nhân quả

ột trong vô số vấn đề của xã hội Việt… Đôi khi ta cứ phải đứng nhìn sự việc xảy ra như thế, vì nhiều lý do khác nhau: nói trước không ai tin, người ta còn cho rằng mình đạo đức giả. Và cũng phải xem xem, nhiều chuyện không phải nói là được, con người mà, không có “định lực”, không có “giá trị” bên trong nâng đỡ, rồi cũng như đám bầy nhầy ngoài kia! Chúng nó sẽ không từ một mánh khoé nào kéo bạn xuống bằng những trò lưu manh, cho ngang với chúng nó! Và cũng phải có thời gian để cho “nghiệp” nó tích tụ và hình thành…

Dù chỉ bằng suy nghĩ trong đầu thôi cũng đã trở thành “ý nghiệp” rồi! Có nhiều việc mà sự “thiện ý” đôi khi hoàn toàn bất lực, vì cái tâm vô minh của con người nó hoạt động theo một cách hoàn toàn khác biệt, không dễ thay đổi, và đôi khi cách duy nhất để là để mặc cho sự việc diễn tiến như thế! Yêu ai thì để cho họ sống theo cách mà họ muốn, mà ghét ai thì… cũng để cho họ sống theo cách mà họ muốn! Cứ để tự nhiên cho “nhân quả” hoàn thành vai trò của mình! Chỉ mượn một chuyện để nói, nhưng tất cả những chuyện khác cũng tương tự như thế!

công đức

ứ phải “chính danh” như thế, nên làm thành luật, phải gọi đúng tên sự vật và sự việc, phải gọi đúng là “khu du lịch”, chứ không được dùng chữ “chùa”, tương tự cho những thứ như Ba Vàng, Bái Đính, Tam Chúc và vô số những “khu du lịch” khác… Đó là dành cho những người vừa thích đi du lịch, vừa ăn nhậu, vừa “cúng dường”, vừa chụp ảnh khoe Facebook, cứ rõ ràng minh bạch như thế! Còn chùa thật sự, đôi khi chỉ là một thảo đường nhỏ nhoi không ai biết đến, nhưng có lịch sử lâu đời, có học vấn công phu, sản sinh ra nhiều thế hệ cao tăng…

Như chùa Từ Hiếu – Huế vốn là nhánh Liễu Quán, phái Lâm Tế, Thiền tông, Đại thừa, lịch sử truy về gốc hàng trăm năm! Chứ không phải sáng muốn, chiều bèn đổi ngay hệ phái, thay mặt nạ còn nhanh hơi show – biz lật mặt! Lịch sử chép lại rằng: Đạt Ma tổ sư từ Ấn Độ sang Trung Quốc, đến gặp Lương Vũ đế, người vốn rất hâm mộ đạo Phật và đã cho xây vô số chùa chiền, bảo tháp. Lương Vũ đế hỏi: Trẫm từ lúc lên ngôi đến nay, đã cho xây chùa, chép kinh… không biết bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức gì không? – Bồ đề Đạt ma đáp: Chẳng có công đức gì! 😃

minh kính

Bồ đề bản vô thụ, Minh kính diệc phi đài…
菩提本無樹,明鏡亦非臺。。。

iểu theo một nghĩa nào đó, sách là một tấm gương, người ta đọc sách chẳng qua là một hình thức tự phản chiếu tâm hồn mình! Cách nói: “một tấm gương để noi theo” là sai hoàn toàn về ngữ nghĩa, vì khi soi gương, người ta chỉ thấy chính mình trong đó mà thôi! Có nhiều người cũng có đọc, có soi đấy, nhưng không có sự vận động, biến đổi nội tâm, rút cuộc cũng chỉ trở thành một dạng máy photocopy! Nếu hiểu theo nghĩa đó, soi một tấm gương xấu, gương méo có thể gây ảo giác, loạn thị, loạn thần! Và khoe nhà có hàng ngàn cuốn sách cũng giống như kiểu nói rằng: tôi đẹp là vì trong nhà có hàng ngàn cái gương vậy!

