serene – 3, part 3

here’re so many minor improves here and there, and lots of design considerations too, to maximize the usability of the kayak under various real – world conditions. The aft deck is lowered a bit, to facilitate climbing in the cockpit once thrown own by a complete capsize. There’re two deep – water reentry techniques that I was considering possible with this boat design. Wet – reentry has been a shortcoming of previous designs, being too slim and unstable to make an easy access.

This is not a kayak specially tailored for rolling, but Serene – 3 is designed with concerns of balance – brace and rollings in mind. At the moment, I’m not too sure about its capability to roll under full load and heavy sea conditions, but I’m quite confident for its easy recovering in brace actions. Also, the hatches’ design has been reviewed and modified, to improve their water – tight capability, I’m putting great hope in the new gaskets which would be made by silicone molding to accommodate the hatches.

Also, there would be 3 hatches, all big (no small day hatch) to better utilize the internal containing volume. The rudder design is also reviewed and altered, I need lighter pedaling, and quicker overall responsiveness for the rudder actions, a new type of rudder post, new layout for control cabling too. The electronic system would received a bunch of improves in building techniques, decoupling the whole system into several separable components, to make maintenance and repair easier later on.

định vị vô tuyến

rước khi các hệ thống định vị vệ tinh như GPS, GLONASS, Galileo, Bắc Đẩu, etc… ra đời thì phổ biến trong hàng hải và hàng không là khá nhiều các loại hệ thống định vị radio khác nhau, nhưng quan trọng nhất là Hyperbolic navigation. Nguyên tắc hoạt động: giả sử có 2 nguồn phát sóng A và B được đồng bộ hoá để phát đi những tín hiệu lệch nhau một khoảng thời gian cố định, vị trí của A & B trên bản đồ được biết trước. Thiết bị nhận (receiver) nhận và so sánh tín hiệu phát ra từ 2 nguồn A & B, và vẽ thành một đường cong hyperbol mà trên đó hiệu khoảng cách đến A & B là hằng số. Giao hai đường hyperbol (sử dụng thêm một nguồn phát thứ 3 là C) sẽ có được toạ độ hiện tại. Nguyên tắc chung như vậy, nhưng có rất nhiều hệ thống Hyperbolic navigation khác nhau:

Anh và Mỹ xây dựng hệ các thống GEELORAN. Liên Xô thì xây dựng các hệ thống CHAYKAALPHA. Từ khi định vị vệ tinh trở nên phổ biến thì định vị radio dần bị loại bỏ. Tất cả các trạm phát GEE, LORAN đã ngừng hoạt động từ hơn 20 năm nay. Tuy vậy, người Nga vẫn duy trì và tiếp tục phát triển các hệ thống CHAYKA và ALPHA đến tận bây giờ. Sau một loạt những sự cố hàng hải, hàng không gần đây, được cho là có liên quan đến hệ thống định vị toàn cầu, Anh và Mỹ đã chuẩn bị xây dựng lại hệ thống LORAN như trước, làm phương án dự phòng trong trường hợp GPS, GLONASS… không hoạt động vì một lý do nào đó. Độ chính xác của các hệ thống Hyperbolic navigation vào khoảng 50~100 m, tuy không tốt bằng định vị vệ tinh, nhưng vẫn đủ tốt cho đa số các mục đích sử dụng.

usa vs ussr

hủng hoảng con tin ở Beirut, 1985. Năm 1985, một tổ chức Hồi giáo cực đoan, một nhánh nhỏ của phong trào Hezbollah tại Ly-băng bắt cóc 4 nhà ngoại giao Liên Xô tại thủ đô Beirut. Khi đội đặc nhiệm Alpha của KGB được gởi sang hai ngày sau đó thì một nhà ngoại giao đã bị khủng bố sát hại. Sứ quán Liên Xô tiến hành đàm phán bí mật, đưa ra các lời đe doạ từ nhẹ tới nặng:

+ Anh biết ko, các siêu cường không thích chờ đợi. Chúng tôi nói thả người, thì các anh phải thả! => khủng bố im lặng

