thực trạng xh

hực ra, éo bao giờ đi quan tâm những chuyện như thế này, ko quan tâm ai như thế nào, càng ko quan tâm ai đúng ai sai, nhưng xét nên nói cho mọi người cùng hiểu thực trạng chung của XH mình đang sống, vì những chuyện như thế này đã lặp đi lặp lại quá nhiều lần, mà một ông sếp cũ của chính tui cũng đã “tan hoang” theo cùng cách tương tự. Ai tinh mắt sẽ nhận thấy những biểu hiện, thủ pháp, thủ đoạn giống hệt nhau.

Trong lịch sử phong kiến TQ, VN, đây được gọi là “chiếc lược cái giường”, do một đám “thái giám” chủ mưu, một mặt thì dùng “gái” đánh vào nhu cầu cơ bản của một thằng đàn ông, một mặt thì tâng bốc, xu nịnh, đánh vào nhu cầu tinh thần được cảm thấy mình “xuất chúng”, thậm chí là “xuất trần, xuất thế”. Xưa nay, trung thần, lương tướng bị gian nịnh hãm hại là vô số, mà quốc gia, đế chế sụp đổ vì “chiến lược cái giường” cũng ko ít! 😀

Các bạn xem phim lịch sử, thao túng một vị vua như thế nào thì cuộc sống hiện đại cũng y như thế, chỉ có tinh vi, phức tạp hơn mà thôi! Trước vì công việc phải quen biết một số thể loại “thái giám” này, chả khác gì thằng “ma cô dắt gái” về độ lưu manh, chỉ có là táo tợn hơn vì nó nghĩ rằng mình thông minh, chỉ vài chiêu đơn giản là lừa được vô số người! Những chuyện thế này, giờ len lỏi trong mọi giai tầng, mọi ngóc ngách của XH!

Thế nên các bạn ạ, sống đơn giản, khoẻ mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần, đó ko phải là một “option”, đó là điều bắt buộc (a must). Những thứ lưu manh thì đầy đường, viết một câu Việt văn đơn giản sai tới sai lui, kiểu học sinh cấp 1, mà mở miệng lúc nào cũng “trít học”. Chiêu thức phổ biến xưa giờ là kích động cái “tôi” cá nhân, kích động nhu cầu được thoả mãn, được tôn vinh, được là “một cái gì đó”, một cái gì đó nhảm nhí, không thực!

chảy đi sông ơi – 1

hảy đi sông ơi, Băn khoăn làm gì? Em thì nông nổi, Anh thì mê mãi. Anh đi tìm gì? Lòng đời đen bạc, Mỹ nhân già đi. Lời ai than thở, Thoảng trong gió chiều. Anh hùng cười gượng, Nét buồn cô liêu…

tin giả

ại nói về tin giả – fake news… ngày 29/04/1975, trong một nỗ lực cuối cùng, CIA rêu rao trên sóng radio rằng vừa có đảo chính xảy ra ở Bắc Việt, VC buộc phải rút 3 sư đoàn trở về, SG đã được giải vây. Chuyện được kể lại trong phim tài liệu “Vietnam war” (Ken Burns & Lynn Novick, 2017). Đưa tin xong, chắc CIA cũng phải gãi đầu gãi tai:

Hình như không được thông minh cho lắm… Còn người Việt thì cười khẩy: nói éo ai tin! Không phải đến giờ mới có vấn nạn tin giả, bản chất gian dối của nhân loại vốn đã có từ thời… còn là vượn người kia! Khác chăng là ở thời hiện đại, tin giả bùng nổ kinh hoàng với sự trợ giúp của internet và mạng xã hội mà thôi. Giả, cái gì cũng giả, chỉ có khổ đau là có thật…

body count

ư dân mạng đến giờ vẫn bàn luận, rút cuộc là Mỹ đã thua hay không thua trong cuộc chiến VN. Nghe nhiều lắm rồi, thua hay không thua rút cuộc chỉ là từ ngữ, nhiều người cứ thích “chơi chữ” chứ không thích nhìn vào thực tế! Có một câu chuyện như sau, không biết thật đến mức nào: Nghe đồn là, hồi năm 64, 65 gì đó, bên dưới tầng hầm Lầu Năm Góc, bộ trưởng McNamara đã ra lệnh chế tạo một cái siêu, siêu máy tính!

