bel-canto

Ta đã thấy gì trong đêm nay, cờ bay trăm ngọn cờ bay. Rừng núi loan tin đến mọi miền, gió hoà bình bay về muôn hướng. Ngày vui con nước trôi nhanh, nhịp sống bao la xoá bỏ hận thù. Gặp quê hương sau bão tố, giọt nước mắt vui lay lòng gỗ đá. Ta đã thấy gì trong đêm nay, bàn tay muôn vạn bàn tay. Những ngón tay thơm nối tật nguyền, nối cuộc tình nối lòng đổ nát. Bàn tay đi nối anh em, về suối quê hương tắm gội nhục nhằn. Mười năm đêm trong tiếng súng, ruộng lúa bãi dâu qua cơn kinh hoàng.

Trình bày rất ấn tượng, có sinh khí, đây là một kiểu “bel-canto”! Bel-canto hiểu theo nghĩa rộng là sự trình bày, luyến láy, nhấn nhả mang tính cá nhân của ca sĩ để đem lại vẻ đẹp cho ca khúc. Nhưng bel-canto một giai điệu Tây phương đâu có gì lạ, bel-canto một giai điệu ngũ cung mới đặc sắc. Mà cái gọi là bel-canto trong tiếng Việt đôi khi chỉ như nói năng hàng ngày, vì ngôn ngữ đã giàu ngữ điệu sẵn. VN có rất nhiều người nghĩ là mình “bel-canto”, thực ra chỉ là đang nhão đến mức “chảy nước”!

Shiawase no toki

Chút âm nhạc nhẹ nhàng thư giãn cuối tuần… Khi tôi 20 tuổi, rất là thích ca khúc Nhật Bản này, “Shiawase no toki – Thời gian hạnh phúc”! Lúc đó, dù chỉ mới nghe phiên bản lời Việt mang tựa đề “Chỉ còn mình anh” ( Thôi mình xóa cho nhau niềm đau cơn hận, Để thuyền lòng nhẹ sang ngang… Mối tình đầu, lấp chôn sâu khi em qua cầu làm hành trang ta tiễn nhau, Biết rằng đời sẽ quên mau…) nhưng đã biết đây rõ ràng không phải là nhạc Việt! Không thể nói đây là một cái lời dịch tốt, nhưng đẩy tempo – nhịp độ nhanh lên một chút, làm nhịp điệu trôi chảy – smooth hơn một chút…

Nó thành ra hợp trong tiếng Việt một cách kỳ lạ! Chúng ta thường hình dung về văn hóa Trung Quốc, Nhật Bản theo một cách chúng ta hay nôm na gọi là… “quân tử Tàu”, trong đó cá tính con người hiện ra, được trình bày lại, thường có vẻ lớn hơn một chút, trưởng thành hơn một chút, ra dáng vẻ “đại nhân” thấy rõ… Trong cách hình dung, mô tả này, thực chất có chút láu lỉnh, hàm ý là “không thật”! Chính là như thế, phản ánh một cái tâm thức nhược tiểu, mãi mà vẫn không chịu lớn, không định hình được tư cách, đây chính là nguồn cơn của mọi vấn nạn xã hội!

cuộc chiến thần thánh

Chương trình âm nhạc “cuối tuần”, bài hát “Svyashchennaya voyna – Cuộc chiến thần thánh”… Ngày mai, 9 tháng 5, như thông lệ hàng năm, người Nga tổ chức kỷ niệm 80 năm kết thúc Thế chiến 2, 1945 – 2025, và lần đầu tiên có sự xuất hiện của Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia diễu binh trên Hồng trường. Như một sự “tình cờ” (phải chăng là tình cờ?) của lịch sử… Cách đây 80 năm, có một nhóm người Việt đã tham gia cuộc chiến này, tham gia bảo vệ thủ đô Moskva, phần lớn là người Nam Đàn, Nghệ An.