+ Chúng tôi đang tập trận, tên lửa nhiều khi cũng bay nhầm, trục trặc kỹ thuật vẫn hay xảy ra! => khủng bố cũng im lặng

Ngay sau đó, nhóm Alpha bắt cóc một người cháu của kẻ chủ mưu, cắt đầu và thiến anh ta, gởi hai bộ phận đó đến trong một cái hộp. 3 nhà ngoại giao Liên Xô còn lại được thả ngay lập tức sau đó! Từ đó, trong suốt 20 năm, khắp cả vùng Trung Đông, không ai dám bắt cóc các công dân Liên Xô nữa. Mãi hơn 20 năm sau, sự kiện 5 nhà ngoại giao Nga bị bắt cóc và sát hại tại Iraq năm 2006 (trước khi có thể tiến hành đàm phán). Putin ra lệnh “loại trừ’ những kẻ khủng bố bằng mọi cách, mọi giá.

Giới bình luận phương Tây nghi ngờ khả năng thực hiện lệnh này, vì Iraq năm 2006 không còn nằm trong vòng ảnh hưởng của Nga như trước. Thế nhưng bằng cách này hay cách khác, đến năm 2010, tất cả những ai có liên quan đến vụ sát hại các nhà ngoại giao Nga đều đã chết: bị bắt và xét xử, hay bị ám sát trong những hoàn cảnh không rõ ràng khác. Những sự kiện thực tế – facts, minh chứng cho những gì có thể làm bởi các cơ quan tình báo đối ngoại, không riêng gì nước nào.

Có những luồng ý kiến khác nhau về cách hành xử như thế. Một ý kiến cho rằng: như thế quá tàn bạo, quá khát máu, đánh khủng bố bằng những biện pháp tương tự, hay còn sắt máu hơn cả khủng bố. Đa số các cơ quan tình báo Tây phương đều cho rằng, đó chỉ có thể là Liên Xô và Nga, chứ phương Tây khó có thể làm như thế. Họ (phương Tây), trên một mặt nào đó, vẫn bị những “tiêu chuẩn lương tâm, đạo đức” chi phối và không thích tay mình dính quá nhiều máu (theo nghĩa đen).

Một ý kiến ngược lại: anh giết của tôi một người, tôi giết của anh một người, dù sao vẫn “công bằng”, và để ngõ khả năng hoá giải hận thù. Phương Tây không thích tay dính máu, họ thích dùng UAV bắn tên lửa từ xa hơn. Việc giết quá nhiều người vô tội, mà không có một đối tượng gây án cụ thể “có thể nhìn thấy” nào, dẫn tới việc các tổ chức khủng bố sẵn sàng hướng đến bất kỳ ai, dùng bất kỳ biện pháp nào để báo thù, và ngày càng trở nên điên cuồng hơn trong việc lựa chọn mục tiêu của chúng.

toán & tính

hớ lại ông thầy dạy Toán ở Đại học hồi xưa có nói rằng: cái thứ mà các anh đang học đó, ở cái “trường phổ thông trung học cấp 4” này, nó là “tính” chứ không phải là “toán”! Nhớ lại những ngày đang học lớp 13 hay 14 gì đó (modulo cho 12), câu nói đó đến tận giờ vẫn chẳng hề sai tí nào! Ở Việt Nam, số người làm “toán” thực sự, như GS Ngô Bảo Châu, chỉ đếm được trên đầu ngón tay mà thôi, mà lại là các ngón trên bàn tay của một thằng Yakuza ấy! Và những người như ông thì đa số đại chúng (>99%), chẳng thế éo nào mà hiểu cho được, dù chỉ là phần nhỏ!

Những gì chúng ta học ở cấp 3 và những năm đầu Đại học: vi tích phân, đạo hàm… phần lớn vẫn là “tính”, chúng ta được dạy nhân chia, cộng trừ, chuyển vế đổi dấu các kiểu. Nhưng ai “nhạy cảm” chút sẽ nhận ra rằng, từ “lý thuyết vành”, “lý thuyết trường”… trở đi không còn là “tính” nữa, đó là biểu diễn của thế giới thực qua những mô hình trừu tượng của Toán học. Cuộc phiêu lưu của thằng “Mít đặc” toán là tôi đây dừng lại ở đó, cũng có thể là xa hơn một chút, nhưng đủ để hiểu rằng, Toán nó hoàn toàn khác với Tính, Tính chỉ cần khả năng, Toán cần tài năng.

