chánh niệm

Để tưởng nhớ bậc thầy “chánh niệm”, chi Từ Hiếu, nhánh Liễu Quán, phái Lâm Tế, Thiền tông, Đại thừa… người vừa rời cõi tạm! Giờ ai cũng nhắc như vẹt “chánh niệm”, cái “chánh” áp cuối trong “Bát chánh đạo”.

Chữ “niệm” này, chiết tự ra, trên là chữ “kim” – – hiện tại, lúc này, dưới là chữ “tâm” – – tâm hồn, tâm trí. Nên “niệm” có phải là cái tâm của bản thân, ngay tại đây, ngay lúc này không!? Nói thì dễ, nhưng làm siêu khó… 😢

viết cho 3///

Tôi không thích dùng từ ngữ bao đồng, xúc phạm, vì ở đâu, giới nào cũng luôn có người này, người khác (trong tất cả mọi phe phái). Nhưng thời gian đã qua đi gần nửa thế kỷ, những sự thật lịch sử hiển nhiên, nhiều người vẫn không muốn thừa nhận, hay tìm cách làm sai lệch nó đi! Dưới đây là bức tranh toàn cảnh sân khấu chính trị miền Nam Việt Nam, nói thật ra, Hà Nội có sách lược từng bước, từng bước, hết sức rõ ràng:

Bước 1: lật chế độ Diệm: độc tài, gia đình trị, thiên vị tôn giáo, ngu dốt và tàn ác. Được dựng lên bằng một cuộc bầu cử gian lận, nhưng ít nhất người Mỹ cũng có thể “lu loa” với thế giới rằng đây là một chế độ “bầu”!

Bước 2: ai ra ứng cử thổng thống, thủ tướng với tư cách “dân sự” là kêu biệt động thành đi ám sát, ví dụ như vụ GS Nguyễn Văn Bông. Việc này “chính sử” đã thừa nhận, chẳng có gì phải ngại mà không công khai thông tin.

Bước 3: chính giới SG chỉ còn lại các tướng lĩnh, mà các ông này thì chẳng ai chịu ai. Điển hình như vụ Thiệu, Kỳ & Nguyễn Chánh Thi, cánh miền Nam & cánh miền Trung đánh nhau năm 66 ở Đà Nẵng, hàng trăm lính thương vong!

Bước 4: dùng phong trào đấu tranh Sinh Viên và Phật Giáo, đòi hỏi một chế độ “dân sự”. Nhưng trong một cái bẫy đã giương sẵn thì người Mỹ kiếm đâu ra một “chế độ dân sự”, trước sau chỉ có “quân phiệt, độc tài” thôi!

Bốn bước trên làm cho miền Nam không bao giờ có được một chế độ dân cử, dân bầu, trước sau đều là các “chính phủ tạm thời” cho giới tướng lĩnh đảm nhiệm. Như thế, tính “chính danh” của VNCH gần như là không có, vì đó có phải là một chính phủ dân bầu đâu!? Nói trắng ra, là gì nếu không phải là một bộ máy quân sự cho người Mỹ tạo dựng lên, bơm tiền nuôi sống và giật dây điều khiển!? Mà sự thật trước sau cũng chỉ có thế!

Ngay trong giới quân phiệt cũng không đồng nhất! Thành phần già như Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn… tương đối có tư cách, không muốn dính líu quá sâu với người Mỹ, thậm chí muốn đàm phán hoà bình với MTGP. Thấy không thể chống cộng với các tướng lĩnh già, Mỹ giật dây cho các tướng trẻ lên nắm quyền. Từ 1963 đến 1973, trong 10 năm có 10 cuộc đảo chính khác nhau, chẳng lúc nào yên, tình hình như thế chỉ có lợi cho MTGP.

Lúc đảo chính họ Ngô, ông Nguyễn Văn Thiệu mới là… đại tá – sư trưởng, 40 tuổi, ông Nguyễn Cao Kỳ còn là… trung tá, 33 tuổi, 4 năm sau thì một người trở thành tổng thống, một người thành thủ tướng, ở cái độ tuổi… trên dưới 40 (!!!). Trong những thể chế chính trị thông thường khác thì phải hơn 20 năm sau nữa, các ông ấy mới “đủ tuổi” để ngồi vào hai cái ghế ấy! Nên nói cho đúng chỉ là một junta – tập đoàn tướng lĩnh tay sai mà thôi!

