sơn ca 10

Các ca khúc của băng nhạc Sơn ca 10 này đã post rải rác khắp nơi trên blog của tôi, nay tập hợp lại đầy đủ thành một bộ 18 bài hoàn chỉnh. Không cần phải nói thêm dài dòng, lời giới thiệu ở đầu băng nhạc, một cách khá ngắn gọn nhưng rất chính xác, đã nói thay tất cả: Hân hạnh giới thiệu một chương trình ca nhạc đặc biệt, Sơn Ca số 10, với tiếng hát Thái Thanh và ban hợp ca Thăng Long, qua những ca khúc tuyển chọn, từng làm rung cảm cả một dân tộc, thấm sâu vào lòng đất nước và tạo thành danh, tiếng hát Thái Thanh và ban hợp ca Thăng Long!

Sơn ca 10 - lời giới thiệu 

Mặt A

1. Các anh đi - Văn Phụng - Thái Thanh 
2. Nhớ người ra đi - Phạm Duy - Thái Thanh 
3. Sáng rừng - Phạm Đình Chương - ban Thăng Long 
4. Về mái nhà xưa - Nguyễn Văn Đông - Thái Thanh 
5. Những bước chân âm thầm - Y Vân - Kim Tuấn - ban Thăng Long 
6. Đêm ngắn tình dài - Dương Thiệu Tước - Thái Thanh 
7. Giã từ đêm mưa - Văn Phụng - ban Thăng Long 
8. Hoài cảm - Cung Tiến - Thái Thanh 
9. Xóm đêm - Phạm Đình Chương - ban Thăng Long 

Mặt B

1. Tình ca - Phạm Duy - Thái Thanh 
2. Sang ngang - Đỗ Lễ - Thái Thanh 
3. Khúc nhạc ly hương - Lâm Tuyền - Thái Thanh 
4. Tiếng sông Hồng - Phạm Đình Chương - ban Thăng Long 
5. Tiếng sông Hương - Phạm Đình Chương - ban Thăng Long 
6. Tiếng sông Cửu Long - Phạm Đình Chương - ban Thăng Long 
7. Mấy dặm sơn khê - Nguyễn Văn Đông - Thái Thanh 
8. Hẹn hò - Phạm Duy - Thái Thanh 
9. Bài hương ca vô tận - Trầm Tử Thiêng - Thái Thanh 

mộc lan

Xa quá rồi em người mỗi ngã,
Bên này đất nước nhớ thương nhau.
Em đi áo mỏng buông hờn tủi,
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào?

Dù chưa bao giờ hâm mộ giọng hát Mộc Lan nhưng cũng phải thừa nhận bà có một giọng ca đẹp, có thể suy đoán rằng đương thời, bà có rất nhiều người si mê, không phải chỉ vì giọng hát mà người cũng rất đẹp! Thường tôi chẳng mấy quan tâm đến đời tư người khác, dù là những chuyện nhảm nhí hay các giai thoại lung linh, chẳng mấy quan tâm những chuyện tình giữa bà với các ông Châu Kỳ, Đoàn Chuẩn, Hoàng Trọng… (nhưng đôi khi cũng nên hiểu về hoàn cảnh, thời đại họ đã sống).

Bóng người đi - Văn Phụng - Mộc Lan 
Chiều - Dương Thiệu Tước - Mộc Lan 
Chuyển bến - Đoàn Chuẩn - Mộc Lan 
Dạ khúc - Nguyễn Mỹ Ca - Mộc Lan 
Hoài cảm - Cung Tiến - Mộc Lan 
Hồ Lãng Bạc - Xuân Tùng - Mộc Lan 
Phố buồn - Phạm Duy - Mộc Lan 
Tống biệt - Võ Đức Thu - Mộc Lan 

Điều tôi quan tâm là họ đã lưu lại cho đời những tác phẩm đẹp! Những câu chuyện tình, dù tưởng tượng hay có thật, dù đơn phương hay song phương, dù kết cục dở dang hay viên mãn, giữa những con người hai bên chiến tuyến, như trường hợp của Trương Tân NhânHoàng Thi Thơ, như Đoàn Chuẩn và Mộc Lan, etc… tất cả nói lên một điều: tình yêu và nghệ thuật vượt lên trên ranh giới chia cắt tạm thời của quan điểm chính trị, của những trái ngang, nhiễu nhương trong bối cảnh lịch sử nước nhà.

tt

Với tôi, TT là viết tắt của Thái Thanh, cũng tương tự như MM là viết tắt của Marilyn Monroe hay BB là viết tắt của Brigitte Bardot vậy! ♥ ♥ ♥ Hình bên dưới đây: Thái Thanh trên một chiếc thuyền buồm, hồ Xuân Hương, Đà Lạt, 1953. Bên thềm năm mới, hãy nghe lại một số bài nhạc xuân do Thái Thanh trình bày! 😀😀😀

