc không ngưng trở đi trở lại gây nên trong tôi những cảm xúc khó tả… Từ lần nghe đầu qua giọng ca chính tác giả Phạm Đình Chương – Hoài Bắc, đến những trình bày khác sau này, vẫn bàng bạc cái tâm trạng: thoáng hiện em về trong đáy cốc, nói cười như chuyện một đêm mơ. Có lẻ trong tâm tưởng mỗi con người, mỗi nghệ sĩ đều phảng phất đâu đó một không gian tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm, một cõi xa vời đầy chất tưởng tượng huyễn hoặc, đã từng (hay chưa từng?) tồn tại, un paradis perdu – một thiên đường đã mất.

Đôi mắt người Sơn Tây - Hoài Bắc 
Đôi mắt người Sơn Tây - Thái Thanh 
Đôi mắt người Sơn Tây - Bích Liên 

Có nhiều người đã thể hiện ca khúc này, từ chính tác giả Phạm Đình Chương, bác sĩ Bích Liên, đến ca sĩ Quỳnh Giao. Nhưng hay nhất có lẽ vẫn là NGƯỜI ĐÀN BÀ HÁT – Thái Thanh, đây là bản thu âm lúc bà còn trẻ, khi chất giọng hãy còn căng đầy những luyến láy, những thăng giáng tinh tế. Hãy nghe lại giọng ca của bà, một loại tiếng Việt đã “tuyệt chủng”, hãy nghe để thấy tiếng Việt ngày nay đã trở nên nhanh hơn, phẳng hơn, truyền tải nhiều thông tin hơn, và ít nội dung hơn, phần nhiều là những loại ôm rách nát không tâm linh, ôm tiếng hát không hơi rung nghèo nàn.