sơn ca 10

ác ca khúc của băng nhạc Sơn ca 10 này đã post rải rác khắp nơi trên blog của tôi, nay tập hợp lại đầy đủ thành một bộ 18 bài hoàn chỉnh. Không cần phải nói thêm dài dòng, lời giới thiệu ở đầu băng nhạc, một cách khá ngắn gọn nhưng rất chính xác, đã nói thay tất cả: Hân hạnh giới thiệu một chương trình ca nhạc đặc biệt, Sơn Ca số 10, với tiếng hát Thái Thanh và ban hợp ca Thăng Long, qua những ca khúc tuyển chọn, từng làm rung cảm cả một dân tộc, thấm sâu vào lòng đất nước và tạo thành danh, tiếng hát Thái Thanh và ban hợp ca Thăng Long!

Sơn ca 10 - lời giới thiệu 

Mặt A

1. Các anh đi - Văn Phụng - Thái Thanh 
2. Nhớ người ra đi - Phạm Duy - Thái Thanh 
3. Sáng rừng - Phạm Đình Chương - ban Thăng Long 
4. Về mái nhà xưa - Nguyễn Văn Đông - Thái Thanh 
5. Những bước chân âm thầm - Y Vân - Kim Tuấn - ban Thăng Long 
6. Đêm ngắn tình dài - Dương Thiệu Tước - Thái Thanh 
7. Giã từ đêm mưa - Văn Phụng - ban Thăng Long 
8. Hoài cảm - Cung Tiến - Thái Thanh 
9. Xóm đêm - Phạm Đình Chương - ban Thăng Long 

Mặt B

1. Tình ca - Phạm Duy - Thái Thanh 
2. Sang ngang - Đỗ Lễ - Thái Thanh 
3. Khúc nhạc ly hương - Lâm Tuyền - Thái Thanh 
4. Tiếng sông Hồng - Phạm Đình Chương - ban Thăng Long 
5. Tiếng sông Hương - Phạm Đình Chương - ban Thăng Long 
6. Tiếng sông Cửu Long - Phạm Đình Chương - ban Thăng Long 
7. Mấy dặm sơn khê - Nguyễn Văn Đông - Thái Thanh 
8. Hẹn hò - Phạm Duy - Thái Thanh 
9. Bài hương ca vô tận - Trầm Tử Thiêng - Thái Thanh 

cổ kính – tàn y

Đập cổ kính ra, tìm lấy bóng,
Xếp tàn y lại, để dành hơi!

ột bài thơ cổ, tương truyền là của Ôn Như hầu – Nguyễn Gia Thiều, theo thể Thất ngôn Đường luật, tác giả thương khóc người vợ đã mất, trong đó có hai câu luận rất “đắt”: Đập cổ kính ra, tìm lấy bóng, Xếp tàn y lại, để dành hơi. Tác giả muốn đập vỡ kính (gương) ra, để tìm bóng người yêu từng soi trong đó, rồi đành xếp manh áo lại, để giữ chút hương xưa còn sót của người đã khuất. Cổ thi mà ngôn từ, ý tứ như thế quả thật là quá mới lạ, táo bạo và cũng rất lãng mạn. Dù lời văn nghe có vẻ xưa cũ, “thơ tình” như thế này, ngay cả thời hiện đại dễ gì sánh được!?

Tình hoài hương - Thái Thanh 
Tình ca - Thái Thanh 
Cành hoa trắng - Quỳnh Giao 
Quê nghèo - Quỳnh Giao 
Nhớ người thương binh - Mai Hương 
Nương chiều - Mai Hương 
Thu chiến trường - Kim Tước 
Dạ lai hương - Kim Tước 
Chinh phụ ca - Hà Thanh 