Thực chất, bạn chỉ cần 1, 2 cái mà thôi, có khi chả cần cái nào! Ấy nhưng thời buổi tiêu dùng, chúng nó cố gắng bơm vào đầu bạn cái suy nghĩ rằng mua càng nhiều gương càng tốt! Đã có rất nhiều người mua thật nhiều gương và sau đó tìm cách… chịu đựng nó, tìm cách vẽ ra vô số khuôn mặt biến ảo và phản chiếu lấp lánh trong đó! Đến lúc chịu đựng hết nổi rồi thì sẽ biết là… đập mịa nó gương đi sẽ tốt hơn, nhất là tình trạng hàm lởm, hàng chợ, hàng độc hại, nhảm nhí tràn lan như hiện nay! Ảnh: đến tận giờ tôi vẫn đọc, chủ yếu là trên Kindle cho đỡ hại mắt, và mỗi năm chỉ đọc 1, 2 cuốn thôi, không nhiều hơn!

pháp môn

ột thời gian rất dài, ảnh hưởng dịch bệnh, và nhiều việc khác, không tiện xuống nước… Cảm giác thật sung sướng vì thấy mọi thứ không hề thay đổi, có lẽ sức chèo bền có giảm tí chút do lâu không tập luyện, nhưng cảm giác trên mặt nước, cảm giác thăng bằng, điều khiển vẫn thế, thậm chí có thể còn tốt hơn trước…

Trong 8 vạn 4 ngàn (84 000) pháp môn mà đức Phật nhắc đến, cái “pháp môn” của tôi có lẽ chính là chèo thuyền… 😃 Từ lâu đã làm một cách vô thức, đã lờ mờ cảm nhận thấy như thế, khó có phương pháp “thực hành chánh niệm” nào tốt hơn chèo thuyền, đúng là như vậy, nói một cách vừa hài hước, lẫn nghiêm chỉnh!

chánh niệm

ể tưởng nhớ bậc thầy “chánh niệm”, chi Từ Hiếu, nhánh Liễu Quán, phái Lâm Tế, Thiền tông, Đại thừa… người vừa rời cõi tạm! Giờ ai cũng nhắc như vẹt “chánh niệm”, cái “chánh” áp cuối trong “Bát chánh đạo”.

Chữ “niệm” này, chiết tự ra, trên là chữ “kim” – – hiện tại, lúc này, dưới là chữ “tâm” – – tâm hồn, tâm trí. Nên “niệm” có phải là cái tâm của bản thân, ngay tại đây, ngay lúc này không!? Nói thì dễ, nhưng làm siêu khó… 😢

thiên kinh vạn quyển

hật giáo tóm tắt qua những con số, khởi đầu trực tiếp từ số 2 (không tính từ 1, từ 1 lên 2 bỏ qua, không trả lời những thứ siêu hình, những phạm trù “bất khả tư nghì”, không thể hiểu được với người-trần mắt-thịt). Kinh Phật chứa đầy những danh sách và con số, chúng thường mang ý nghĩa tập hợp và biểu tượng, ví dụ như 8 vạn 4 ngàn (84.000) là biểu trưng cho một đại lượng rất lớn, vì đương thời chưa có khái niệm, ký hiệu “inf – vô tận”. Một vài con số cơ bản: 2. Nhân quả và duyên khởi, 3. Tam pháp ấn, 4. Tứ diệu đế, 5. Ngũ uẩn, 6. Lục căn, 7. Thất tình, 8. Bát chính đạo, etc…

