biết tuốt để làm gì!?

iết nhân đọc được bài hiếm hoi đề cập đúng bản chất vấn đề. Vì tôi đã từng là một thằng “biết tuốt”. Hồi học lớp 6~9, trường cấp 2 Trưng Vương, tôi đã là kiểu “ngôi sao biết tuốt” của trường, chuyên đi thi Toán, tham gia các kiểu “Đố vui để học” phát sóng trên truyền hình. Thành phố bé tí có 4, 5 trường phổ thông thi với nhau, gần như năm nào Trưng Vương cũng đoạt giải nhất. Tả lại chút cho mọi người hiểu về cuộc thi, “format” này thực sự không mới, đã làm trên sóng truyền hình miền Nam VN trước 75.

Hai đội, mỗi đội 3 người, ngồi 2 cái bàn riêng biệt, tay đặt lên nút chuông, giám khảo đưa ra câu hỏi xong thì ai bấm chuông trước được quyền trả lời, đúng được cộng, nhưng sai thì bị trừ điểm. Có lần đang thu hình thì… cúp điện, trong lúc chờ máy phát điện hoạt động thì ông thầy Bùi Thế Mỹ đi qua đi lại doạ nạt: em trả lời sai rồi, nhưng tôi khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình. Điện có trở lại, tiếp tục ghi hình, giám khảo đành phải cho tôi điểm vì trả lời đúng, năm đó, Trưng Vương lại về nhất!

Cái thời đói kém, sách vở, thông tin thiếu thốn, nên những trò chơi như thế cũng tương đối vui. Nhưng ngay từ những ngày đó, lũ học sinh chúng tôi đã nhận ra rằng biết nhiều như thế cũng ko để làm gì, cũng kiểu con vẹt, tỏ ra ta đây hiểu biết, ta đây hơn người mà thôi. Rất may là ngoài những kiểu “biết tuốt” như thế, tôi còn biết thêm rất nhiều thứ khác nữa: biết bơi hơn 10km, biết leo núi, băng rừng, cắm trại, biết dùng “trăm phương ngàn kế” để cưa gái .v.v. đó mới là những kỹ năng hữu ích! 😀

Vâng, biết cưa gái, một cách sáng tạo và đứng đắn, đó cũng là một kỹ năng, thời bây giờ gọi là “kỹ năng mềm” ấy! Nhớ lại cái thời “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”, bạn tôi viết thư tình cho gái thế này (thời đó chỉ có thư giấy thôi, chưa có di động, tin nhắn đâu): em à, ở đây muỗi nhiều lắm, mở ngoặc, dùng hồ dán một con muỗi chết vào đó, đóng ngoặc, chấm! 😀 Chính những cái “joie de vivre” (tiếng Pháp: niềm vui sống) như thế mới là những động lực để con người ta phấn đấu, cố gắng lâu dài trong cuộc đời.

Những con người / thế hệ ít vận động thực tế cứ nghĩ rằng càng biết nhiều là càng tốt! Biết thì đã sao mà không biết thì đã sao!? Chưa kể thời nào cũng thế, sách vở, chữ nghĩa cũng đầy rẫy loại “đạo tặc”, đọc nhiều những thứ “trít học” vô bổ nó ám vào người, đẻ ra những kiểu “lơ lơ lửng lửng”, gì cũng biết nhưng ko biết được gì! Quan trọng nhất là hao phí sinh lực tuổi trẻ vào những điều ko thiết thực, cốt chỉ để thoả mãn cái mong muốn tỏ ra hơn người. Ngay từ gốc, động cơ của việc học là đã sai!

Thời đại bùng nổ thông tin, hàng tỷ tỷ gigabytes dữ liệu, làm sao mà nhớ hết, và nhớ để làm cái gì!? Càng nhớ nhiều, đầu óc càng mụ mẫm đi, kiểu như con vẹt, chỉ biết “tụng niệm, giáo điều” chứ thực ko có tư duy sáng tạo. Rất nhiều thứ bây giờ người ta ngỡ là “kiến thức”, thực ra mới chỉ là “thông tin”, thậm chí thông tin còn chưa biết chất lượng thế nào! Trong sự phát triển của tư duy con người, có rất nhiều “level” khác nhau, phải phân biệt rất rõ ràng giữa thông tin, kiến thức và tri thức!

tháp bằng an

háp Bằng An, Vĩnh Điện, Điện Bàn, Quảng Nam… bạn nhìn nó giống cái gì thì nó… chính là đại diện cho cái đó! 😀 Nhớ lại 2 mùa hè năm 1 và năm 2 đại học, cứ 3 tháng hè về quê là lại rong ruổi trên khắp các nẻo đường hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam, chiếc xe máy 50cc cũ kỹ, đi cho bằng hết các nơi, các chốn. Phương tiện và kiến thức có hạn, tuổi 17, 18 chưa hiểu biết nhiều, điều kiện kinh tế eo hẹp…