Nhạc của Phạm Duy, với tôi cũng giống như là “cổ kính” và “tàn y”! “Dân ca VN”, xem như là một thứ đã mất, một người đã khuất, không mấy ai còn biết bóng dáng thế nào! Âm nhạc của Phạm Duy cũng giống như “cổ kính” – chiếc gương còn lưu giữ lại bóng dáng của người đẹp, cũng giống như “tàn y” – manh áo cũ còn lưu lại chút hương thơm của giai nhân, âm nhạc Phạm Duy còn lưu lại phảng phất hình bóng dân ca Việt. Về sau, muốn tìm lại bản sắc, e rằng cũng phải làm những việc “đập kính – xếp áo”, tìm lại sự phản chiếu trong âm nhạc của Phạm Duy vậy!

ly rượu mừng – 2

… Nhấc cao ly này, hãy chúc ngày mai sáng trời tự do. Nước non thanh bình, muôn người hạnh phúc chan hoà. Ước mơ hạnh phúc nơi nơi, hương thanh bình dâng phơi phới!

ất hơn 40 năm để bài hát này được cấp phép lưu hành trở lại. Nhiều năm trước, đã post nhiều về nó: ở đây, ở đây… giờ không muốn nói nhiều nữa. Những trớ trêu của lịch sử, âm nhạc chẳng phải là hội hoạ, ấy thế mà người ta vẫn đợi đến khi người nhạc sĩ qua đời lâu rồi, mới bắt đầu công nhận tài năng và giá trị các tác phẩm âm nhạc của ông ấy!

Ly rượu mừng - Thái Thanh 
Ly rượu mừng - Thái Thanh và Hợp ca Thăng Long 
Ly rượu mừng - Hợp ca Ngàn Khơi 
Ly rượu mừng - Hợp ca Hy Vọng 
Ly rượu mừng - dàn nhạc Lê Văn Khoa 

bắc hành – 2015, phần 15

Về về đây miền Đồng Nai có Cửu Long,
Cuộn chảy dâng trời Nam mạch sống.

Tiếng sông Cửu Long, Trường ca Hội trùng dương - Phạm Đình Chương 

ường đi đã tới… nhưng vẫn còn nhiều điều đọng lại sau chuyến đi muốn nói thêm ở đây, không phải chỉ là về những con đường, những cảnh quan tuyệt đẹp đã qua. Đó là về người Mông ở Đồng Văn, Mèo Vạc, Hà Giang và các nơi khác, ở họ có nhiều điểm khác biệt với các sắc dân còn lại. Nếu đồng bằng là lãnh địa của người Việt, lưng chừng núi là khu vực sinh sống của những dân tộc: Mường, Tày, Thái, Dao… thì người Mông luôn chọn sống trên đỉnh những ngọn núi cao.

Bản chất du mục, du cư ăn sâu vào trong tâm thức người Mông, suốt nhiều ngàn năm phải trốn chạy sự lấn ép của người Hoa và nền văn minh Hán. Mặc cảm lưu vong trên “đất người”, thái độ kép “bên này bên kia”, khép kín với người ngoài và phát triển tính tự trị cộng đồng. Mặt khác, lại văn minh ở một số khía cạnh: tự do tình yêu và hôn nhân, khai phóng tính dục, tục kéo dâu, chợ tình, mộng mơ, yêu thích tự do, thiện chiến, nhiều bất mãn và nổi loạn hơn thảy những dân tộc khác.

Một số người có thể nhìn người Mông (và những sắc dân khác) như những dân tộc chậm tiến, riêng tôi cảm thấy thích thú và đồng cảm với lối sống tôn trọng giá trị cá nhân của họ. Vẫn biết cuộc sống hiện đại là một quá trình khó có thể đảo ngược, nhưng người Mông vẫn duy trì cá tính dân tộc của mình như cố thủ trên các đỉnh núi cao. Cá tính Mông như thể vùng họ sống: hùng vĩ, hiểm nguy, tự do và thơ mộng, như những đỉnh núi cao bất tận, vô danh, đời đời mù sương phủ!

bắc hành – 2015, phần 14

Đường chiều mịt mùng, cát bay tỏa bước ngựa phi đường trường.
Đường về nước chập chùng xa, nhiều đồi núi cheo leo.