Phật giáo thời gian đầu giữ lập trường không can thiệp chính trị vốn có của họ. Nhưng trước thực trạng bị đàn áp, sát hại quá nhiều, nên họ mới phải cử người ra đấu tranh, trước sau đều bằng các biện pháp bất bạo động kiểu Gandhi! Tại thời điểm 1963, ông Trí Quang cũng chỉ 40 tuổi, trong hàng giáo phẩm Phật giáo mới ở cỡ… trung bình, các ông “boss” thực sự như Thích Tịnh Khiết, Thích Đôn Hậu, etc… vẫn còn chưa ra mặt.

1000 người chết trên chiến trường chỉ là một con số, đôi khi chẳng ai biết đến! Nhưng một cái chết như của hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu lại làm rung chuyển thế giới, đánh thức lương tâm loài người! Rất nhiều lực lượng khác nhau, gần như là toàn XH: một số là CS, một số thân CS, một số có liên hệ với CS, một số chẳng dính gì đến CS, tất cả đều cùng đấu tranh, đó là phản ứng chung, hiển nhiên trong tình trạng xã hội dầu sôi lửa bỏng!

Nên nói các bạn “ba que”, người Mỹ không hiểu Việt Nam đã đành, các bạn mang tiếng là người Việt Nam, sống trong lòng dân tộc, mà các bạn chẳng hiểu éo gì về dân tộc. Đương thời, các bạn chẳng đại diện được cho đa số dân chúng, còn đến lúc thua rồi cũng không biết vì sao mà thua, lại còn cay cú đơm đặt, hoang tưởng! Cũng còn may là đất nước, dân tộc này vẫn còn những nguồn nội lực âm thầm & thâm hậu khác!

người đàn bà hát

Ôi giấc mơ qua,
Mộng đời phiêu lãng giang hồ.
Sống trong lòng người đẹp Tô châu!
Hay là chết bên dòng sông Danube?

Thỉnh thoảng lại post một bài để tự gợi nhớ mình về “người phụ nữ của lòng tôi” 😀, người phải được đặt cái tên: người đàn bà hátla femme qui chante. Rất nhiều nữ ca sĩ Việt Nam “tự cổ chí kim” muốn giành giật, cũng đã có người tự tiện vơ về mình cái mỹ hiệu đó.

Bên cầu biên giới - Thái Thanh 
Xuân và tuổi trẻ - Thái Thanh 

Theo tôi chẳng có ai xứng đáng cả (đàn bà thì có, mà hát thì không), không một ai ngoại trừ Thái Thanh. Tôi chưa gặp Thái Thanh lần nào cả… hãy nghĩ rằng cô ấy trẻ, đẹp và đằm thắm như giọng hát của cô, và chỉ giữ lại từng đó thôi…, đó là lời của thiền sư Thích Nhất Hạnh khi nói về tiếng hát trên trời Thái Thanh.

the vietnamese & american conscience

釋一行禅師
付法偈

一向逢春得健行
行當無念亦無諍
心燈若照其元體
妙法東西可自成

Previously in one of my post, I’d mentioned about Nẻo về của ý – a writing of Thích Nhất Hạnh. The monk has become a big figure in Buddhism community, at least as seen by Westerner. He is now considered to be one of the two most influential leaders of Buddhism, beside the famous Dalai Lama.

…I think we have the Statue of Liberty on the East Coast, but in the name of freedom, people have done a lot of damage. I think we have to build a Statue of Responsibility on the West Coast in order to counter-balance…

Originated from Từ Hiếu, the most ancient pagoda in Huế, his life has been a realization of what had been fore-told as a kind of prophecy in the hand-down poem from his own master (the last two lines on the right – which could be literally translated as: If the lamp of our mind shines light on its own nature, Then the wonderful transmission of the Dharma will be realized in both East and West. Recently, he gave this interesting talk at the (US) Congress:

nẻo về của ý

Sitting in a sand-pit, life is a short trip,
The music for the mad man…

Thung lũng xưa, hoa trắng, thông xanh tươi và gió mơn man. Thung lũng xưa, những nghịch ngợm và mộng mơ của tuổi nhỏ. Nơi lũ nhỏ chúng tôi đã chơi đùa tự do tự tại, nơi chúng tôi đã đối diện thiên nhiên và những buồn vui của lòng mình. Văn thơ, Đường thi, tất cả những màu sắc phong phú trong thế giới tuổi thơ tôi đã được thêm vào để xây dựng nên cái không gian mơ mộng ấy, cái tôi gọi một thiên đường đã mất.