“Ông bô bà bô” chỉ duyệt cho “quota” chừng đó lít xăng… Chưa bao giờ hết ngạc nhiên về chính người VN mình, trên một dải đất bề ngang có 50 km, mà có quá nhiều điều người ta ko biết hay quá dể lãng quên. Như địa đạo A Xoò 7km trong lòng núi huyện Tây Giang người dân địa phương “phát hiện” ra gần đây, ko ai biết / nhớ nó là cái gì, cho đến khi cụ Đồng Sỹ Nguyên xác nhận là binh trạm 143 của đường Trường Sơn cũ.

khởi nghĩa yên bái

…Sau cái nhìn chào non nước bi ai,
Họ thản nhiên lần lượt bước lên đài,
Và dõng dạc buông tiếng hô hùng dũng:
“VN muôn năm!”, một đầu rơi rụng,
“VN muôn năm!”, người kế tiến lên.
Và tử thần kính cẩn đứng ghi tên,
Những liệt sĩ vào bia người tuẫn quốc.

uối tuần, đọc lại lịch sử… xưa giờ vẫn tự hỏi cái câu: không thành công cũng thành nhân có nguồn gốc từ đâu, giờ thì biết nó được ghi trên tượng đài Khởi nghĩa Yên Bái. Giới trẻ bây giờ có đôi khi còn không biết “cô Giang, cô Bắc” là những ai. Ghi chú: Nguyễn Thái Học và các đồng chí, trước khi chết, thực ra là hô: Việt Nam vạn tuế theo kiểu cũ.

vong bản

忘本

hường hiểu như là quên nguồn, mất gốc, xét trong tương quan giữa một con người với quê hương, nguồn cội. Nhưng “vong bản” có nghĩa rộng hơn thế, ngữ nghĩa Phật giáo, nếu một người quên mất giá trị thật bên trong, chạy theo những vọng tưởng phù phiếm, đó là “vong bản” (quên mất bản thân). Tôi khoái xài từ ngữ nghĩa rộng, những đầu óc “con vẹt” cứ nghĩ: à ta biết rồi, nó là như thế này… nhưng thực ra, hoàn toàn khác! 😀

Tiếng Hoa có một đặc tính là tính trừu tượng, tổng quát của nó rất cao, nhưng mặt khác, lại thiếu tính chi tiết, cụ thể. Thế nên Đường Tam Tạng mới phải đi Tây Thiên thỉnh kinh, sống 20 năm ở Ấn Độ, theo học 2 năm tại học viện Phật giáo danh giá Nalanda, chở về quê hơn 600 bộ kinh trên lưng 20 con ngựa, đem bộ môn Duy thức luận – Yogachara về giảng dạy tại Trung Quốc, nhưng đó là một câu chuyện hấp dẫn khác sẽ được đề cập về sau.

gym

rang bị lâu rồi, hôm nay “khoe” tí 😀 2 năm trước có tự làm một em “rowing machine”, mặc dù xài được, nhưng đồ tự chế nó không bền bằng đồ chuyên dụng, kéo nhiều là dây, ròng rọc mòn, hư cả. Giờ có “em này”, căn bản là có “bộ máy trung tâm” rồi, thêm cái gì vào có thể tự nghĩ ra, tự chế tạo được, tuỳ theo sức tưởng tượng, như giờ chế thêm con “rowing machine” cũng khá đơn giản. E là sắp tới có cả một phòng GYM… 😀

Seagames 30, football gold medals

gay khi Hùng Dũng ghi bàn thắng thứ 2, cái đồng hồ Garmin trên tay kêu tít tít liên tục, dòng chữ chạy ngang màn hình nhắc nhở: đứng dậy hít thở hít thở… Đúng là một khoảnh khắc ngưng thở!!! 😀 Đã qua rồi cái thời “chúng ta thắng bằng ý chí”, một cách nói tránh né sự thật: do trình độ ko hơn, ko thắng được bằng thực lực, nên phải “cố đấm ăn xôi”. Cũng qua rồi cái thời lấy các chị em công nhân bốc vác chợ Cầu Muối đi đá bóng.

Cũng qua rồi cái thời cả dàn cầu thủ nam đêm trước nhậu lai rai… vài thùng, hôm sau ra sân. Trong khi một thế hệ trẻ mới đã nghiêm túc rèn luyện theo các phương pháp khoa học và kỷ luật, thì đâu đó ngoài kia, xã hội vẫn chưa chịu thay đổi, lưu manh vẫn chạy loanh quanh, dùng các thứ rượu chè, gái gú, các lời cạnh khoé, nhảm nhí mong ảnh hưởng người khác, kéo người khác xuống ngang tầm với chúng, éo biết để làm cái gì?!

heart rate monitor

ếu táo chuyện cái vòng tay đo nhịp tim… Tôi nghĩ là tôi có một “con tim kỳ lạ”, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng…😀 Có khi chả làm gì thì máy báo nhịp tim rất cao 90 ~ 100 (bpm – beat per minute). Còn khi vận động nhẹ nhàng (ví dụ như đạp xe loanh quanh) thì nhịp tim giảm mạnh xuống còn 50 ~ 60, một nhịp điển hình của vận động viên (!?!?). Khi vận động mạnh hơn chút như kéo tạ, chèo thuyền thì nhịp tim nhảy lên chừng 70 ~ 90 (!?!?), nhưng cũng chỉ cỡ đó, ít khi hơn.