Người chinh phu về - Trường ca Hòn vọng phu - Lê Thương 

Chặng 14: Buôn Ma Thuột ❯ Đăk Mil ❯ Đức An ❯ Gia Nghĩa ❯ Kiến Đức ❯ Bù Đăng ❯ Đồng Xoài ❯ Thủ Dầu Một ❯ Sài Gòn

Sài gòn ⇔ Hà nội 2015
Sơn Tây 2015
Yên Bái 2015
Lào Cai 2015
Hà Giang 2015
Đồng Văn 2015
Mèo Vạc 2015

hặng cuối của hành trình, phong cảnh, con người càng lúc trông càng quen thuộc. Càng vào nam, thời tiết càng thêm nóng bức, cộng với cái gió bụi mù trời của những đoạn đường đang xây, nên không còn hứng thú nhởn nhơ chụp ảnh nhiều nữa, chỉ tập trung hoàn tất cho xong phần cuối của chuyến hành trình xuyên Việt kéo dài đúng 1 tháng, 30 ngày rong ruổi trên lưng ngựa (sắt) này. Post thêm ở đây một số hình ảnh vùng của Tây Bắc, những chặng chính của chuyến đi.

Hoàn tất Bắc hành tạp lục này, công – tơ – mét chiếc xe nhảy thêm hơn 6000 km: khoảng 1700 km từ SG đi HN theo QL1, tầm 2300 km lang thang ở các tỉnh phía Bắc, và chừng 2000 km ngược trở lại theo đường HCM. Trái với suy nghĩ ban đầu, thực sự những chuyến đi dài thế này cũng không có gì là khó khăn hay mệt mỏi (nhưng cũng nên có sự chuẩn bị tốt hơn cho những tình huống dọc đường). Biết bao nhiêu chuyện Sở kiến hành trên những quãng đường đất Việt đã đi qua.

Nhìn lại những địa danh xe đã lăn bánh qua: Suối Giàng, Nghĩa Lộ, Khau Phạ, Mù Cang Chải, Than Uyên, Ô Quý Hồ, Sa Pa, Y Tý, Bát Xát, Mường Khương, Si Ma Cai, Xín Mần, Hoàng Su Phì, Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, Mã Pí Lèng… và trên con đường HCM xuyên Việt: Vĩnh Lộc, Cẩm Thuỷ, Nghĩa Đàn, Tân Lập, Vũ Quang, Khe Gát, đèo Đá Đẽo, Phong Nha, Đăk Rông, đèo Pêke, A Roàng, đèo Lò Xo, Ngọc Linh… những chặng đường khó khăn, nhưng cũng là đẹp nhất Việt Nam!

bắc hành – 2015, phần 4

Gối đầu trên Lào Cai, Việt Trì,
Em nằm tóc xõa bãi cát dài,
Thả hồn mơ tới Thái Bình qua Sơn Tây.

Tiếng sông Hồng, Trường ca Hội trùng dương - Phạm Đình Chương 

ên đến Sapa một ngày rét đậm, hôm đầu tiên chứng kiến ngay một trận mưa đá, những giọt nước đóng băng bằng cỡ hạt đậu, rơi xuống đất rào rào bắn tung toé như muối hạt. Cũng có ý ở Sapa lâu một chút, hy vọng sẽ có tuyết… Chính giữa trưa mà cả thành phố chìm ngập trong biển sương mù. Những người dân tộc nhóm lửa sưởi bên nhà sàn, còn mình thì cứ tay trần lái xe từ giờ này sang giờ khác, mới biết những tháng ngày chèo thuyền cũng tương đối mang lại chút kết quả!