Đi sâu vào là cả một hệ thống “ma trận” chằng chịt các khái niệm phức tạp về tâm lý và nhận thức! Người mới đọc Phật thường choáng vì không biết bắt đầu từ đâu, vì sách vở Phật giáo đúng nghĩa là “thiên kinh vạn quyển”, hiểu theo đúng nghĩa đen, số lượng kinh văn hiện còn lại qua những biến động lịch sử là trên 1 ngàn (!!!), ngắn thì vài chục dòng, kinh dài thì… vài chục ngàn dòng. Không một tôn giáo nào khác có khối lượng văn bản đồ sộ đến như vậy, chỉ nói loanh quanh về một chữ “tâm”. Nên nói Phật giáo không phải là tôn giáo, mà là “cognitive science – khoa học nhận thức” là như thế!

tathāgata

athāgata… trong các kinh Phật, thường thấy xuất hiện chữ Tathāgata – 如來 – Như Lai, chữ này là đại từ nhân xưng tự thân, do đức Phật tự gọi mình, chứ không phải do người khác gọi! Hiểu như thế đọc kinh văn sẽ thấy dễ hiểu hơn. Tatha: do đó, như thế, và gata: đã vượt qua. Có một chút nhập nhằng chỗ này, vì “Tathāgata” (tatha + gata) cũng có thể được chiết tự thành “tatha” và “agata”, mà “agata” là phản nghĩa của “gata”, tức là đến, chứ không phải là đi, Hoa văn hiểu như thế nên dịch thành “lai” (Như Lai). Có nhiều cách hiểu: đã đến hay đã đi, hay đã vượt qua, là vượt qua cái gì? Thật ra ngôn ngữ Phật giáo chỉ trở nên trừu tượng và đầy tính lý luận trong các kinh điển về sau!

Đương thời, Phật dùng từ một cách bình dân, có tính vừa gợi mở, vừa thực tế, tránh các câu hỏi siêu hình hay lý luận hình thức! Một tên hiệu thường gặp nữa của Phật là “Sugata”, ở đây ta bắt gặp cái động từ mà đức Phật rất “thích” dùng: “gate – tiếng Anh: to go”, đi, vượt qua, tiếng Hoa thường dịch “Sugata” thành “Thiện thệ – 善逝” hay “Hảo khứ – 好去”, dịch khá hay, nhưng “lai” hay “khứ” đều không thể hiện chính xác lắm, nên có một chút hàm ý chủ động trong đó! Tathāgata theo tôi, nên hiểu là: người đã vượt qua đến bờ bên kia (của bể khổ)! Về chữ “khổ” – Duḥkha, nó không mang nghĩa “khổ đau, bất hạnh” như chúng ta thường nghĩ, sẽ đề cập đến trong 1 post khác!

tự tính

ạn có thể đem khỉ ra khỏi rừng, nhưng không thể đem rừng ra khỏi khỉ! Với khỉ, rừng là bản năng, là lẽ sống, hiểu tương đối là một dạng “tự tính – 自性 – svabhāva”! Đốn đến cái cây cuối cùng sẽ nhận ra, hoá ra chúng ta vẫn là những con khỉ nhớ rừng, cần có rừng! Chính cái ngộ nhận cao cấp hơn nên dẫn đến kiểu suy nghĩ lầm lạc đó! Chừng nào mà cái ham muốn “hơn người bất chấp” còn lớn hơn cái ham muốn “thay đổi bản thân”, thì mọi lý luận vẫn chỉ là nguỵ biện, con người vẫn chỉ là những kẻ phá hoại!

shakya

ề cái mà tôi hay gọi là “sự diễn dịch, phân tích lịch sử theo chiều ngược”, một “lỗi tư duy” phổ biến của 99% con người, tìm cách mô tả lại sự việc từ vị trí mình đang đứng, hay rất thường khi, diễn dịch lại quá khứ theo cách có thể đáp ứng (có lợi cho) các nhu cầu của cuộc sống hiện tại! Đó là một lỗi tư duy phổ biến, cố hữu, và hết sức nguy hiểm! Về đức Thích-ca Mâu-ni, thường được xem là “hoàng-tử” của dòng họ, “vương-quốc” Thích-ca (Shakya). Nhiều ý kiến cho rằng Shakya chính là Scythia, một nhánh người Aryan cổ! Theo các nghiên cứu hiện đại, thể chế chính trị của Shakya là Cộng-hoà (Republic) và nghị-viện, chứ không phải là Phong-kiến quân-chủ.