Ở hành tinh Nga, đây là bài ca duy nhất (không phải quốc ca) mà khán giả thường phải đứng nghiêm khi nghe, người Nga không ngần ngại gì tôn vinh lịch sử, xem nó như một kiểu nửa thần thánh, nửa tôn giáo: “Vùng lên hỡi quốc gia vĩ đại, đứng lên chiến đấu đến chết với bè lũ Phát-xít…” Chính vì có nhóm người này nên trong Tuyên ngôn độc lập mới viết được những dòng: “Một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng-minh chống Phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập…”

Và trong lúc đó, ở hành tinh Nga…

120 bpm

Nhìn chung là đã đi khá đều và đẹp, nhưng mà cái nhịp chậm lê thê phát chán… người Nga thường đi với tempo – nhịp là 120 bpm – beat per minute, trông vô cùng sinh động. Người Trung Quốc thường đi với tempo khoảng 100 bmp, chậm hơn chút, cũng rất là khí thế. Mà người VN toàn đi với tempo vừa chậm lê thê, vừa không chuẩn, đâu đó trong khoảng 85 ~ 90.

Xem clip thấy các bạn TQ phải cố tình kéo nhịp chậm lại cho khớp với các khối quân khác mà thấy tội! Haiza, đều và đẹp là một chuyện, nhưng nhịp là một cái gì đó rất căn cơ, thể chất kiểu này ngó bộ phải nhiều thế hệ nữa! Hãy xem & nghe clip để hình dung nhịp 120 bpm nó như thế nào nhé. Chương trình âm nhạc cuối tuần, Bài ca người lính – Ballad of a Soldier!

thorn birds

Một góc làng chài ven biển, không biết từ lúc nào đã xuất hiện một cái nhà thờ nho nhỏ cùng với một cộng đồng giáo dân be bé, lúc tôi sinh ra thì nó đã có ở đó rồi. Đó là những năm đầu 198x, lâu đến mức tưởng đã quên luôn khúc nhạc trong phim “Theme from the thorn birds – Tiếng chim hót trong bụi mận gai” này. Phim gì đâu mà mô tả chuyện tình ngang trái, vụng trộm không thể giấu giữa một cha xứ… cha Ralph de Bricassart và cô gái bé nhỏ mang tên Meggie, nhỏ đến mức giống như là Lolita vậy!

Nhạc và phim thì không còn nhớ mấy, nhưng điều tôi còn nhớ rất rõ là, trong cái xóm chài đó, khi truyền hình đang chiếu phim này, thì giáo dân nhiều người đã… đập TV! Nhiều TV bị đập nát đến không dùng được, mà tại thời điểm đó, TV là cả một tài sản! Không thể chấp nhận chuyện tình vừa trái cả đạo lý, vừa trái cả giáo lý như thế! :D Nét nhạc có phần đơn giản nhưng tươi sáng, đã di cư đến Úc đến cả mấy trăm năm rồi, nhưng chất nhạc dân ca Scotland và Celtic không lẫn đi đâu được!

Làm tôi nhớ đến một ông “tiến sư giáo sĩ” người đã dạy tôi hồi còn ở Đại học: đẹp trai như các anh chị ngồi đây, hay xấu trai như tôi, từ quan điểm xác suất thống kê thì… khả năng lấy được vợ đẹp là như nhau! Ông ấy lại tiếp tục: tôi khuyên các anh lo học hành đi, thời bây giờ đàn ông lấy vợ kém 10, 15 tuổi là việc tương đối bình thường, nên bây giờ đừng có tập trung quá nhiều cho việc yêu đương, luyến ái, hẹn hò làm gì, vì vợ tương lai của các anh, ngay lúc này, còn đang đi học mẫu giáo kìa! :D

Russophobia

Tinh thần “bài Nga” đã lên đến cực điểm, khoảng 30 ngàn lệnh cấm vận, và vô số chiêu thức bẩn khác, có những chiêu bạn không thể nào ngờ tới hay hiểu được, ví dụ như các video nhạc đỏ Nga – Xô viết trên Youtube đều bị xử lý lại, kéo cho nó chậm hơn chút xíu, thêm các loại tiếng bass ngu xuẩn vào, các phim Nga – xô kinh điển (ví dụ như phim: Bình minh nơi đây yên tĩnh”) đều bị xử lý lại làm mất đi tông màu tươi sáng ban đầu, tất cả là để làm cho thông tin trở nên u ám, mất đi cái tính tích cực, sinh động vốn có!