Ngày GS NBC được trao giải Fields, một người bạn hỏi tôi: liệu rằng lễ trao giải có thượng quốc kỳ, cử quốc ca hay ko!? Tôi nhìn vào mắt anh ấy, như thể nhìn vào một khoảng trống vô hồn, ko nói gì nhưng thầm nghĩ: hoá ra 5 năm ĐH ngành Toán chẳng có tí xíu ích lợi gì với con người này! Cái tư duy chưa vượt qua được luỹ tre làng ấy ko hiểu rằng, có những cộng đồng nhỏ chỉ vài trăm người nhưng uy tín và danh dự cá nhân của họ vượt lên trên ranh giới quốc gia, dân tộc! Hoặc giả như rằng những cái bản ngã nhỏ nhoi đó ko thể hiểu, hay ko muốn chấp nhận điều ấy!

Peter the Great

àng năm, vào ngày 30 tháng 7, sinh nhật của Sa hoàng Peter I (vừa qua), chiếc thuyền buồm nhỏ 400 năm tuổi này lại dẫn đầu đoàn diễu hành kỷ niệm Ngày thành lập Hải quân Nga trên sông Neva. Sau 400 năm, con thuyền 7m đóng bằng gỗ sồi này cỡi trên boong một con tàu khác chứ không thể tự bơi như trước. Tất cả chiến hạm của Hải quân Nga đều phải nghiêm chào khi con thuyền này đi qua. Peter I tìm thấy chiếc thuyền buồm trong nhà kho của ông nội, và học cách điều khiển nó năm 14 tuổi. Vài năm sau, ông tự tay đóng những chiếc thuyền buồm khác, “from keel to mast” – từ đáy lên tới đỉnh, và sau đó giong thuyền hàng trăm cây số trong bão tố trên vịnh Baltic, mặc cho bà mẹ của ông sợ hãi can ngăn.

Một cậu bé siêu tò mò và hiếu động, lập ra những “đại đội” đầu tiên từ các gia nhân, những người hầu cận của mình để chơi đánh trận giả. Hơn 3000 thiếu niên được huy động để lập nên hai trung đoàn: một đóng vai quân xanh, một đóng vai quân đỏ, và để xây dựng những pháo đài gỗ cho các trò chơi của cậu bé này. Ngày qua ngày, các chàng trai đó lớn dần lên, trò chơi trận giả ngày càng trở nên thật hơn. Đến một lúc, họ tập trận với gươm thật, súng thật, và từ đó trở thành 2 trung đoàn PreobrazhenskySemenovsky, đội ngự lâm quân của các Sa hoàng sau này. Những cậu bé chơi trận giả với Peter, về sau, đa số đều trở thành những sĩ quan thành danh trong các đơn vị quân đội khác nhau của vương quốc.

Không quan tâm nhiều đến sách vở, chỉ ham mê các trò chơi vận động. Nhưng ham thích thuyền buồm, nên đã học toán, học thiên văn để biết cách dùng kính lục phân (sextant), đã học nghề mộc, học cách tự may buồm, học cách rèn đúc đại bác, vũ khí, và tất cả những nghề nghiệp có liên quan khác. Năm 1697, lúc 25 tuổi, Peter du hành ẩn danh (incognito) qua nhiều quốc gia châu Âu, dừng chân 4 tháng ở Amsterdam để học nghề mộc đóng thuyền. Trong suốt thời gian 4 tháng này, ai gọi Peter là “bác cả” (thợ mộc) thì ông trả lời, còn ai gọi là “điện hạ”, “hoàng thượng” thì ông làm lơ không đáp. Peter đến Đức, Anh, Áo và nhiều quốc gia châu Âu khác, học hỏi mọi thứ có thể trên đường đi, nhất là những tiến bộ kỹ thuật!

Bản thân Peter thành thạo hơn 16 nghề, thành thạo thật sự chứ không phải chỉ làm cho có. Cuộc hành trình 2 năm ở châu Âu đã đem về Nga hàng chục ngàn đầu sách, đích thân Peter phỏng vấn và tuyển chọn gần 1000 chuyên gia nước ngoài để phục vụ cho việc đóng tàu, khai khoáng, luyện kim, chế tạo vũ khí, huấn luyện binh lính, etc… Họ được trả một mức lương hậu hĩnh để phục vụ trong quân đội, hải quân, trong chính quyền và các ngành nghề công nghiệp khác của Nga. Nên biết rằng lúc này châu Âu đã qua kỷ nguyên Ánh sáng và chuẩn bị bước vào kỷ nguyên Công nghiệp hoá, trong khi nước Nga vẫn còn là một quốc gia trung cổ cực kỳ lạc hậu, đơn thuần nông nghiệp dựa trên chế độ “nông nô” (serfdom).

Để mở mang bờ cõi, phía Nam, Peter xây dựng hạm đội biển Đen và gây chiến với Thổ Nhĩ Kỳ. Phía Bắc, ông lập nên hạm đội biển Baltic và tuyên chiến với Thuỵ Điển, quốc gia hùng mạnh nhất châu Âu lúc bấy giờ. Hai hạm đội này, lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga, mở được đường ra biển, giao thương với châu Âu và thế giới. Trước đó, người Nga hầu như chưa biết biển là gì! Peter khởi đầu với vị trí bombardier – pháo thủ, tự tay kéo pháo, tự tay nhồi đạn. Ông làm việc trên công trường đóng tàu như một người thợ mộc bình thường khác. Suốt mấy chục năm chinh chiến, ông được “thăng chức” bởi… chính các tướng lĩnh của ông, dần dần sau mỗi trận chiến, từ đại uý, đại tá và cuối cùng là đại tướng.

Mặc dù hiển nhiên, Sa hoàng mới thực sự là người chỉ huy cao nhất. Tất cả giống như là một vở kịch lớn, một trò chơi lớn, tiếp nối những trò chơi trận giả lúc nhỏ. Lúc đang xây dựng thành phố mới St. Peterburg, dự tính sẽ là thủ đô mới của nước Nga bên bờ vịnh Baltic, Peter sống trong một ngôi nhà gỗ 3 gian tạm bợ, với người vợ, sau này là nữ hoàng Catherine. Trong suốt nhiều năm, Catherine tự tay nấu ăn và giặt giũ, chăm sóc con cái, còn Peter tự tay làm vườn, họ sống như một cặp vợ chồng nông dân bình thường khác, trong căn nhà gỗ nhỏ thậm chí không có ống khói. Thư từ gởi đến và đi, đề tên là Peter Mikhailov, chứ không phải là Sa hoàng. Căn nhà này bây giờ trở thành một viện bảo tàng ở thành phố St. Peterburg.

Catherine, một phụ nữ gốc gác nông dân, “xuất thân hèn kém”, cả đời không biết đọc và viết, nhưng theo chồng Nam chinh Bắc chiến, chia xẻ mọi khó khăn, cực khổ, hiểm nguy trên chiến trường, nhiều khi còn tự tay nấu ăn cho lính tráng. Bà cứu mạng chồng mình trong một lần thua trận, bị quân Thổ Nhĩ Kỳ bao vây, bằng sự thông minh khôn khéo và can đảm của mình. Còn những khi chiến thắng trở về, Sa hoàng Peter, trong quân phục một đại uý, diễu hành qua cổng Khải hoàn môn ở Mát-cơ-va, đi phía sau những tướng lĩnh chỉ huy của ông như một người lính bình thường nhất. Giới quý tộc truyền thống Nga nhìn vào Hoàng đế của họ với tất cả những sự ngỡ ngàng, khó hiểu, xen lẫn với tức tối và bất mãn.