Ở đấy, trong cái nóng oi bức của mùa hè, tôi đã cảm được tất cả những day dứt, bực bội, mâu thuẫn và phiền toái mà tôi đang chịu những năm tháng về sau. Ở đấy, trong cái lạnh của mùa đông, tôi tìm được cho mình những an ủi, những hoài niệm sâu kín đã giúp tôi đứng vững qua những tháng năm trần trụi này. Ở đấy, tôi đã đối diện với biển khơi để thấy được cái nhỏ nhoi của con người mình, ở đấy, trên những buồn vui, tôi đã nhận ra mỗi chúng ta là một thế giới vô cùng rộng lớn và phong phú. Đấy là nơi mà trong số bạn bè chúng tôi, dù có người chẳng còn mảy may nhớ nữa, vẫn còn nhắc đến với niềm trân trọng.

Một nơi thực có mà cũng chỉ có trong tưởng tượng. Một thiên thai, suối mơ trong lòng đứa trẻ lúc bấy giờ là tôi phải chăng là quá sớm, nhưng những tưởng rằng chúng ta chỉ thực sự hạnh phúc khi có thời gian và không gian để sống cho riêng mình, sống cho tất cả những góc cạnh nhỏ bé sâu thẳm trong tâm hồn chúng ta, để biết được rằng: đã có một mùa đào dòng ngày tháng chưa tàn qua một lần.

Nhớ lại quán nhỏ bìa rừng, nơi chúng ta đã vui cười bay hết những tháng năm tươi trẻ, và những gì của hiện tại, là gì nếu chẳng phải là chúng ta đang bỏ phí thời gian, cho đến khi thời gian phí bỏ chúng ta? Không phải chỉ sau nhiều mệt mỏi trong cuộc đời, tôi mới lại mơ tưởng về nơi ấy. Không phải chỉ những lúc chán chường với mọi điều, tôi mới nhớ lại về quãng thời gian ngày xưa. Tưởng rằng đã quên mất hẳn rồi, giấc mơ con thuyền dập dềnh trên sóng nước. Tưởng rằng đã không còn nhớ nữa, con đường se sắt gió đông, mưa và lá bay như trút, dáng em đi về phía mịt mù.

Tưởng rằng đã quên chúng ta có một thời như vậy, nhưng mãi mãi chúng ta là như vậy, mơ mộng và mong manh. Bao giờ chúng ta mới biết cách đối diện với chính mình, đối diện với cái bản ngã của quá khứ, của hiện tại và vị lai. Biết đến bao giờ chúng ta mới hiểu ra và biết yêu thương đứa trẻ nhỏ nhoi trong mỗi chúng ta, bởi vì nó mãi là tuổi thơ ngây. Chúng ta vẫn phải sống những ngày tháng của hiện tại và tương lại, và cũng phải cố học cách bỏ lại sau lưng những nỗi đau để mà đi tiếp, nhưng cái hạnh phúc xa xôi ấy lại càng xa hơn. Không ai còn nhớ cái ngày ban đầu ấy nữa!

Cái ngày ban đầu nào ấy nhỉ, các bạn sẽ hỏi tôi. Cái ngày ban đầu của vườn địa đàng đã mất, cái ngày Adam và Eva gặp nhau, cái ngày Adam và Eva đèo nhau đi trên chiếc xe đạp cũ …. Các bạn sẽ nghĩ tôi là người ngủ mơ khi nói tất cả những điều này, nhưng thực sự chúng ta là như vậy, mọi thứ có là vì nhau mà có, còn không vì nhau nữa thì nên có để làm gì. Một bức tranh hoàn tất tỉ mỉ và một bức phác họa đều khổ đau như nhau. Chúng ta những tưởng rằng chúng là những phản ánh của hiện thực xung quanh chúng ta, nhưng biết đâu đấy chỉ là hiện thực về cái tâm phản ánh này của chính mình.

Dâu bể thời gian khiến cho nơi ấy chắc không còn như xưa, nhưng nơi ấy vẫn nguyên sơ như ngày nào trên nẻo về của ý. Ngày nào tâm thức tôi còn phiêu dạt, còn hoang mang và mộng mị thì ngày đó tôi còn nuôi mơ ước trở về.

TKXuyên 2005/05/25