Người ta vẫn thường hay kháo nhau về những miền gái đẹp như ở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu… Thực ra theo tôi, đó chỉ là một cách nói. Ở đâu đất đai rộng rãi, khí hậu tương đối ấm áp, có thể sản xuất được, đời sống không quá khó khăn, ở đâu sơn thuỷ hữu tình, núi non hùng vĩ, lòng người cũng khoáng đạt, rộng rãi như thiên nhiên vậy. Ở đâu hội đủ cả hai điều kiện vật chất và tinh thần nói trên, thì ở đó con người sẽ đẹp, gọi là miền gái đẹp cũng là đương nhiên, không có gì là lạ!

Năm ngoái đã thăm thú kỹ Sapa và các vùng phụ cận, năm nay chỉ ghé qua để đi lại vùng chân núi Hoàng Liên Sơn, phía bên kia đèo Ô Quý Hồ. Cảnh quan rộng lớn, núi non cao ngút choáng ngợp, thật là nơi mở rộng tầm mắt và lòng người. Cái cảm giác tay lái chênh vênh trên bờ vực thẳm, cảm giác mỗi người chỉ là một hạt cát trong thiên nhiên bao la… Con người ta sinh ra vốn là như vậy, không phải những thứ gian vặt, tẹp nhẹp, tủn mủn của cuộc sống thường ngày trong cái xã hội bây giờ.

neo – analog

t has been in my mind for quite a long time, the coined term of neo analog, just like neo classical, neo colonial, neo nazi… Starting from Kindle, I love the idea of an e – book reader with e – ink display which mimics traditional reading material (no more developing on Kindle, gave it to my sister already). Then came the interesting concept of Livescribe, the smart pen that records your hand writing & drawing, then this latest “toy”, a vinyl disc player.

Trường ca Hội Trùng Dương 
(Thái Thanh & hợp ca Thăng Long)

I’ve been making a small collection of Vietnamese oldies on vinyl discs, which are really hard to find at the moment. This is an entry – level turntable that can be connected to PC via USB cable. The sound can be captured into digital format as the analog device is being played. Images on the left: the turntable connected to PC, and recording with Audacity on my Ubuntu laptop. I’m digitalizing the lovely songs from the 2 discs brought back from my last trip to Dalat.

Every motivation that makes a man do something can be classified under: survival, social life and entertainment. Progress is defined as reaching a higher category: not doing a thing merely for survival, but for social reasons, and then, even better, just for fun. (Linus Torvalds’ law)

For the time being, I still can not refine the sound quality recorded via USB on this Ubuntu laptop, though the really aging discs still produce good sound with speakers 😢. Would post the music samples once they are done, the very early recordings of outstanding Vietnamese masterpieces!

Updated Oct, 27th

Let listen to the beautiful music on the margin. What’s next on neo analog!? Something would be mentioned in one of my next blog post!


hợp ca thăng long

ợp ca Thăng Long, cũng có thể gọi là ban nhạc của gia đình họ Phạm với linh hồn là nhạc sĩ Phạm Đình Chương (Hoài Bắc), Phạm Đình Viêm (Hoài Trung), Phạm Thị Băng Thanh (Thái Thanh), Phạm Thị Quang Thái (Thái Hằng), Khánh Ngọc, ngoài ra còn có sự góp mặt của nhạc sĩ Phạm Duy và nhiều người khác… (NS Phạm Duy cũng đã định lấy nghệ danh là… “Hoài Nghi” để được cùng một tông với Hoài Trung, Hoài Bắc… 😬)

Xóm đêm - Hợp ca Thăng Long 
Những bước chân âm thầm - Hợp ca Thăng Long 

Thành lập năm 1951 tại Sài Gòn, ban nhạc của phòng trà Đêm Màu Hồng này quy tụ những nghệ sĩ tài danh bậc nhất đương thời, và lưu lại cho chúng ta đến ngày hôm nay nhiều tác phẩm đánh dấu các giai đoạn khác nhau của lịch sử và âm nhạc Việt.