Mà cái quái lạ lúc nghỉ ngơi, đi ra đi vào, chả làm gì thì nhịp tim tăng lên cao gần 100 trở lại! Cái máy này còn có công dụng khác, khi ngồi gần gái rất nên lấy ra đo. Nếu máy báo nhịp tim 110 ~ 140 thì có nghĩa là cô ấy rất “hot”, rất gợi cảm… tôi nghĩ đàn ông nào ít nhiều gì cũng thế! Nhưng rất kỳ lạ là có một số ít cô khác, cứ ngồi gần là máy báo nhịp tim giảm còn 50 ~ 60, những loại cứ khiến người ta phải cảm thấy dễ chịu, thư thái, nhẹ nhàng khi ở bên cạnh ấy… À mà thôi, chuyện dài hơi, không nói nữa… 😀

light torch

ài các loại đèn chịu nước khác nhau mới thấy đây là cây tốt nhất cho các hoạt động kayaking: chống thấm tới độ sâu 100m, độ sáng 100 lumens, tháo cái chụp đầu bằng nhựa ra là cây đèn pin bình thường (ánh sáng định hướng), chụp vào trở thành cây đèn tín hiệu (ánh sáng đẳng hướng, cần cho xuồng trên sông, biển khi đi đêm), cấu tạo đơn giản, gọn, nhẹ, không có công – tắc on/off (bớt hư hỏng vặt), chỉ xoay chụp đèn để bật/tắt nguồn, chuôi đèn dạng carabiner kết hợp cái mở bia.

môi tím – 1

Tình mình là tình đẹp nhất đó anh. Tình tuổi học trò mực tím áo xanh…

ìm ra giai điệu gốc của bài Môi tím, một bài… chẳng liên quan gì về nội dung ca từ. Nguyên tác: Lôi An Na – Tố cá mộc đầu nhân – Thà làm một thằng đầu gỗ! Cái thể loại Cantopop này xưa lắm lắm rồi, giờ chẳng có mấy người nghe nữa, đám trẻ giờ toàn nghe… Quan thoại thôi!

Môi tím – Ngọc Lan 

free spirit

iếm khi nói về cảm giác lúc đang và sau khi đi chèo thuyền, những buổi chèo khoảng 4 tiếng hoặc hơn, những cung đường 15 ~ 20 km hoặc dài hơn, đẹp nhất là trong cơn giông, có chút sóng gió, hay thêm chút mưa dịu mát! Thường chỉ nói chung chung về một cảm giác “rất đã”, rất “yomost”, kiểu vậy! 😀 Hôm nay mô tả kỹ hơn một chút.

Về kỹ thuật – technically, không có gì dể hơn hơi thở, mà cũng không có gì khó hơn hơi thở. Đến tận giờ vẫn ko dám nói là đã hiểu đủ về nó, một cách nôm na có thể mô tả: khi bạn đã vận động đến mức hàm lượng oxy đạt đến tối đa, “bão hòa” trong máu, bạn rơi vào một trạng thái sảng khoái, lâng lâng, cảm giác mọi điều đều trôi chảy, nhẹ nhàng.

Về tinh thần – spiritually, như các nhà sư Phật giáo hay nói: train the body to clear the mind, clear the mind to free the spirit, free the spirit to help yourself… ngắn gọn là: tập luyện thể chất thực ra là hướng đến tự do tinh thần. Again, cũng ko dám nói là hiểu nhiều về điều đó, nhưng mà sự tự do đầu tiên và cuối cùng một cá nhân là sự tự do tâm hồn.

Tự do tâm hồn, tinh thần là gì thì khó miêu tả, nó tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Nhưng nhìn chung là bớt tạp niệm, bớt vọng tưởng, bớt tham sân si những chuyện nhỏ nhen, lặt vặt, đẩy tâm trí con người tới những địa hạt, cảnh giới mới. Càng có tuổi, sự rèn luyện ko dừng lại, nó chỉ càng hướng nội, càng hướng về tinh thần, càng gần với tôn giáo.

À, nhân vì hay nhắc chữ “tự do”, các bạn “rận chủ, dâm quyền” tránh đi cho nước nó trong nhé, cái “tư duy” của các bạn còn tệ hơn cả máy tìm kiếm Google, Google nó còn biết phân biệt chữ “tự do” có nhiều ngữ cảnh. Quan trọng là tìm kiếm cái “internal truth” bên trong mỗi con người, những thứ khác chỉ là “ruồi bâu”, mà ruồi ở Việt Nam thì nhiều vô kể! 😀