Đương nhiên những sự điều chỉnh này khá khéo léo để đa số khó nhận ra, nhưng người nghe, xem tinh ý là nhận ra ngay, có mấy ku cứ xào xáo mấy thủ thuật “âm thanh, ánh sáng” rồi cho rằng mình hiểu “điện ảnh và âm nhạc”! Nên văn minh hiện đại, là tự do ngôn luận gì chúng nó, toàn là thủ đoạn bẩn cả đấy! Mà thôi kệ, cứ để cho chúng nó hoang mang, dao động giữa hai cái thái cực Russophobia và Russophilia như thế! Chương trình nhạc Nga – Xô viết cuối tuần, bài ca quen thuộc: Ngày chiến thắng!

CMT11

Một cuộc cách mạng mới đã được manh nha ngay từ bây giờ, đã được trước đặt tên là “Cách mạng tháng 11”! Cái vòng xoáy như vậy, trí tuệ nhân tạo, máy móc ngày càng thay thế con người trong càng nhiều công việc, mà con người thì kỹ năng, trí tuệ có hạn, không theo kịp với máy móc, cái “tâm” lại nhiễu loạn không ngừng, sinh ra không biết bao nhiêu tệ nạn!

Cái vòng xoáy đó cứ quay càng lúc càng nhanh, đến một lúc không thể tự thoát ra được nữa thì một là tự hũy diệt, hai là… như mấy trăm năm trước, lại phải đi đập phá máy dệt thôi! Bấm nút RESET làm lại mọi thứ từ đầu, phân chia lại tài nguyên và tư liệu sản xuất. Cái vòng quay “hũy diệt và tái tạo” cứ thế luân hồi! Một bài ca, một niềm cảm hứng bất tận…

Mendelssohn

Chương trình âm nhạc cuối tuần, từ nhỏ là đã thích bản Violin Concerto này của Mendelssohn, nhạc của ổng màu sắc, nhưng trực tiếp, vừa đủ “đơn giản”, vừa có tính dân ca gần gũi, lại có dáng vẻ hiện đại đáng kinh ngạc, tất cả trong tưởng tượng của một đứa trẻ muốn sau này lớn lên… đi làm cướp biển, nhưng lại bị cuộc đời đẩy đưa trở thành biên trình viên! :D :V

Konarmeyskaya

Chương trình âm nhạc cuối tuần… nếu bầu chọn cho một ca khúc Nga-Xô điển hình, tôi sẽ chọn bài này, không phải vì là bài hay nhất, mà vì nó ngắn gọn, dễ thuộc, dễ hát, giai điệu hùng tráng: Konarmeyskaya – Hồng kỵ! Bài ca có phần nhạc và lời đơn giản lặp đi lặp lại: Nếu lần nữa chiến tranh nổ ra trên đất nước thanh bình này, thì khắp nơi nơi, từ Kuban cho đến Volga…

Lũ lượt tuôn chảy như là mưa đạn súng máy, chúng ta lại dắt ngựa của mình lên đường ra trận! Và mặc dù giai điệu nghe có vẻ hoàn toàn Tây phương như vậy, nhưng nghe kỹ có thể truy về nguồn gốc châu Á xa xưa, bài ca của thảo nguyên rộng lớn. Nhưng đương nhiên, chỉ qua một giai điệu mà nhìn thấu vài thế kỷ lịch sử không phải là điều mà ai cũng làm được.