Rồi người ta nhập vào đó một núi dữ liệu thống kê, hàng vạn chỉ số đo lường: số lượng bom đạn, pháo, tăng, máy bay, tên lửa, các chỉ số hoả lực, bình định, đếm xác này nọ, rồi hỏi máy tính chỉ duy nhất một câu: “đến khi nào thì ta thắng VN!?” Cũng nghe đồn là cái siêu máy tính chạy suốt từ đó đến giờ mà chưa cho ra được kết quả! 😀 Ảnh dưới: hố bom trên đường Trường Sơn, quay bằng flycam sau hơn 1/2 thế kỷ…

mỹ lợi

ơn 500 năm trước, có 2 nhóm người cùng xuất phát từ Sầm Sơn, Quảng Xương, Thanh Hoá, vâng lệnh nhà vua đi trấn giữ biên cương. Một nhóm đi lên phía bắc, lập ra làng Trà Cổ, Móng Cái, Quảng Ninh (đã đề cập đến cách đây vài năm), một nhóm đi về phương nam, chốt chặn dưới chân đèo Hải Vân, lập nên làng Mỹ Lợi, Phú Lộc, Thừa Thiên (quê tôi).

2 ngôi làng này giống nhau một cách kỳ lạ, sau 500 năm vẫn còn bảo lưu một giọng nói, một kiểu khẩu âm giống nhau, vẫn duy trì những tập quán, phong tục, tính cách rất điển hình. Là một trong những làng đầu tiên cả nước treo cờ đỏ búa liềm (1930), là pháo đài chống ngoại xâm trong 2 cuộc kháng chiến, vô số người đi tập kết, danh hiệu Anh hùng LLVT.

Lịch sử một miền quê là phiên bản thu nhỏ của lịch sử đất nước! Những năm 20, có “nhà sư” về dựng chùa trong làng, thực chất là Đảng viên đầu tiên tuyên truyền trong quần chúng. Chế độ Diệm đã sát hại “nhà sư” này và những “đệ tử” của ông, đồng thời ép buộc được vài chục người theo đạo. Diệm đổ, dân làng đốt nhà thờ, “giáo dân” thì… chôn sống!

Bao thăng trầm lịch sử, đọng lại trong tôi là văn hoá làng: dân chúng cực kỳ chịu khó và tháo vát, họ làm được mọi việc, mọi nghề: làm lúa, nương, vườn, xây dựng một hệ thống thuỷ lợi siêu phức tạp, làm mộc, nề, các nghề thủ công, đánh cá, đóng thuyền .v.v. Kèm theo đó là bản tính bảo thủ, cứng đầu mà một người gốc từ đó ra đi như tôi đôi khi cũng cảm thấy… hơi hãi! 🙂

viết cho 3///

ôi không thích dùng từ ngữ bao đồng, xúc phạm, vì ở đâu, giới nào cũng luôn có người này, người khác (trong tất cả mọi phe phái). Nhưng thời gian đã qua đi gần nửa thế kỷ, những sự thật lịch sử hiển nhiên, nhiều người vẫn không muốn thừa nhận, hay tìm cách làm sai lệch nó đi! Dưới đây là bức tranh toàn cảnh sân khấu chính trị miền Nam Việt Nam, nói thật ra, Hà Nội có sách lược từng bước, từng bước, hết sức rõ ràng:

Bước 1: lật chế độ Diệm: độc tài, gia đình trị, thiên vị tôn giáo, ngu dốt và tàn ác. Được dựng lên bằng một cuộc bầu cử gian lận, nhưng ít nhất người Mỹ cũng có thể “lu loa” với thế giới rằng đây là một chế độ “bầu”!

Bước 2: ai ra ứng cử thổng thống, thủ tướng với tư cách “dân sự” là kêu biệt động thành đi ám sát, ví dụ như vụ GS Nguyễn Văn Bông. Việc này “chính sử” đã thừa nhận, chẳng có gì phải ngại mà không công khai thông tin.

Bước 3: chính giới SG chỉ còn lại các tướng lĩnh, mà các ông này thì chẳng ai chịu ai. Điển hình như vụ Thiệu, Kỳ & Nguyễn Chánh Thi, cánh miền Nam & cánh miền Trung đánh nhau năm 66 ở Đà Nẵng, hàng trăm lính thương vong!

Bước 4: dùng phong trào đấu tranh Sinh Viên và Phật Giáo, đòi hỏi một chế độ “dân sự”. Nhưng trong một cái bẫy đã giương sẵn thì người Mỹ kiếm đâu ra một “chế độ dân sự”, trước sau chỉ có “quân phiệt, độc tài” thôi!

Bốn bước trên làm cho miền Nam không bao giờ có được một chế độ dân cử, dân bầu, trước sau đều là các “chính phủ tạm thời” cho giới tướng lĩnh đảm nhiệm. Như thế, tính “chính danh” của VNCH gần như là không có, vì đó có phải là một chính phủ dân bầu đâu!? Nói trắng ra, là gì nếu không phải là một bộ máy quân sự cho người Mỹ tạo dựng lên, bơm tiền nuôi sống và giật dây điều khiển!? Mà sự thật trước sau cũng chỉ có thế!

Ngay trong giới quân phiệt cũng không đồng nhất! Thành phần già như Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn… tương đối có tư cách, không muốn dính líu quá sâu với người Mỹ, thậm chí muốn đàm phán hoà bình với MTGP. Thấy không thể chống cộng với các tướng lĩnh già, Mỹ giật dây cho các tướng trẻ lên nắm quyền. Từ 1963 đến 1973, trong 10 năm có 10 cuộc đảo chính khác nhau, chẳng lúc nào yên, tình hình như thế chỉ có lợi cho MTGP.

Lúc đảo chính họ Ngô, ông Nguyễn Văn Thiệu mới là… đại tá – sư trưởng, 40 tuổi, ông Nguyễn Cao Kỳ còn là… trung tá, 33 tuổi, 4 năm sau thì một người trở thành tổng thống, một người thành thủ tướng, ở cái độ tuổi… trên dưới 40 (!!!). Trong những thể chế chính trị thông thường khác thì phải hơn 20 năm sau nữa, các ông ấy mới “đủ tuổi” để ngồi vào hai cái ghế ấy! Nên nói cho đúng chỉ là một junta – tập đoàn tướng lĩnh tay sai mà thôi!

Phật giáo thời gian đầu giữ lập trường không can thiệp chính trị vốn có của họ. Nhưng trước thực trạng bị đàn áp, sát hại quá nhiều, nên họ mới phải cử người ra đấu tranh, trước sau đều bằng các biện pháp bất bạo động kiểu Gandhi! Tại thời điểm 1963, ông Trí Quang cũng chỉ 40 tuổi, trong hàng giáo phẩm Phật giáo mới ở cỡ… trung bình, các ông “boss” thực sự như Thích Tịnh Khiết, Thích Đôn Hậu, etc… vẫn còn chưa ra mặt.

1000 người chết trên chiến trường chỉ là một con số, đôi khi chẳng ai biết đến! Nhưng một cái chết như của hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu lại làm rung chuyển thế giới, đánh thức lương tâm loài người! Rất nhiều lực lượng khác nhau, gần như là toàn XH: một số là CS, một số thân CS, một số có liên hệ với CS, một số chẳng dính gì đến CS, tất cả đều cùng đấu tranh, đó là phản ứng chung, hiển nhiên trong tình trạng xã hội dầu sôi lửa bỏng!

Nên nói các bạn “ba que”, người Mỹ không hiểu Việt Nam đã đành, các bạn mang tiếng là người Việt Nam, sống trong lòng dân tộc, mà các bạn chẳng hiểu éo gì về dân tộc. Đương thời, các bạn chẳng đại diện được cho đa số dân chúng, còn đến lúc thua rồi cũng không biết vì sao mà thua, lại còn cay cú đơm đặt, hoang tưởng! Cũng còn may là đất nước, dân tộc này vẫn còn những nguồn nội lực âm thầm & thâm hậu khác!

thích trí quang

高高山上行船
深深海底走馬

Cao cao sơn thượng hành thuyền, Thâm thâm hải để tẩu mã.

Cao cao trên đỉnh núi ta chèo thuyền, Sâu sâu dưới đáy biển ta cỡi ngựa.

ại lão Hoà thượng Thích Trí Quang đã về cõi Phật, giới trẻ bây giờ còn không biết người này là ai. Người ta chụp lên đầu ông đủ thứ “mũ” khác nhau, bên thì gán là CS, bên thì nghi là CIA, người khác nữa thì cho là đại diện “bên thứ 3”, vâng vâng. Riêng ông thì bảo: “Càng nhiều mũ càng tỏ rõ thật không có mũ nào. Trái lại, càng nhiều mũ càng tốt…” Và tôi cũng nghĩ như vậy, trước sau, ông chỉ có cái mũ ni tu hành đó mà thôi!