Công cuộc lột xác của nước Nga từ một nước nông nghiệp trung cổ lạc hậu, bước sang công nghiệp hoá trải qua nhiều đau đớn. Bản thân giới quý tộc không muốn từ bỏ các đặc quyền đặc lợi. Bản thân Nhà thờ Chính thống giáo không muốn mất đi các đất đai sở hữu và những quyền lợi khác. Peter đã ra lệnh tháo tất cả chuông của tất cả Nhà thờ trên toàn thể lãnh thổ Nga xuống để lấy đồng đúc súng đại bác, một hành động mà sau đó ông bị xem là “anti – Christ”. Giới quý tộc được lệnh phải văn minh hoá, phải học theo kiểu cách Tây phương. Áo choàng dài bị cắt ngắn, những hàm râu quai nón rậm rạp đặc trưng của quý tộc Nga bị cạo sạch, ai còn muốn để râu phải đóng “thuế râu”, phải trả một khoản tiền lớn.

Con em các nhà quý tộc và thơ lại được gởi đi châu Âu, học ngoại ngữ, học toán, học luyện kim, đóng tàu, kiến trúc, xây dựng, etc… và tất cả những ngành nghề cần thiết khác. Thể chế dựa trên đặc quyền, đặc lợi xa xưa dần dần bị bãi bỏ, tất cả được xây dựng lại trong một hệ thống dựa trên tài năng và công trạng. Thăng tiến trong chính quyền hoàn toàn dựa trên những thành quả đạt được. Và những đổi thay đó rất đau đớn, ở đây thể hiện một mặt khác trong cá tính con người Peter, một sự tàn bạo đến khát máu, sẵn sàng ra lệnh treo cổ hàng ngàn người chỉ trong một ngày, tất cả những ai dám chống đối, dám cản đường ông, tất cả chỉ để thực hiện cho bằng được chính sách “Duy tân” của mình.

Lịch sử nước Nga từ đó bước sang một trang khác, một kỷ nguyên khác, nổi lên như một siêu cường ở châu Âu. Cả châu Âu run sợ trước một thế lực mới, vừa văn minh hiện đại, vừa dã man tàn bạo! Không một ai có được vai trò như của Peter đối với nước Nga, trên tất cả các phương diện: khoa học, kỹ thuật, quân sự, văn hoá, thể chế luật pháp, chính quyền, kiến trúc, xây dựng, etc… Và cũng chỉ duy nhất một mình Peter được sử sách Nga chính thức gọi bằng cái tên: Piotr Veliki – Peter the Great – Peter vĩ đại. Tất cả được kể lại một cách hết sức chi tiết và sống động trong cuốn sách đồ sộ Peter the Great của Alexei Tolstoy, bản dịch tiếng Việt: Pie đệ nhất, một trong những cuốn sách yêu thích nhất của tôi lúc nhỏ.

thằng ngốc mùa hè và thằng ngốc mùa đông

ăn học, phim ảnh Nga thường có hình tượng “thằng ngốc”. Không biết có phải vì cái lãnh thổ quá rộng lớn của nước Nga, nhiều vùng xa biển, và do đó thiếu muối hay không, nhưng quả thực là văn hoá Nga có một chủ đề khá phổ biến, cũng khá đặc trưng, đó là chủ đề “thằng ngốc”. Một kiểu “mentally impaired”, một loại “abnormal personality trait”, hay một dạng khiếm khuyết về thần kinh, trí tuệ nào đó.

Họ phân biệt có hai dạng ngốc khác nhau, dạng thằng ngốc mùa hè: vừa thoáng thấy nó đi ngoài chợ, “nhặt lá, đá ống bơ”, khoa chân múa tay, nói năng la hét um sùm là đã biết ngay rằng nó ngốc! Dạng thứ hai gọi là thằng ngốc mùa đông, ngoài trời bão tuyết, phải chờ nó vào hẳn trong nhà, lột mũ, cởi áo khoác, ngồi nói chuyện vài câu rồi mới biết là nó ngốc! Ở Việt Nam, có khi phải ngồi nhậu với nó 4, 5 lần rồi mới biết nó ngốc! 😥