Muôn dặm đường đi núi lẫn đồi,
Bên non cỏ nội tiễn đưa người.
Ai tài kéo nước nghìn năm lại?
Trăm trận còn tên một lũy thôi.
征戰空存一壘名
áng hôm đó dậy thật sớm, lang thang ở vùng vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan… thật là phong cảnh hữu tình, trời mấy hôm đó cũng thật tuyệt! Phải đi sâu vào phía trong thì mới hiểu tại sao đầm Ô Loan từ xưa đã được gọi là danh thắng, chứ đứng ngoài QL1 sẽ không thấy được gì! Loay hoay cả thời gian dài, không quyết định được nên làm con chim dậy sớm (early bird 🦜) hay là nên làm con sâu dậy muộn (sleeping worm 🐛)… 🙂
áng hôm đó ở Sapa, quán cafe bàn bên cạnh, cô gái trẻ ôm cái máy ảnh, bắt chuyện với mình, “mở bài” rất Tây nhé: cái ngày đó sắp đến rồi anh à! Tôi ngạc nhiên hỏi lại: ngày gì hả em? Cô gái trả lời: cái ngày mà em sẽ chụp được một bức ảnh để đời về Sapa, sẽ nổi tiếng thế giới! Tôi “đứng hình” một lúc: ừ, em nói như thế thì anh phải tin thôi! Đến tận bây giờ vẫn phân vân, ko biết ra làm sao, trên Face nhìn cũng có vẻ xinh đẹp, học thức… 😅
ăm đó lang thang vùng Chi Lăng này, đi tìm cái “Ải Chi Lăng”… QL1 mới xây không trùng với con đường cũ, người ta xây mới 1 cái “Chi Lăng” giả, cái “thật” nằm trong xóm núi. Đi vào trong vùng đồi núi đá vôi chuyên trồng na, mua và ăn tại chỗ từ người dân, hàng trăm hệ thống ròng rọc đu từ trên núi xuống, chuyển hàng hoá trên những địa hình dốc đứng!
Có vài điều đáng lưu ý về những người Kinh sống ở những vùng núi, trung du này, đa số di cư lên từ vài chục năm trước, một số từ đồng bằng lên đây đã vài thế hệ, một số là người Tày, Nùng. Thế nên họ bảo lưu 1 kiểu văn hoá Việt hoàn toàn khác, thành thật, vững chãi, đáng tin cậy, khác hẳn cái loại văn hoá bắng nhắng, liếng thoắng ta thấy ở đồng bằng bây giờ… 😢
Tất cả mùa xuân rộn rã đi,
Xa xôi người có nhớ thương gì?
Sông xưa chảy mãi làm đôi ngả,
Ta biết xuân nhau có một thì…
áng 4h30 thức dậy, chạy 1 vòng quanh hồ Xuân Hương, rồi về ghé cafe Tùng sau lưng chợ Đà Lạt. Bà chủ quán tinh ý, thấy mình vào là đổi sang nhạc Pháp:
J’ai quitté mon pays, J’ai quitté ma maison
các kiểu, ngồi 1 lúc là các thành phần tri thức, nghệ sĩ vườn của Đà Lạt sẽ tụ họp về đây, tám chuyện trên trời dưới đất! Haiza 1 thời tự thấy mình cũng “petite bourgeoisie” – tiểu tư sản kinh!!! 😀
huyện chẳng “hay ho” gì, nên bây giờ mới kể… Năm đó, đi thăm nhà thờ Chính toà thành phố Nam Định xong, định đi tiếp về Phát Diệm gần đó, thấy có quán cafe nên tấp vào ngồi nghỉ một lát. Trong quán có 3 cô gái, 1 cô rất trẻ, xinh và ăn mặc rất thời trang (đây rõ ràng là một con “chim mồi”), hai cô kia trông có vẻ già dặn, trãi đời hơn tí. Ngồi một lúc, nói một vài câu là hiểu ngay họ định rủ mình đi đâu rồi!
Nhưng mà nhỏ nhẹ, lịch sự và khéo vô cùng, chèo kéo, nài nỉ, khéo và ngọt, ấy thế nên mình… lại không nỡ xẳng giọng. Sợ thì không sợ, nhưng thừa hiểu cái bẫy giăng ra có thể sập xuống bất cứ lúc nào! Đi thì bị níu lại, nhất định không cho đi, nên cũng đành phải nhỏ nhẹ, pha lẫn với khôi hài: Nàng buông vạt áo anh ra, Để anh đi chợ kẻo mà chợ trưa
. Cô gái trẻ cười khì khì: em tha cho anh đấy! 😀 kaka
ữa sáng đầu tiên ở Sapa, chưa chụp được bức ảnh nào thì đã ngã dập mặt, bể cái ống kính! 😞 Lò mò tự tháo ra, bên trong gãy 2, 3 chi tiết, “tài lanh” một hồi (dùng keo con voi) ráp lại thì vẫn chụp được ảnh như này! Về SG, đem vô chính hãng, hãng bảo phải gởi đi Sing, tiền sửa + tiền ship = tiền ống kính mới, thôi để vậy xài luôn, vẫn xài tốt đến giờ, nhưng phải “hiểu” nó, phải có “mẹo” 1 chút… 🙂
hân chuyện các công trình xây dựng ở Mã Pí Lèng, Đồng Văn, Mèo Vạc… gần đây. Giống như kiểu bạn đi về miền quê gặp được một cô sơn nữ rất đẹp, xao xuyến vô cùng. Ít lâu thì được tin cô ấy lấy chồng, trong lòng không khỏi bất bình: vô lý, không thể như thế, thằng chồng gớm chết.v.v. hoặc cực đoan hơn: không được, cô ấy là của tôi! Haiza, gái lớn người ta phải lấy chồng chứ!
Còn thằng chồng ấy như thế nào, có “tảo hôn” không, có hợp với pháp luật, với thuần phong mỹ tục không… lại là chuyện khác! Năm 2016 trèo lên cái Đồn Cao ở ngay trung tâm trị trấn Đồng Văn này, ngồi ngắm hoàng hôn! Đúng là rất cao, đường bê-tông nhỏ, dốc, xe máy không lên được, leo bộ muốn rạc cẳng. Ai lên rồi mới thấy, làm cái thang máy đứng từ chợ Đồng Văn thẳng lên đỉnh núi cũng là hợp lý!
ói thật là, leo lên đây, đỉnh “Pháo đài”, đảo Cát Bà, khoảng 5h chiều, mặt trời đang lặn, lên là đã thấy mấy chục anh chị toàn Tây, như mấy con khỉ bu trên cục đá 😀 im lặng hoàn toàn, thẫn thờ ngắm hoàng hôn, ko ai phát ra tiếng động nào! Như tiếng Anh gọi là “breath-taking” hay là “jaw-dropping” ấy, quả đúng là như thế! Dĩ nhiên là tôi hoàn toàn chia xẻ cái cảm giác “trên đỉnh bình yên”, nhưng ko thích hiệu ứng bầy đàn, thế nên chụp vài kiểu rồi xuống 😀