Lại nói, đám bô bô cái mồm, cái gì mà… “Tiết trực tâm hư” – 節直心虛 (lòng ngay thẳng, tâm trống rỗng như đốt tre) chẳng những không có tư cách để hiểu con người này đã đành (và đã phải nhận lãnh nghiệp chướng vì không hiểu sức mạnh thâm trầm của đạo pháp), mà rất nhiều người khác cũng không hiểu ông nốt. Trong một thời đại mà người ta phải “chọn phe”, đứng giữa 2 làn đạn như ông là một bản lĩnh phi thường!!!

nhà 100 cột

uối tuần, tranh thủ “độp” ra ngoại thành tí cho giãn gân cốt, nhân tiện ghé thăm căn nhà cổ 100 tuổi, 100 cột ở Long An, lộ trình đi & về: 50km x 2. Căn nhà rường kiểu Huế, 5 gian 2 chái, có 2 dãy nhà phụ cộng lại hình chữ khảm (凵), do 17 người thợ làng mộc Mỹ Xuyên, Huế trong hơn 3 năm mới hoàn thành. Căn nhà có nhiều điêu khắc sống động, xinh xắn…

ghe Sấm

ạp xe 2 ngày (100km x 2) chỉ để ghé thăm con tàu này: ghe Sấm, Nhà Lớn, Long Sơn, Vũng Tàu. Một chút lịch sử di dân, một chút phong tục tập quán tốt đẹp cũ còn sót lại. Chiếc ghe Sấm này dài khoảng 20m, rộng khoảng 4.5m, có một cột buồm 15m với nhiều mái chèo…

Tiện ghé qua bảo tàng vũ khí Robert Taylor. Hình đầu tiên bên dưới, một biểu tượng của 2 cuộc kháng chiến. Tên “khoa học”: Bren light machine gun, tên “dân gian”: khẩu FM đầu bạc. FM là viết tắt từ tiếng Pháp: fusil mitrailleur – súng máy, còn cái biệt danh “đầu bạc” thì xem hình sẽ rõ… 😀

woodgas

ơn 30 năm về trước, những chuyến xe đò miền Trung, thường thấy có cái lò đốt than gắn sau xe, vừa chạy vừa bốc khói, văng lửa tung toé. Hồi đó ngây thơ cho rằng đó là một loại động cơ hơi nước, giờ thì biết đó nó chạy bằng… củi, gỗ. Nguyên tắc hoạt động đơn giản: củi, gỗ được đun trong cái lò yếm khí (thường đun bằng than) phát sinh hỗn hợp khí gas (đa phần là H2 – hydro và CO – carbon monoxide), loại gas này cháy được, sau khi qua hệ thống lọc sạch, dùng làm nhiên liệu cho động cơ. Trước WW1, châu Âu xài phổ biến hệ thống ống phân phối khí than (coal gas) qua đường ống, phục vụ nhu cầu thắp sáng, sưởi ấm ở đô thị. Khí than cũng là một dạng syngas, khí tổng hợp nhân tạo như woodgas, hầm than trong môi trường kín để sinh ra khí đốt, hệ thống này được dùng mãi cho đến khi các hệ thống xài LPG hiện đại hơn ra đời. Những năm WW2, ở châu Âu, cả triệu xe hơi được hoán cải để xài woodgas do thiếu hụt thiếu xăng dầu nghiêm trọng, thậm chí xe tăng cũng có lúc phải chạy… bằng củi!

Đến tận bây giờ, nhiều vùng tương đối lạc hậu (như ở Triều Tiên, Miến Điện, etc…) vẫn còn xài loại “lò hơi” này, xe chỉ cần thay đổi chút xíu ở carburateur – bộ chế hoà khí, lúc có xăng thì chạy xăng, lúc không có xăng thì… xách rìu vào rừng đốn củi! 😀 Khí gas có được từ quá trình “nung, hầm gỗ” chỉ có khoảng 60 ~ 70% mật độ năng lượng so với xăng, nên xe cũng chỉ có thể chạy tới mức đó, 60, 70 kmh cũng đã là rất tốt, và dĩ nhiên là hao củi, gỗ, ước lượng khoảng 100 kg cho 100 km với một chiếc xe tải 2 tấn! Tuy chưa bao giờ được xem là giải pháp thay thế xăng dầu, nhưng woodgas cũng có một số ưu điểm có thể cân nhắc: quá trình đốt thải ra carbon dioxide – CO2, nhưng hầu như không thải ra carbon monoxide – CO như động cơ chạy xăng, nên được xem là sạch, ít gây ô nhiễm hơn. Tro than còn lại sau quá trình đốt có thể dùng làm phân bón, nên đứng từ góc độ kinh tế, hệ thống có hiệu suất toàn phần tốt hơn, phù hợp hơn với các môi trường nông nghiệp! Xem thêm các thông tin ưu / nhược trên wiki!