pin

hững đột phá mang tính cách mạng trong công nghệ pin đã hình thành, giờ nó đẩy cả tàu hoả, không phải chỉ xe hơi, xe tải. Tương lai đẩy cả máy bay, tàu thuỷ không phải là chuyện viễn tưởng! Thôi, em “khăn gói quả mướp” sang “Đại Đường đông thổ” đi “thỉnh kinh” đây! Việt Nam vẫn còn mãi mê mơ mộng Trạng Tí với Thánh Gióng… 😞 Người Trung Quốc giỏi thì phải thừa nhận là họ giỏi, để còn coi học hỏi, bắt chước thế nào, chứ nhiều người chỉ thích nói phủi: ah có gì đâu, chẳng qua có nhiều tiền nên nó làm được thôi! Câu đó theo tôi thấy, so với câu: ai biểu đeo vàng chi cho nó cướp thì cũng giống hệt nhau. Về tư cách, cũng một loại người đó thôi, chẳng có khác gì!

Mà không trách được, từ xưa, CIA nó đã dạy bài như thế, in thành cẩm nang đào tạo người hẳn hỏi, ví dụ như: với Bắc Việt, cứ xoáy vào vấn đề Trung Quốc, nào là đất đai tổ tiên để lại, nói bừa lên lên thế để quên đi một cái thực tế rằng chỉ có độ chục ngàn chuyên gia Trung Quốc ở Bắc Việt, chứ không phải là nửa triệu quân Mỹ như ở miền Nam. Cái kiểu nói năng càn quấy ấy, chúng nó dạy lẫn nhau, dạy mãi đến mấy chục năm sau, giờ không còn nhớ ra ai đã dạy chúng nó, cứ như thế mà làm thôi. Miệng thì nói yêu nước, ghét Trung Quốc, nhưng thực chất là xỉa xói, kèn cựa vùng miền với nhau, toàn lưu manh vặt. Đấy, ngay từ đầu là chính tâm, thành ý vất đi rồi, khỏi cần nói chuyện khác!

boat automation

iếp tục nâng cấp, chỉnh lý, có vẻ như dần đi về phương pháp đúng, gắn thêm 2 cái mạch BMS – battery management system… Điện tử tàu thuyền có những tiến bộ khác xa trước kia: AIS, Radar solid state, Sonar, etc… tất cả kết nối mạng quy về 1 máy tính trung tâm xài Raspberries.

“Home Automation” là xưa rồi, giờ là “Boat automation”, vấn đề là “Home” nằm ở đâu thôi, nhưng ở đâu thì cũng không phải kiểu tào lao Đen Vâu! 🙂 Haiza, “đăng sơn viễn vọng”… sợ là không có thời gian để học biết hết… 🙁

Putin

ọi người đều biết là tôi thích văn hoá Nga, nhưng là nói chuyện văn hoá thôi, không nói chuyện khác nhé! Nhân ngày anh Ngô Bi Đen lên thay anh Đỗ Nam Trung! 😅 😅



VN, siêu cường về bệnh tâm thần

gược dòng lịch sử 40 năm trước, một chuyện mà người nước ngoài biết được chắc cười lăn lộn. Là người Việt cũng phải cảm thấy xấu hổ, không biết chui vào đâu! Chuyện bắt đầu từ một dòng chữ Hán viết trên cái bình gốm Chu Đậu trong một bảo tàng ở Thổ Nhĩ Kỳ: Thái Hòa bát niên Nam Sách châu tượng nhân Bùi thị hý bút. Câu này ai học chữ Hán vài năm đều biết chỉ có một cách hiểu duy nhất: năm Thái Hoà thứ 8, thợ người Nam Sách họ Bùi vẽ chơi. “Hý bút” là cách dùng thông dụng, mang tính chất như ký tên: vẽ chơi, viết chơi, phóng bút, rất nhiều đồ cổ, thư hoạ có cách dùng “hý bút” này. Còn “Bùi thị” tức họ Bùi, tương tự như: Phan thị, Thiệu thị huynh đệ… Thế nhưng một ông giám đốc bảo tàng cấp tỉnh lại muốn hiểu nó là: người thợ Nam Sách tên là Bùi Thị Hý viết.

Để “chứng minh” việc bà tổ làng nghề gốm Chu Đậu, “nữ nghệ nhân Bùi Thị Hý” là có thật, ông này đã dày công nguỵ tạo rất nhiều “chứng cứ” như bia đá, gia phả, etc… nhưng ngay lập tức bị giới chuyên môn bác bỏ vì nguỵ tạo vụng về, thô thiển. Sự việc trở nên hài hước khi người ta phát hiện ra một số món đồ cũng ký tên tương tự, như “Trang thị hý bút”. Cứ theo cách hiểu đó, sẽ có nhiều nghệ nhân: Trang thị Hý, Trần thị Hý, Lê thị Hý… 😃 một làng nghề gồm toàn nữ nghệ nhân mang cái tên “Hý”! Câu chuyện không dừng ở đó, và bắt đầu nhuốm màu tiền bạc, khi người ta muốn gây dựng thương hiệu Chu Đậu. Thế là bịa ra một bà tổ nghề tên là Bùi thị Hý, có lai lịch, chồng con, bia mộ, để lại rất nhiều đồ vật như bảo kiếm, la bàn đi biển.

Hoang đường đến mức vẽ ra hình ảnh một nữ CEO ngành gốm sứ, có sự nghiệp thành công xán lạn, sở hữu hạm đội thương thuyền lớn như Maersk SeaLand bây giờ, dong buồm qua tận Thổ Nhĩ Kỳ đi giao hàng. Từ một chữ vì dốt mà hiểu sai, đến việc nguỵ tạo chứng cứ để bao biện cái sai, đến việc hoang tưởng Bùi thị Hý là bạn với con gái Trịnh Hoà (Trịnh Hoà là hoạn quan từ lúc còn nhỏ, làm gì có con), rồi thuyền Việt đi qua tận đất Thổ. Ai hiểu lịch sử hằng hải đều rõ một điều là thương thuyền VN đi xa nhất chỉ đến Sing, Thái, mà điều đó hơn 300 năm sau mới làm được. Nói để mọi người hiểu dân trí Việt Nam ở mức nào, có những người sẵn sàng ăn không nói có, bịa đặt đủ thứ chuyện, sẵn sàng làm bất cứ điều gì chỉ để chứng minh “tôi đúng”, một cái tôi cùng cực ngu dốt, quái đản và bệnh hoạn!

Haiza, nói quả không sai: VN là siêu cường về bệnh tâm thần! Vốn dĩ việc hiểu sai một vài chữ không có gì là quan trọng, Hán tự không dành cho mọi người, không biết cũng không sao, để việc cho người có chuyên môn làm. Nhưng đằng này cái “chấp ngã”, “chấp mê” quá lớn, từ một việc nhỏ, phí phạm cả đời làm chuyện gian trá, lưu manh, những người như thế, ai đã hiểu rõ thì biết rằng, chỉ có thể cách ly, đừng lại gần là hơn. Một chút lịch sử: thời gian đó, nhà Minh thực hiện chính sách bế quan toả cảng, nguồn cung hàng gốm sứ tinh xảo bị gián đoạn. Thương nhân các nước bèn quay sang các nước láng giềng như VN tìm nguồn cung mới. Gốm Chu Đậu, dù có nhiều nét đặc sắc riêng, vẫn chưa đạt đến trình độ như TQ. Đến sau, nhà Minh mở cửa trở lại, gốm Chu Đậu không cạnh tranh nổi, thế là lụi tàn!

nguyễn bính

Rồi đây sóng gió ngang sông,
Đầy thuyền hận, chị lo không tới bờ.
Miếu thiêng vụng kén người thờ…

acebook nhắc ngày này năm trước… Người có ảnh hưởng lớn nhất tới giới sáng tác Bolero, ấy có lẽ là… Nguyễn Bính. Chính cái phong cách dân gian, gần gũi ấy nên gây được cảm tình, cảm hứng cho rất nhiều loại độc giả khác nhau, từ bình dân cho tới sang trọng. Ngôn từ thi ca của Nguyễn Bính được bắt gặp lặp lại trong vô số thể loại âm nhạc!

Điều có vẻ hiển nhiên mà ít người nhận ra: 2 người cùng nói 1 câu giống nhau, không có nghĩa là 2 người đó… giống nhau (chỉ là nói thôi mà, nói gì không được, mở miệng từ bi, hỷ xã đâu có nghĩa tôi là Đức Phật!) Ấy nên cái sự bình dân của Nguyễn Bính nó khác xa cái “bình dân” học lóm của bolero, có nhiều điều “vẹt” không thể hiểu được! 😃

bùa chú

ói chuyện lồng tiếng phim Hồng Kông ở bên hông Chợ Lớn, từ hồi còn nhỏ xíu, hễ mà nghe lồng tiếng kiểu đó là tôi tắt TV không xem. Xin nói rõ là tôi không có ác cảm gì với người Hoa Chợ Lớn, ngược lại còn thích họ rất nhiều! Nhưng mà lồng tiếng như vậy là không xem, không nghe, có hai lý do: thứ nhất là nghe phải cho ra tiếng Việt, dở cũng được nhưng phải là tiếng Việt, thứ 2 là phải hiểu thấu đáo về văn hoá cổ truyền TQ, trích dẫn cổ văn trong phim lồng tiếng, thuyết minh không câu nào là không sai, vì người lồng tiếng thực ra không biết gì về cổ văn. Riết rồi xem phim lồng tiếng, đọc trích dẫn cổ văn giống y như nghe pháp sư đọc sấm ký, bùa chú!