Điều tôi rất thích khi nghe hợp ca Thăng Long không phải chỉ là các sáng tác, những giọng ca hàng đầu, mà còn là phần hòa âm phối khí tương đối công phu (so với đương thời), điều dể nhận ra khi nghe lại Sơn ca 10, cũng là điều hiếm thấy ở các ban nhạc cùng thời khác. Tất cả gộp lại thành vị trí duy nhất của hợp ca Thăng Long trong lịch sử Tân nhạc!

con đường vui

hiều người thường bảo Tân nhạc sao toàn những bài hát ảo não, ủy mị, ngậm ngùi, trông ngóng, hoài hương, xa quê, xa vắng… tôi cho rằng không phải. Tân nhạc đâu phải chỉ có vậy, còn có rất nhiều ca khúc thiếu nhi, ca khúc học sinh, thanh niên ca, hành khúc, tình ca, ca khúc hướng đạo, âm nhạc Phật giáo, Công giáo, nhạc trẻ, nhạc phản chiến… Một thực tế, thực thể sống động, phong phú, nhiều màu sắc đến như vậy không chịu khó tìm hiểu, không lắng nghe mà cứ phán bừa thì e rằng hồ đồ.

Con đường vui – Hợp ca Thăng Long 

Khi mà đối phương đang ở trên những Con đường không vui – La rue sans joie – Street without joy thì chúng ta có rất nhiều những bài như ca khúc Con đường vui này! 😀 Tôi không biết lúc đó bài hát phổ biến như thế nào, nhưng ai có dịp làm quen với các tổ chức Hướng đạo, Thanh niên Phật tử thì sẽ biết nhiều những ca khúc như thế này vẫn còn lưu truyền. Như thế hệ trước, có thể không biết cái tên Con đường vui, nhưng họ vẫn nhớ những lời ca đầy trẻ trung, phóng túng: giang hồ không bờ không bến, đẹp như kiếp Bohémien…

thái thanh

Một ngày đó tóc mây đã phai mầu,
Có chờ ta oán trách đâu, có vì duyên kiếp không lâu.
Đời sẽ thấy chúng ta sống không cầu!
Cho tình cứ úa phai mau, cho người cứ mãi phụ nhau.


ost ở đây làm tư liệu, những ca khúc cổ điển, bán cổ điển nhạc ngoại quốc lời Việt do giọng ca Thái Thanh trình bày. Đa số những ca từ này đều được đặt bởi Phạm Duy hay là Phạm Đình Chương, những người tiên phong trong việc “phổ cập” nhạc cổ điển, bán cổ điển ngoại quốc vào nền ca khúc Việt.

Ảnh trên: Thái Thanh và 2 người anh, Hoài Bắc (Phạm Đình Chương), Hoài Trung (Phạm Đình Viêm, half – brother), những giọng hát vàng của ban hợp ca Thăng Long một thời. Một số bản thu âm chất lượng khá tệ (một ít được thu vào những năm 50 hay sớm hơn), nhưng không vì thế mà che lấp đi được “tiếng hát trên trời” Thái Thanh! Về ca từ, trong những lời ca khá “cổ điển” và “sáo” này, tôi luôn tìm thấy điều gì đó về cách sử dụng tiếng Việt!

Khúc nhạc muôn đời - Domino, Louis Ferrari 
Lòng người ly hương - La complainte des infidèles, Georges Van Parys 
Dạ khúc - Serenade, F. Schubert 
Dòng sông xanh – Le beau Danube bleu, J. Strauss 
Sóng nước biếc – Les flots du Danube, J. Ivanovici 
Những chiếc lá úa – Les feuilles mortes, Joseph Kosma 
Ave Maria – F. Schubert 
Khúc ca muôn thủa – Granada 
Chiều tà – Serenata, E. Toselli 
Mối tình xa xưa – Célèbre valse, J. Brahms 
Ánh mắt liêu trai – Reverie, R. Schumann 
Tango xanh – Le tango bleu, Tino Rossi 

Tiện thể post luôn ở đây một số bìa minh hoạ nhạc ngoại quốc do NS Phạm Duy đặt lời Việt: