vân hoành tần lĩnh

ăm với tôi không phải là mê tín, đơn giản chỉ là trò chơi chữ nghĩa giải trí. Hôm trước tự “sáng tác” ra trò gọi là “Cổ thi thiêm”, chọn 100 câu thơ Đường, đánh số từ 1 đến 100, rồi “randomize” – lấy ngẫu nhiên một số để đoán xem “hạn vận” thế nào. Bốc được ngay câu của Hàn Dũ: Vân hoành Tần lĩnh gia hà tại, Tuyết ủng Lam quan mã bất tiền.

Dịch nghĩa: Mây giăng ngang dãy núi Tần, nhà của ta ở đâu? Tuyết phủ đầy cửa ải Lam, ngựa không tiến lên được! Haiza, là điềm báo sự việc không suôn sẻ, cái gì là “nhà ở đâu”, thế nào là “ngựa không tiến”!? Nhưng mà nghĩ đi nghĩ lại, mình đi bằng xuồng chứ có đi bằng ngựa đâu, nên… thực ra cũng chẳng có can hệ gì, thôi kệ nó, xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều! 😬

韓愈 – 左遷至藍關示姪孫湘

雲橫秦嶺家何在
雪擁藍關馬不前

serene – 3 vs. hello world – 3

short paddling around with a friend, with Serene – 3 and Hello World – 3 along side each other. Hello World – 3 is more stable but slower, Serene – 3 is, by design, more nimble. For a very long time, I was just paddling alone and didn’t have a chance to observe my own boats in actions, very good feelings to see them from a 2nd person perspective!

serene – 3, part 29

irst half of 2018 is kind of a huge mess for me, everything unsettled for quite a long period of time, and I could hardly find any times to go paddling at all 😢😢. You could guess what the feelings were like, when the newly – built kayak has to stay dried for an extended period of time, and the paddler dwell into a rather prolonged fatigue mood. However, things got better gradually, most of my works has come back on the right track, and it is just so wonderful to get back onto water again! 😀😀

There are so many things to be tried with the new kayak! But first, just some paddling around to wake up my muscles again after quite a long period of “hibernation”. And there are so many things that happens during my idle times, the 2 large bridges of Bình Khánh and Phước Khánh are being completed, crossing over the 2 waterways (Lòng Tàu and Soài Rạp) through which the Sài Gòn river flows to the sea. But what I worry most is the 3 large dams are being built, isolating a very large area.

All Nhà Bè and 7th districts would be isolated once the 3 dams are completed, no more rising and lowering tides, just but dead – flat water, that would be a very bad news, at least for a kayak – paddler like me, as boats crossing through the dams would only be allowed at certain times throughout a day. Yes, I certainly wouldn’t want to paddle in a large calm pool of static water, that’s no fun at all. But there’s still time (1 ~ 2 years) until all these big building projects got finished and put into uses.

nước mắt cá sấu

ột bài viết rất hay! Lại cái thói trí trá lặt vặt, muôn đời của người Việt, cứ hay lấy những giá trị cực đoan ra để thách đố người khác! Giáo dục là hướng con người đến những hành động đúng đắn, vừa phải, trong những tình huống bình thường hàng ngày, hướng đến một sự tiến bộ từ từ và thiết thực. Chứ không phải vẽ ra những mẫu hình đạo đức cao siêu không tưởng, thường chỉ xảy ra ở những tình huống cực đoan trong cuộc sống! Riết như thế một lúc sẽ trở thành những trò đạo đức giả! Học sinh học cách khóc “nước mắt cá sấu” khi cần phải “diễn”, học cách vẽ ra những hình tượng đạo đức gương mẫu, nhưng thực tế thì ngược lại, sẵn sàng làm những trò lưu manh không nháy mắt trong các tình huống thực của cuộc sống! Thêm một bằng chứng về thói “đĩ miệng” và “lưu manh vặt” của người Việt, hai cái đó thường đi đôi với nhau! XH Việt vẫn luôn như thế, đa số vẫn bị lôi cuốn bởi những chuyện đạo đức giả đầy nước mắt cá sấu mà quên đi cách nhìn thẳng vào cốt lõi của vấn đề.

Ngay từ lúc còn rất nhỏ, cái bản chất bướng bỉnh của tôi vẫn luôn nhìn ra những chuyện như thế. Nói nghe có vẻ bất hiếu hay vô lễ, nhưng thực ra, chúng ta đang sống trong một xã hội mà cha mẹ không thực sự yêu con cái, họ chỉ yêu cái “vai” làm cha mẹ mà họ phải diễn, thầy cô cũng không yêu học trò, họ chỉ yêu cái “vai” làm thầy, cô mà họ phải diễn. Tác hại của những điều ấy tưởng vô hình, khó thấy, nhưng thực rất khủng khiếp, nó đẻ ra những thế hệ mất niềm tin, nhưng lại rất giỏi diễn kịch! Rút cuộc trở thành một cuộc thi ai “kể chuyện” hay hơn, ai lấy được nhiều nước mắt hơn, còn hơn cả… một lũ bán hàng đa cấp! Nguy hại là những điều ấy xâm nhập trường cấp 1, 2, tiêm nhiễm những đầu óc còn non nớt! Sự đổ vỡ tâm hồn là hậu quả hiển nhiên tất yếu, khi con người ta bị dồn nén mãi bởi những điều “có vẻ quá sức tốt đẹp nhưng lại không có thực”, nó phải tự giải thoát theo chiều hướng ngược lại: lưu manh, xảo trá, đê tiện, càng nguy hiểm hơn dưới những vỏ bọc “tốt đẹp” nguỵ tạo như đã nói trên!

operation frankton

ột tượng đài đẹp… để tưởng nhó chiến dịch được xem là can đảm và liều lĩnh nhất Thế chiến II của Thuỷ quân lục chiến Hoàng gia Anh, 10 biệt kích được thả từ tàu ngầm, chèo 5 chiếc kayak đôi trong 4 ngày để tiếp cận cảng Bordeaux, Pháp, đặt mìn và đánh chìm tàu Đức.

Mỗi chiếc kayak chở theo 50 kg thuốc nổ, lương thực nước uống cho 6 ngày, chưa kể súng đạn và các trang thiết bị khác. Thời tiết tháng 12 năm 1942 lạnh cóng, sóng lớn và dòng chảy ngược có lúc đến 14 knot. Chỉ 2 trong số 10 người tham gia chiến dịch sống sót trở về…

gymnasium

Rút cuộc, tại sao cây quất trồng ở phía nam sông Hoài thì cho quả ngọt, mà cũng cây ấy, đem sang trồng ở bờ bắc sông Hoài thì quả lại chua!?

hững “gymnasium”, nôm na giống như kiểu “trường chuyên lớp chọn” ở VN (nhưng “chất” hơn nhiều), không phải là một sản phẩm của một Liên Xô XHCN, mà thực ra, đã có từ thời các Sa hoàng. Khi người Nga tiếp xúc với văn minh châu Âu, cảm thấy mình lạc hậu, thua kém, nên đã học tập những mô hình giáo dục có tính hàn lâm rất cao, hoặc tính hướng nghiệp từ rất sớm (những mô hình xưa cũ của Đức, Áo). Trẻ ngay từ những năm 10 ~ 12 tuổi đã được tiếp cận và định hướng nghề nghiệp tương lai. Đó có thể là chuyên sâu về những ngành lý thuyết: toán, lý, hoá… hay học về những ngành nghề, kỹ nghệ, kỹ thuật đặc thù khác.

Nhưng không như người Việt, thường coi khinh lao động chân tay, người Nga đào tạo những nghề chuyên sâu như điện, hàn, cơ khí, etc… tạo nên những người thợ có “đôi bàn tay vàng” mà thiếu nó thì toán, lý, hoá… thuần tuý lý thuyết không thể đẻ ra máy bay, tên lửa được. Cũng bắt chước y như thế, nhưng hệ thống “trường chuyên lớp chọn” ở VN không đem lại một thành tựu đáng kể nào! Tại sao lại như thế!? Tại sao cây quất trồng ở phía nam sông Hoài thì cho quả ngọt, mà cũng cây đó, đem sang trồng ở bắc sông Hoài thì quả lại chua!? Câu hỏi tưởng chừng khó trả lời, nhưng thực ra lại rất dể hiểu khi tiếp cận ở tầng con người, tầng văn hoá!