Cũng như nhiều quốc gia khác đương thời, hình thức chính quyền là Cộng-hoà, y hệt như La Mã trước thời Caesar, từ sau Caesar mới là đế chế, Caesar là Hoàng-đế đầu tiên! Trong tiếng Sanskrit, chữ Raja (Royal) chỉ người đứng đầu, người cầm quyền, chứ không mang nghĩa Hoàng-gia như sau này! Thực tế, thể chế phong kiến đầu tiên ở Ấn Độ cổ chỉ bắt đầu với Maurya, Bindusara và Ashoka, những Hoàng-đế mãi hơn 300 năm sau thời của đức Phật. Chính vì không có kiến thức về các thể chế Cộng-hoà thời cổ đại nên các sử gia (phong kiến) đời sau lần ngược trở lại, giải thích lịch sử “từ vị trí mình đang đứng”: Shakya trở thành vương-quốc và đức Phật trở thành hoàng-tử!

pali

ề Pali, và các ngôn ngữ khác của kinh Phật như: Sanskrit, chữ Phạn, etc… Sinh thời, đức Phật thuyết giảng bằng tiếng Prakrit, người anh em “bình dân” của Sanskrit. Vốn gốc đều là chung một ngôn ngữ, nhưng Prakrit là phần dễ hơn, bình dân hơn, phổ biến rộng rãi trong đại chúng, trong khi Sanskrit được ngữ pháp hoá chặt chẽ bằng các quy luật và trở thành ngôn ngữ chính xác của “tầng lớp trên”. Tuy vậy nhiều nghiên cứu cho rằng 2 nhánh ngôn ngữ này thông hiểu được với nhau chứ chưa đến mức trở thành các ngôn ngữ riêng biệt như sau này! Đã có lúc, có đệ tử đề nghị đức Phật truyền dạy giáo pháp bằng Sanskrit, nhưng đức Phật kiên quyết phản bác, đơn giản ông ấy muốn nói bằng thứ ngôn ngữ bình dân mà đại chúng có thể nghe và hiểu được! Càng về sau, Sanskrit càng trở nên chuẩn hoá, hàn lâm hoá, được dùng trong các nghi lễ tôn giáo Hinduism, Jainism, và Phật giáo!

Những lời dạy của đức Phật vốn được thể hiện bằng ngôn ngữ Prakrit! Vậy còn Pali là cái gì!? Cái tên Pali nhằm mô tả loại ngôn ngữ được sử dụng trong các kinh văn Theravada – Phật giáo nguyên thuỷ, nhưng cái tên đó chưa từng bao giờ được lịch sử ghi nhận! Người ta biết đến Pali, gọi bằng tên Pali thực chất chỉ qua các kinh văn của Theravada. Pali với Sanskrit có một mối liên hệ tương đối gần, tập từ vựng gần như tương đương, nhưng ngữ pháp Pali đơn giản hơn! Hiểu nôm na, Pali chính là một cái “hoá thạch”! Hoá thạch của một sinh vật cổ thực ra là cục đá mang hình dạng con sinh vật đó, chứ bản thân cục đá đó không phải là sinh vật! Tương tự như vậy, Pali chính là Prakrit thời kỳ đức Phật hoằng pháp, nhưng trong khi Prakrit tiếp tục phát triển, trở thành nhiều ngôn ngữ khác (sinh ngữ), còn Pali dừng lại, bất động với thời gian (tử ngữ), trở thành một ngôn ngữ kinh viện để lưu truyền hậu thế!