Sau khi ở Hà Lan học nghề mộc được vài tháng, Peter – 1 vượt biển sang Anh quốc, và được vua nước Anh, William – 3 đón tiếp nồng hậu nhưng không nghi lễ, vì Peter du hành ẩn danh – incognito! Động cơ lớn nhất của Peter khi sang Anh là… các bản thiết kế thuyền! Mặc dù ông rất hâm mộ tay nghề đóng thuyền của các nghệ nhân Hà Lan, Peter nhận thấy rằng nó vẫn thiếu tính hệ thống, chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm, thiếu bản vẽ chính xác và tài liệu kỹ thuật chuẩn hoá! Nhà vua Anh tặng Peter – 1 chiếc du thuyền nhỏ làm quà, và chính chiếc thuyền này đã chở về Nga cả trăm chuyên gia, kỹ sư mà Sa – hoàng thuê được, đương nhiên phải trả một mức lương hậu hĩnh thì người ta mới chịu sang Nga làm việc! Chỉ hai năm sau thì Peter hoàn thành con tàu 58 súng Goto Predestinatsia, được xem là ship – of – the – line đầu tiên của nước Nga, được đóng hoàn toàn bằng “công nghệ” nội địa, bây giờ là con tàu bảo tàng ở Voronezh!
Nhân tiện nói về thuật ngữ ship – of – the – line, line ở đây là line – of – battle, đội hình hải chiến phổ biến nhất là một hàng dọc, hai bên tiếp cận nhau bằng hai hàng song song và đấu súng! Chiến thuật một hàng dọc là phổ biến nhất trong hải quân, thậm chí đến cả thời hiện đại, Hải chiến Hoàng Sa, 1974 cũng bày đội hình một hàng dọc! Không có định nghĩa rõ ràng một con tàu như thế nào là được xem là ship – of – the – line, nhưng thường là phải trên 50 súng! Đội hình hàng dọc bảo đảm một điều là nếu tàu nào không chịu nổi hoả lực của đối phương thì có thể… bỏ hàng và… chạy! Nhưng cũng vì vậy mà các trận đấu theo chiến thuật này thường có kết quả không rõ ràng vì các tàu có xu hướng bỏ, dạt hàng! Để khắc phục điều này, ở trận Trafalgar, đô đốc Nelson đã sử dụng đội hình hai hàng dọc, để khoá các tàu của đối phương và của chính bản thân mình vào thế trận đan xen, bắt buộc phải đấu tới bitter – end, thắng bại rõ ràng mới thôi!