Rồi giờ đọc sách báo cũng thấy cũng y chang như vậy, dịch từ tiếng Anh sang, đọc là biết người dịch không hiểu gì, viết như bùa chú! Haiza, tiếng Hoa khó không nói, học tiếng Anh bao năm rồi thấy “công phu” cũng chỉ có thế. Hãi nhất bây giờ là nhiều sách báo viết thuần tiếng Việt mà đọc mãi cũng không hiểu nói gì, nghe cũng như bùa chú, hay là mình quá dốt chăng!? Tiếng Anh, tiếng Hoa xa lạ, khó khăn không kể, đằng này tiếng mẹ đẻ cũng vậy! Nhiều người thực ra không bao giờ hiểu được tôi khó chỗ nào, là từ những cái nhỏ như thế: tiếng Việt tào lao không nghe, nhạc tào lao không nghe, chuyện tào lao không nghe… miễn nhiễm với những thứ xàm xí! 😀

Sven Yrvind

gười phát minh ra cái Bris Sextant, 81 tuổi, đang ở ngày thứ 78 xuyên Đại tây dương, “trong” cái “yellow submarine” – “tàu ngầm màu vàng”, kích thước 5.8×1.2m. Sven Yrvind bị chứng dyslexia, hội chứng khiến ông viết/đọc rất khó khăn, thế rồi dẫn đến vô số rắc rối khi hoà nhập xã hội.

Con người đọc/viết khó khăn, những kỹ năng rất cơ bản, 50 năm sau, có vô số phát minh và xuất bản 5 cuốn sách, lần nữa khẳng định “thông minh” đôi khi chẳng liên quan đến ngôn ngữ, và những người có chút kỹ năng “xào xáo ngôn từ” chẳng qua là tự họ cho rằng mình “thông minh” mà thôi! 😀

Cô gái Sài Gòn đi tải đạn

hần bè đệm hay tuyệt, chỉ có 1 sáo, 1 sanh tiền, 1 đàn nguyệt, và 1 nhạc cụ bass có lẽ là cello, toàn acoustic. Nói tới nói lui thì dĩ nhiên khó tránh liên quan đến chính trị, lịch sử, etc… nhưng ai đọc kỹ sẽ biết, tôi luôn chỉ nói nghiêm chỉnh về văn hoá, chả mấy liên quan đến lịch sử, chính trị!

Cô gái Sài Gòn đi tải đạn 

Sáng tác: Lư Nhất Vũ
Trình bày: Vũ Dậu, Thanh Huyền & Đoàn ca múa nhạc dân tộc TW

Âm nhạc nó phải có sự sáng tạo, mà muốn sáng tạo phải có cảm xúc chân thành. Còn những kiểu như Jack, KCIM, etc… bây giờ là công nghệ lăng-xê, hàng công nghiệp làm gì có cảm xúc, và về nhạc chính là 1 dạng bolero mới, toàn mấy câu vọng cổ siêu đơn giản, ngang phè mà cứ làm mãi! 😢

xăm – 2021

賈島 – 寄韓潮州愈

一夕瘴烟風卷盡
月明初上浪西樓

Nhất tịch chướng yên phong quyển tận, Nguyệt minh sơ thướng Lãng Tây lâu.

Một đêm gió thổi, khói tan, Lầu Lãng Tây, ánh trăng vàng hiện ra.

âu ko bốc quẻ xăm nào, những ngày cuối năm, nghĩ tới những việc dự định sẽ làm, bèn đem 100 câu “Đường thi thiêm” đã làm trước đây ra, dùng điện thoại phát sinh 1 số ngẫu nhiên, bốc được ngay 1 câu của Giả Đảo. Đang nghĩ xem là điềm gì, là ý gì đây!? 🙂 🙂

lại… giáo dục

hông ăn thua đâu, tôi biết nhiều người Việt ở Mỹ hơn 40 năm, đi từ khi còn rất trẻ, học được văn minh nhiều thứ, nhưng bản chất vẫn không thay đổi được mấy! Để thay đổi những điều nằm trong máu mà chỉ có ba cái “phương pháp” này là không ăn thua!

Huống hồ gì Việt Nam bây giờ, thấy toàn là những thứ: ngày xưa em học đến 2 năm lớp 4 và 3 năm lớp 5 lận, làm sao mà viết sai chính tả được? Viết chữ nào cũng sai, câu nào cũng sai mà cứ hễ mở miệng ra là nói chuyện đạo lý, lương tâm, lý tưởng, giáo dục chứ phải… 😅