như nguyện

Ca khúc: Như nguyện – Vương Phi, nhạc nền của phim “Tôi và cha ông chúng ta” (我和我的父輩 – Ngã hòa ngã đích phụ bối), 2021, phim nặng tính tuyên truyền, thích hay không thì tùy mỗi người. Phim tóm tắt một quá trình kéo dài 3 thế hệ, từ những ngày đầu “chinh chiến sa trường”, cho đến thế hệ con cháu, Trung Quốc chuyển mình từ một nước lạc hậu nhất…

Lên tầm hiện đại, lớn mạnh nhất thế giới! Truyền thông TQ đã bắt đầu dùng chữ “thịnh thế – 盛世“, như xưa từng nói “Khang – Càn thịnh thế”, thời đại thịnh trị của Khang Hy, Càn Long vậy. Không có con đường tắt nào, trừ khi tính cách quyết liệt đến mức điên cuồng như ku Nga, còn không thì “đi tắt, đón đầu” chỉ là ngôn từ của phường cường đạo!

niệm niệm bất vong

爱与恨的边际聚与散的别离
问你为何会在意直到现在还惦记
归去你还在我依赖身分开心回来
记得这份爱我们明白这就是爱

每当感觉自己受了伤
不辞而别逃去了远方
躲多久走多远算疗伤
不如回到相爱的地方

没有告别静默的离场
房间冰冷不再有暖阳
多想留住你我的时光
念念不忘等待爱回响

CMCN 4.0

Cách mạng công nghiệp đã tạo ra một tầng lớp vô sản thành thị mới. Bây giờ chúng ta đang chứng kiến ​​sự ra đời của một tầng lớp vô dụng vô cùng đông đảo. Khi máy tính ngày càng tốt hơn trong nhiều việc, khả năng rõ ràng là máy tính sẽ vượt trội hơn chúng ta trong hầu hết các nhiệm vụ và khiến con người trở nên không cần thiết. Và câu hỏi chính trị và kinh tế lớn của thế kỷ 21 sẽ là: chúng ta cần con người để làm gì, hoặc ít nhất, chúng ta cần rất nhiều người để làm gì? Hiện tại, điều tốt nhất chúng ta có thể làm là giữ cho chúng nó được vui vẻ bằng ma túy và trò chơi điện tử…

Nói rất sốc, nhưng rất đúng, chỉ nhìn xem gần gần quanh đây, thực trạng Việt Nam đã có phần giống thế, một bộ phận lớn xã hội đã bị rút mất phần hồn từ lâu rồi, những cái xác sống không hơn không kém! Sau một ngày vật vã từ khu chế xuất ra, làm những công việc chân tay siêu đơn giản, thì bắt đầu nhậu nhẹt, hát hò, lên mạng tìm đọc “tin tức”, những loại càng “giật gân”, càng “thỏa mãn” càng tốt! Chương trình âm nhạc Xô – viết đầu tuần… đôi khi vẫn băn khoăn tự hỏi có khi nào lịch sử đi một vòng lớn, và lặp lại những điều đã xảy ra cách đây hơn 125 năm!?

Ludmila Zykina

Chương trình âm nhạc… đầu tuần, một điệu valse chậm – Xe đưa thư tam mã, dân ca Nga, đây là một bản dân ca thực sự, không phải là một nhạc hiện đại vì quá phổ biến nên một cách tự nhiên, tự biến thành loại “dân ca mới” trong nhận thức của đại chúng. Tuy gọi là valse chậm, nhưng đoạn sau tempo được đẩy lên và bài ca chuyển sang một sắc thái khác.

