Thanh xuân

hời gian cuối năm rảnh rỗi, xem vài bộ phim thanh xuân giải trí! Phim này đúng là có khác biệt với những thể loại “thanh xuân ngôn tình” khác, ít “trai xinh gái đẹp”, ít “tiểu thịt tươi” và các màn diễn đơ cứng, công thức, đầy tính “phẫu thuật thẩm mĩ”, thay vào đó, phim tập trung nhiều vào những chi tiết thật của cuộc sống, đôi khi thực đến mức “lầy lội”. Xem qua vài tập, thấy vài lần trích dẫn những loại “cổ văn” mà tôi không biết là đã thấy hơi giật mình! Thường thì phim thương mại TQ hiện đại nếu có trích dẫn “cổ văn” thì đa số vẫn chỉ là những câu tương đối phổ thông, vì trình độ “biên kịch” chỉ đến thế mà thôi! Còn trích dẫn sâu xa hơn thì đương nhiên là phải ở một trình khác, chính vì như thế mà có hứng xem tiếp!

Trong một trích đoạn, 2 vị phụ huynh nói chuyện với nhau: “Bao giờ thì con gái chúng ta lớn?” Đáp: “Có tập phim nào mà ông không hỏi câu đó, mãi vẫn chưa lớn đấy thôi”! Trong một trích đoạn khác, hỏi: “Cậu có biết Cẩu-ca thích cậu hay không?” Nữ chính đáp: “Lâu như vậy rồi mà mình còn không biết, thì khán giả xem phim toàn quốc chửi cho ngập mặt à?” 😃 Xem tiếp thấy rõ tính “kịch” của phim này, những đoạn thực và giả cứ hoán đổi cho nhau! Dĩ nhiên là một thủ pháp nghệ thuật tốt nếu dùng đúng lúc! Nhạc phim khá, nhiều đoạn cứ đem “vòng quãng 5 cổ điển” (kiểu như Pachelbel canon) ra đánh là tạo cảm giác êm đềm, hạnh phúc ngay, tuy hơi lạm dụng nhưng dù sao cũng có đầu tư, tốt hơn nhiều so với các phim thương mại!

Cossack rode beyond the Danube

hương trình âm nhạc cuối tuần… một bài hát cực kỳ yêu thích, lâu lâu nghe lại. Như tôi có nói trước đây: những dân tộc khoẻ mạnh phải có thứ âm nhạc sinh động, có sức sống! Còn như của VN thời đương đại thì chỉ nên gọi là “NHẼO”, chưa xứng gọi là “NHẠC”… 😃

Bài dân ca Cossack Ucraina & Nga này từ lâu đã đi vào nhạc cổ điển, được Beethoven mượn lại (opus 107 Schöne Minka), làm chậm lại và mềm mại hoá, từ đó lan truyền khắp châu Âu. Nếu quay lại lịch sử mấy trăm năm trước thì đây chính là “heavy metal” thời Phục Hưng! 😅

When We Were Young

ầu phim là cảnh 2 nữ sinh nắm tóc, đánh nhau long trời lở đất, lăn từ trên cầu thang xuống (phút 7:00), thanh xuân quả thật có nhiều chuyện để nhớ! 😃 Cũng đánh nhau mẻ đầu sứt trán, mà tại sao phim của người ta vẫn mang tính giáo dục rất cao!? Vì ngoài phản ánh thực tế, vẫn truyền tải rất nhiều giá trị khác! Không như phim VN, ngoài mấy cái bắt chước thô thiển, nhìn lại thấy một khoảng trống rỗng trong tâm hồn!

Phim đầy tính hình mẫu, sử dụng khá nhiều cổ văn, thành ngữ, Đường thi, Tống từ. Cũng bởi khối lượng văn học cổ đồ sộ như vậy, để học được 2, 3 ngàn chữ phổ thông mất rất nhiều năm, tốn khá nhiều “công phu”, thế nên thói “đĩ miệng”, những kiểu suy nghĩ và phát ngôn tuỳ tiện tự nhiên, tự dưng mà biến mất! Ai cũng “biết” muốn phát triển lâu dài cần nền tảng văn hoá, nhưng ai cũng loay hoay éo biết “văn hoá” là cái gì, bắt đầu từ đâu!? 😢

Vì nhà không có TV và cũng không có thói quen xem TV, nên lâu lâu, lại cứ phải xem vài bộ để cập nhật tình hình! Xem phim phụ đề này có nhiều cái hay, có thể sử dụng cùng lúc 3 ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Hoa, lâu lâu xem thêm tiếng Anh để xem họ dịch (diễn đạt, chuyển ngữ) như thế nào! Tiếng Hoa quả nhiên là một thứ tương đối “kỳ cục”, rút cuộc trở thành một không gian văn hoá riêng biệt mà người ngoài khó hiểu hết được!

Một kiểu chữ viết rất khó khăn và bất tiện! Không thật phù hợp để diễn đạt những vấn đề kỹ thuật chính xác, nhưng lại mang công năng giao tiếp xã hội vô cùng đa dạng và phong phú! Suy cho cùng, văn hoá không dừng lại ở tầng đầu tiên là ngôn từ (textual), nó đi xa hơn thế rất nhiều! Nên bảo ngôn ngữ chỉ là cái vỏ của tư duy là như thế! Bao giờ các “con ranh” VN mới hết loay hoay ở tầng ngôn từ thô thiển mà hiểu sang những tầng cao hơn!