Trước hết, trẻ em Nga được dạy “từ dưới lên” chứ không phải “từ trên xuống”, họ không dạy trẻ ngay các vấn đề thuần tuý lý thuyết. Ngay từ thời Sô Viết, hơn 1/3 số hộ gia đình Nga, vừa có nhà (hay căn hộ), vừa có “dacha”. “Dacha” là một nét văn hoá đặc trưng chỉ có ở người Nga, một kiểu nhà nhỏ, túp lều ở miền nông thôn, ngoại ô, nơi các gia đình nghỉ ngơi cuối tuần, xa căn nhà chính của họ ở thành phố! Một lối sống gần gũi thiên nhiên, nơi trẻ có thể làm vườn, tắm sông, chèo thuyền hay đi buồm trên sông, trên hồ. Lối sống “gần mặt đất”, vận động nhiều là phổ biến từ thời xa xưa, dù đó có là thời Sa hoàng, thời Sô Viết hay thời bây giờ.

Trẻ được khuyến khích chơi các trò thể thao mạo hiểm: kayak vượt thác, leo núi, tham gia các hoạt động dã ngoại, kích thích trí tò mò và niềm vui, sự hứng khởi của chúng với các hiện tượng của thiên nhiên, và sớm phát triển một ý thức về cách thức vận hành của vạn vật, cũng như ý thức về vai trò, nhiệm vụ, khả năng… của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Cần phải nói rõ rằng những điều này hướng trẻ vào việc tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh và cũng để hiểu rõ về chính bản thân, thay vì dây vào những điều nhảm nhí, xàm xí khác trong xã hội! Đây là yếu tố tiên quyết, rằng trẻ phải được dạy để “chơi”, chứ không được dạy để “học”.

Học mà theo kiểu thành tích, bằng cấp thì chỉ vô ích! Bước tiếp theo là nền giáo dục chuyên sâu, dù về lý thuyết, hay về kỹ năng thực hành! Họ không coi khinh mặt nào cả! Một người thợ hàn những mối nối trên thân tàu ngầm là một dạng thợ bậc rất cao, cần nhiều chục năm rèn luyện tay nghề, và được trả lương cao hơn một kỹ sư bình thường khác. Từ các ông thầy cho đến các sinh viên, họ tập trung vào những vấn đề thiết thực trong cuộc sống, giải quyết những yêu cầu thực tế của xã hội, chứ không ngồi đó mà đánh đố nhau bằng các “kiến thức chết” như kiểu những trò lố “Đường lên đỉnh Olympia”, hay “SV” một thuở!

Nói về Olympia hay SV, tôi thấy không có gì nhảm nhí và lố bịch hơn thế, nói hoàn toàn thật lòng! Chưa bao giờ tôi xem được nhiều hơn 5, 10 phút! Như Olympia, khoảng 30% trường hợp đã thấy ngay từ cách đặt câu hỏi đã có vấn đề, chưa nói đến câu trả lời! Và những câu trả lời, toàn là những loại “kiến thức chết” (thực ra đúng hơn mới chỉ là những loại “đơn thuần là thông tin”, chưa hẳn là “kiến thức” thực sự). Nó đánh vào cái tôi ưa tỏ ra “hiểu biết”, “ưa hơn người” mà chỉ bằng những lời nói suông, một cách thô tục và gay gắt (nhưng rất đúng) phải nên gọi là “đĩ miệng” – hoàn toàn vô tích sự trước những vấn đề thiết thực của cuộc sống!