Một thuộc tính của những bản nhạc hay là… tự nó chứa trong đó nhiều màu sắc đa dạng, phong phú, nhiều khi đối nghịch nhau, tùy người trình diễn lựa chọn cách thể hiện cảm xúc, khác với các loại nhạc dở, nhạc rẻ tiền… là chúng nó cứ đơn giản, thô thiển, đơn điệu, đến mức nghe như bị thiểu năng, trì độn vậy! Narodnyy artist – NSND Ludmila Zykina!

reverse polish notation

Trời mưa lâm thâm, kết thúc vòng đạp xe 50km cuối tuần như thường lệ, quán ven đường vọng ra bản nhạc, phải mất một phút mới nhớ ra được đây là nhạc của Scorpions: I climb the stage again this night, ‘Cause the place seems still alive, When the smoke is going down… Nhạc điệu có tâm trạng hồi tưởng rõ rệt: “When the smoke is going down”, smoke – khói này là nói về các hiệu ứng khói lửa, pháo hoa, hỏa thuật – pyrotechnic thường được dùng trên sân khấu trình diễn. Vâng, và khi lửa khói đã lắng xuống, sau những màn tung hô vạn tuế, vạn năng, và nhất là khi đã ra IPO (lên sàn Chứng khoán) thành công, thì Trí tuệ nhân tạo – AI, như chúng ta thấy hiện nay, còn chưa làm được toán lớp 1. Để biết được 9.9 hay 9.11 ai lớn hơn ai, thì phải lượng giá (evaluate) được biểu thức 9.9 – 9.11 > 0 có giá trị Đúng hay Sai, một điều mà máy tính làm được với Ký pháp Ba Lan ngược – Reverse Polish notation – RPN, đây là kỷ niệm khó quên của thời sinh viên.

Bài tập cuối môn CTDL1, điểm 10 tròn trịa hiếm hoi, vẫn là viết bằng Borland C++ 3.1, từ dấu nhắc lệnh, bạn gõ một biểu thức có độ phức tạp bất kỳ: (a + b) * (c – d) ^ e / ((f % g) * sqrt(h))… thì máy vẫn tính ra được kết quả đúng! Ký pháp Ba Lan ngược theo tôi, chỉ ở mức trung bình (thậm chí còn chưa tới mức trung bình) nếu nói về độ khó, nhưng ở mức rất cao về tầm quan trọng, nếu bạn muốn hiểu về cấu trúc dữ liệu, về cách sử dụng stack và heap… và về giao diện giao tiếp người-máy – human-machine interface nói chung. Nói một cách dễ hiểu thì, với con người, chúng ta nói “a nhân b”, nhưng để cho máy tính hiểu, thì ta phải nói “a b nhân”, đây là điều rất quan trọng, thứ tự các toán tử (operator) và toán hạng (operands). Nên các loại AI – LLM – Large language models, chúng chỉ lặp lại như con vẹt, một số quan hệ có tính thống kê giữa các cụm từ, thậm chí còn chưa có khả năng hiểu được cấu trúc ngôn ngữ đúng nghĩa!

Czardas – Monti

Khi đã bước qua ngưỡng 4x, những khoảnh khắc như vầy… sẽ không còn tới nhiều nữa, những điều rất thường gặp khi ta 20 và bớt dần theo năm tháng, khi mà mức năng lượng nội sinh của bạn bỗng dưng chợt nhảy lên một quỹ đạo mới, mọi thứ bỗng trở nên tuôn chảy, nhẹ nhàng, tự nhiên, tươi sáng. Khi mà người khác nhìn vào bạn mà cứ tưởng như người mất trí…

Đang nhìn xa xăm, cười vô lý, dường như vẫn đang ở đây, hay là đã ở chỗ nào khác?! Nên âm nhạc thực chất là sự vận động, âm nhạc không tách rời âm thanh, nhưng âm nhạc éo phải là âm thanh, cũng như tình yêu không tách rời tình dục, mà tình yêu éo phải là tình dục. Khi nhạc trưởng chỉ tay vào đồng hồ, nghĩa là thời gian đang hết, phải chảy nhanh hơn nữa!

test loa

Bản nhạc test loa… Mỗi khi có cái headphone / loa mới (chưa có cái nào công suất quá 15W) là tôi lại dùng một số bản nhạc để test, đầu tiên phải là bản này, âm thanh phần nhiều mid-range, tiếng bass phong phú. Nếu test kỹ thì phải dùng đến nhiều loại âm thanh khác nữa, chủ yếu vẫn là acoustic và cổ điển, từ cello cho đến flute.