Bến xuân - Thái Thanh 
Bến xuân xanh - Thái Thanh 
Đêm xuân - Thái Thanh 
Hoa xuân - Thái Thanh 
Xuân ca - Thái Thanh 
Ly rượu mừng - Thái Thanh 
Xuân họp mặt - Thái Thanh 
Xuân nghệ sĩ hành khúc - Thái Thanh 
Xuân tha hương - Thái Thanh 
Xuân và tuổi trẻ - Thái Thanh 

mưa

That’s when the monsoon reverses… Dù cho ai đó cứ viết thơ, làm nhạc: đầu mùa xuân, mùa hạ qua, rồi mùa thu, vào mùa đông… thì quê hương em hai mùa mưa nắng và cũng chỉ có một thực tế đó mà thôi. Bài hát rất dễ thương của nhạc sĩ Văn Phụng như muốn bắt lấy khoảnh khắc giao mùa, điệu valse trẻ trung hợp với lúc mùa nước trở lại, cây cỏ vạn vật lại sinh sôi…

Mưa – Văn Phụng - Lưu Bích 

Mưa đem tươi vui về cho thắm áo nâu,
Mưa cho nương dâu và khoai sắn lên mau,
Mưa như trút sầu, mưa tô lúa đầu,
Mưa rơi qua Bến Hải, Cà Mau

Một giọng hát rất chi self – assured, self – absorbed như của Lưu Bích, người em gái của ca sĩ Tuấn Ngọc này, rất là quyến rũ, nhưng thực cũng chóng chán…

văn phụng

Các anh về tưng bừng trước ngõ, lớp lớp đàn em hớn hở theo sau.
Mẹ già bịn rịn áo nâu, vui đàn con ở rừng sâu mới về…

Nói về nhạc cảm, trước khi hiểu được phần nào âm hưởng dân ca Việt Nam trong nhạc Phạm Duy, Lê Thương, Văn Cao, Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh… một điều mà tôi phải qua 25, 30 tuổi mới cảm được phần nào, thì, nó giống như một đường vòng, con đường cảm nhận âm nhạc dễ dàng nhất là qua nét nhạc… Tây phương. Có một nhóm các nhạc sĩ trước 75 chuyên sáng tác thuần theo phong cách Tây phương, ít hoặc không sử dụng các nét dân ca VN: Văn Phụng, Cung Tiến, Vũ Thành

Tiếng dương cầm - Thái Thanh 
Bóng người đi - Thái Thanh 
Các anh đi - Thái Thanh 

Đa số các vị này đều là Công giáo, con đường âm nhạc của họ bắt đầu từ… nhạc nhà thờ, họ học nhạc lý vỡ lòng với các linh mục, và đa số đồng thời là những nhạc sĩ hòa âm tài năng. Nhạc của họ nghe rất dể nhận ra và dể nhập tâm… dĩ nhiên điều đó không có nghĩa là nhạc của họ thuộc loại “easy – listening”. Nói cho đúng thì tôi đã thích những tác phẩm của ông: Tiếng dương cầm, Bóng người đi, Tôi đi giữa hoàng hôn, Ô mê ly… những circle of fifths dạng như: trao ai duyên ban đầu, dù muôn năm trọn kiếp không phai mầu, thương cho ai dãi dầu…, nhiều năm trước khi hiểu rằng Các anh đi mới là ca khúc mình thực sự yêu thích!

Một vài bìa nhạc Văn Phụng:

hà thanh – chim họa mi xứ huế

Không như những gì viết trên wiki: Hà Thanh sinh ra trong một gia đình gia giáo chỉ có một mình bà đi theo nghiệp âm nhạc, mẹ tôi (lúc còn học ở trường Đồng Khánh có chơi với một số chị em trong gia đình này) cho biết gia đình Hà Thanh là một gia đình có truyền thống cổ nhạc, tuy không ai đi theo con đường âm nhạc chuyên nghiệp nhưng đờn ca hát xướng đã là môi trường từ nhỏ trong gia đình. Hà Thanh đến với âm nhạc từ rất sớm, tham gia hát cho đài phát thanh Huế từ những năm 50. Bà tham gia cuộc thi tuyển lựa ca sĩ do đài tổ chức (giống như cuộc thi Tiếng hát Truyền hình bây giờ) và dành giải nhất với ca khúc Dòng sông xanh (Johann Strauss).

Ai lên xứ hoa đào - Hà Thanh 
Các anh đi - Hà Thanh 

Những năm 60, bà gia nhập làng văn nghệ Sài-gòn, trở nên nổi tiếng và thường xuyên xuất hiện trên sóng phát thanh cũng như trong các chương trình Đại nhạc hội. Hà Thanh có giọng hát rất đặc biệt, cao sang, trong mà mềm mại. Nghe bà hát, ta mới cảm thấy những luyến láy nhấn nhá đặc trưng của một giọng hát cũ. Hơn thế nữa, giọng Hà Thanh rất Huế, một giọng Huế sang trọng và tinh tế. Mời các bạn thưởng thức giọng ca Hà Thanh qua hai ca khúc: Ai lên xứ hoa đào (Hoàng Nguyên) và Các anh đi (Văn Phụng).