Giáo dục không phải chỉ giúp đào tạo kỹ năng hay kiến thức! Sâu xa hơn, giáo dục phải giúp nuôi dưỡng tâm hồn con người, làm cho nó chiều sâu và nhiều màu sắc, và đây là yếu tố quyết định những thành quả khác trong những giai đoạn lâu dài về sau trong cuộc đời trẻ. Nhưng “tâm hồn” ư, nói về “tâm hồn” trong một xã hội như Việt Nam hiện tại nghe có vẻ xa vời, vô ích và huyễn hoặc! Những gì chúng ta đang có là một thế hệ vô hồn, những tội ác vô hồn, những “quái thai ngâm giấm” của thời đại! Công bằng mà nói, không phải bây giờ mới có những điều ấy, có thể đã có từ rất sớm, hàng chục hay có thể là cả hàng trăm năm về trước!

the left ear

êu, nếu như đúng thì gọi là ái tình. Yêu, nếu như sai thì gọi là tuổi thanh xuân – When love lasts, it’s true love, when it doesn’t, it’s youth! 爱对了是爱情。爱错了是青春。。。

tiêu hạ khách

蕉下客

iả Thám Xuân – “cô Ba hoa hồng” của phủ Vinh quốc công – Tiêu hạ khách của Hải Đường thi xã – 30 năm trước xem phim chỉ thích mỗi một nhân vật này! Không xinh đẹp như Tiêu Tương phi tử – Lâm Đại Ngọc, không thông minh như Hành Vu quân – Tiết Bảo Thoa, nhưng tài năng, phẩm hạnh đôi đường trọn vẹn, trong Kim Lăng thập nhị thoa chính sách vẫn là người có kết cục tốt đẹp nhất, phúc trạch được viên mãn về sau!

Đường xa mưa gió một chèo
Cửa nhà, ruột thịt thôi đều bỏ qua.
Con đành lỗi với mẹ cha,
Khóc thương chỉ thiệt thân già đấy thôi.
Cùng thông số đã định rồi,

Hợp tan âu cũng duyên trời chi đây.

Phân chia hai ngả từ nay,

Dám mong giữ được ngày ngày bình yên.

Con đi xin chớ lo phiền!

uổng ngưng mi

枉凝眉

àn cổ tranh và diễn xướng, bài Uổng ngưng mi, chính là bài nhạc giáo đầu phim Hồng lâu mộng phiên bản 1987. Càng nghe càng thấy “nể và sợ” gia tài văn hoá, thi ca, âm nhạc cổ điển Trung Hoa. Mặc dù với thời gian, chiến tranh, loạn lạc… nhạc phổ các thời Tống, Nguyên trở về trước hầu như đã tiêu tán, thất truyền hoàn toàn, nhưng nhạc phổ của các triều Minh, Thanh vẫn còn được bảo tồn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay!

Một bên hoa nở vườn tiên,
Một bên ngọc đẹp không hoen ố màu.
Bảo rằng chẳng có duyên đâu,
Thì sao lại được gặp nhau kiếp này?
Bảo rằng đã sẵn duyên may,

Thì sao lại chóng đổi thay lời nguyền?
Một bên ngầm ngấm than phiền,

Một bên đeo đẳng hão huyền uổng công!

Một bên trăng rọi trên sông,

Một bên hoa nở bóng lồng trong gương.

Mắt này có mấy giọt sương,

Mà tuôn chảy suốt năm trường, được chăng?

sơn pha dương

山坡羊

oi mãi không chán, đoạn này, Quách Tĩnh cõng Hoàng Dung lên núi cầu xin Nhất Đăng đại sư trị thương, gặp người Tiều phu, một trong bốn đệ tử của Nhất Đăng. Đoạn phim không có đánh đấm gì, đơn giản chỉ là “khoe” kho tàng văn hoá cổ Trung Quốc! Người tiều phu thoạt tiên hát một điệu Sơn pha dương, bài Hàm Dương hoài cổ, rồi lại tiếp tục hát theo điệu đó, một bài Đồng Quan hoài cổ.

Hoàng Dung bèn đáp lại cũng bằng một bài theo điệu Sơn pha dương – Đạo tình. Phải hiểu cổ văn thì mới cảm nhận hết được cái hay tuyệt diệu của trường đoạn phim này, hai người đối đáp với nhau chỉ toàn dùng thơ và nhạc, trích dẫn ba bài thơ đời Nguyên và một điệu nhạc “Sơn pha dương”. Đồng thời cũng thấy rõ dụng tâm, công phu dàn dựng đoạn phim, giới thiệu đồng thời cả cổ văn và cổ nhạc Trung Quốc!