Nhưng phải qua được bước đầu tiên đã, phải đúng là bản ghi âm do NSUT Đức Thuyết trình bày, đài Tiếng nói VN thu âm cách đây đã rất lâu. Âm nhạc không tách rời âm thanh, nhưng âm nhạc éo phải là âm thanh, ấy thế mà rất nhiều người vẫn hay lẫn! Tiếng trống Paranưng, luôn là một bản nhạc lôi cuốn và bí ẩn…

trên núi đồi Mãn Châu

Trên núi đồi Mãn Châu – On the hills of Manchuria! Trở lại một chút cái cái mood nhạc Nga, nếu nghe kỹ (và đọc lời) thì mới thấy rằng, bài ca là sự than khóc, cầu nguyện được ngụy trang (a mourning and praying in disguise), tác giả bài hát, nhạc sĩ Ilya Alekseevich Shatrov, đã có mặt ở đó, đã chứng kiến tất cả… là thành viên của băng nhạc Trung đoàn Mokshansky trong trận Phụng Dương (Mukden) với quân Nhật!

Chỉ 700 trong số 4000 người ban đầu của Trung đoàn còn sống sót sau trận chiến phá vòng vây, và băng nhạc thì… chơi nhạc để động viên tinh thần binh sĩ trong suốt thời gian chiến trận đó! Bài ca được viết sau đó để tưởng nhớ những đồng đội đã ngã xuống! Chiến tranh cũng đồng nghĩa là chết chóc, thương đau, chỉ là anh đối diện với nỗi đau như thế nào mà thôi… Bài ca trên nền clip phim Anna Karenina (2017).

từ điệu

Nhiều ngàn năm trước thời không thể nói rõ, nhưng độ một ngàn năm đổ lại (kể từ thời Tống) thì trình độ thưởng thức âm nhạc của dân chúng (chính xác hơn là của tầng lớp văn nhân, tri thức, có học) dừng ở mức “từ điệu”. Như thế nào là một “từ điệu”, đó là những khúc ca có nhạc điệu cố định, được truyền lại qua nhạc phổ hay được giảng dạy tại các nhạc phường! Những điệu nhạc này thường có tên, ví dụ như: Bốc toán tử, Giá cô thiên, Niệm nô kiều, Hoán khê sa, Điệp luyến hoa, Giang thành tử, Thu phố ca, Đạp sa hành, Thái tang tử, Lãng đào sa, Ngọc lâu xuân, Bồ tát man, Thiếu niên du, Vũ lâm linh, Định phong ba, v.v… Chỉ có các ca nương được đào tạo tại các nhạc phường mới rành rẽ về các ca điệu này. Còn giới văn nhân, trừ một vài ngoại lệ, do quá trình giáo dục, đa số cũng chỉ biết rõ phần “lời – chữ” chứ không tường tận phần “âm – nhạc”! Hình thức nó gần giống như ca trù vậy (thực chất đây có lẽ chính là thủy tổ của ca trù). Mỗi khi giới văn nhân tụ tập lại với nhau, họ thường làm “từ”.

Từ là một thể thơ đời Tống mà âm luật tự do hơn, để ráp vào các điệu ca cho dễ! Như thế, các văn nhân “phụ trách” phần lời, các ca nương “phụ trách” phần nhạc, và các bài từ được đặt tên theo tên điệu hát là như thế! Hình thức này có ảnh hưởng sâu đậm về sau, đến tận thời của “cải lương”, ví dụ như có vô số bài, nhạc điệu thì chỉ có một, nhưng có nhiều lời ca khác nhau được đặt ra để hát theo điệu đó. Mọi thứ nó là như thế, cho đến khi tiếp xúc với văn minh và âm nhạc phương Tây, người ta mới biết đến những loại âm nhạc phong phú và phức tạp hơn, còn trước đó, “nhạc” và “lời” được truyền tải qua những “format” cứng như vậy! Cũng vì trình độ của “đại chúng” đang ở mức đó, cứ phải lặp đi lặp lại những “định dạng” cố định! Xem ra “tân nhạc và thơ mới” đã trăm năm có dư rồi, mà trình thưởng thức âm nhạc của một bộ phận lớn thính giả Việt vẫn như ngàn năm trước, cứ phải vin vào những hình thức cố định và giản đơn thì mới hiểu nổi! Clip, từ điệu: Đãn nguyện nhân trường cữu – Vương Phi.

Smuglyanka

Chiều chiều vẫn đạp xe, dù tần suất ít hơn trước, đạp và quan sát ánh sáng thời gian, thời gian những ngày cuối năm sao mà trôi vội vã! Quán café ven đường vọng ra lời hát, nhận ra ngay bài Don’t cry (2) của Guns n’ Roses: If we could see tomorrow, what of your plans, Times that you took in stride, they’re back in demand… Vầng, chính là như thế: Nếu đoán trước được tương lai, thì chúng ta tính toán, kế hoạch để làm gì? Những quãng thời gian bạn đã bỏ lơ qua sẽ quay trở lại “báo hại” bạn một lúc nào đó… Thực ra từ rất lâu rồi đã “ngấy” thứ âm nhạc lắp ghép, không “nguyên bản” và kiểu triết lý nửa mùa của Guns n’ Roses, Metallica, etc.. Về nhà mở nhạc lên, dẹp ba cái thứ Guns n’ Roses, Metallica qua bên, chọn nghe đúng bài này, Smuglyanka, bài ca quen thuộc, qua một trình bày mới mẻ!

Nhạc này thì các thể loại rock phải gọi bằng… cụ! Smuglyanka, bài ca nói về các đội du kích – partisan Liên Xô cũ. Có sự khác biệt rất lớn giữa du kích Việt Nam và du kích Nga! Du kích Việt Nam thường chỉ tổ chức cao nhất đến vài chục, vài trăm người, thường chỉ hoạt động loanh quanh khu vực quê nhà, hiếm khi đi xa quá vài chục km, phần lớn là vì nhớ vợ, con và nhớ mồi, nhậu! Du kích Nga như trong Thế chiến lần 2 được tổ chức đến mức hơn quân đoàn, bao gồm đến cả hàng trăm ngàn quân, tổ chức thành căn cứ hoàn chỉnh, kiểm soát những vùng rộng lớn, có pháo binh, thậm chí cả máy bay, họ làm những chiến dịch dài, đi xa nhiều ngàn cây số! Nên tuy cùng gọi là “du kích” nhưng tầm vóc, phạm vi hoạt động, phương thức tác chiến, mức độ ảnh hưởng hoàn toàn khác biệt!

Yablochko, 2

Tthêm một bài dân ca Nga nữa, trước đã có post phiên bản hiện đại của bài này, Yablochko – Quả táo nhỏ, nhưng đây mới là nguyên bản. Tuân thủ theo một phong cách “dân ca” xa xưa, cái điệp ngữ “Quả táo nhỏ” thực ra chẳng có liên quan đến nội dung bài hát, được sử dụng như một kiểu “lời dẫn”, với vô số lời ca khác nhau đặt ra để truyền tải những nội dung khác nhau theo từng giai đoạn lịch sử khác nhau! Hãy nghe thử xem thể loại dân ca của xứ thảo nguyên bao la nó như thế nào!

Phương Tây đã và đang rêu rao về cái gọi là “chủ nghĩa phục thù của người Nga”, nâng tầm quan điểm, loay hoay tìm cách đặt tên và chụp mũ! Sao không thử nghĩ rằng đó chỉ là một dạng “định luật 2 Newton” mà thôi: không một tội ác nào gây ra mà không có hành động báo ứng, đơn giản chỉ là như thế! Nên, nếu muốn hiểu khái quát về tâm hồn, văn hoá Nga, chỉ cần đọc 4 bộ sách sau đây: Chiến tranh và Hoà bình, Tội ác và Trừng phạt, Anna Karenina, và Sông Đông êm đềm!