mách qué

ồi đó cứ lang thang quanh quẩn ở mấy tiệm sách cũ quanh khu chợ Bà Chiểu và góc đường Trần Huy Liệu… bắt gặp cuốn thơ Cao Bá Quát bản in chữ viết tay siêu đẹp, chủ quán nhìn mặt kêu giá 500K, mà học sinh làm éo gì có tiền, đành tiếc mãi thôi! Đương nhiên quá trình lớn lên và học hỏi cũng có đọc ít nhiều Thơ mới, thơ VN, nhưng mà sâu từ trong nhận thức, chỉ có “chữ Hán”, chỉ có Đường thi mới là thơ. Còn “Nôm na là cha mách qué”, tiếng Việt vẫn là một ngôn ngữ “mách qué – không đứng đắn”! Một lũ từ ngữ trơn tuột, cưỡng từ đoạt lý, giảo hoạt, nói cho lấy có lấy được, cứ ưa hơn người bằng cách lấp liếm, hoa ngôn xảo ngữ, chứ không thực sự nhắm đến nội dung bên trong!

Học “cổ văn”, cái đầu tiên là phải kiên nhẫn suy nghĩ xem ý tứ nó ra làm sao, không phải nghe có nửa câu đã nhảy vào miệng người ta ngồi: “ah ta biết rồi, nó là như thế này, thế kia!” Bởi đa số người Việt vẫn chỉ biết: “Cầm đao chém nước chảy cuồng, Tiêu sầu nâng chén càng buồn thêm thôi!”, nhưng có ai chịu khó đọc tiếp mấy câu sau: “Trần gian chưa thoã ý người, Sớm mai xoã tóc rong chơi với thuyền”!? Tiếp sau luôn luôn có những cái “ý tại ngôn ngoại”, viện dẫn sự tích, điển cố, làm cho ngữ nghĩa nó thâm trầm, bao quát! Nói thẳng muôn đời vẫn là một kiểu dân tộc tính khó sửa, học một ông “thầy Tàu” nào đó nhưng vì bản chất nó “đoản” nên lúc nào cũng chỉ học được… một nửa câu! 😢

penpower

ơn 25 năm trước, một lần đi hội chợ tin học mua được cái này, bút nhập chữ Hoa PenPower với đế cảm ứng 2×1.5 inch! Thế là tiếp tục học chữ với thiết bị này, yêu thích vô cùng, về sau xài nhiều, hỏng mất không dùng được nữa! Thời đó xem như hiện đại lắm, nếu so với cùng thời e là hơn xa iPad + Apple Pencil bây giờ! Thứ tự nét bút rất quan trọng, vì đây là 1 kiểu nhận dạng online (chữ “online” này hiểu trong ngữ cảnh bộ môn Nhận dạng & Xử lý ảnh), không phải đọc ảnh tĩnh, viết đúng thứ tự nét thì nhận rất chính xác! Lý do rất thích cái cảm ứng là vì không như các bạn gốc Hoa cùng lớp, chuyên nhập chữ Hán trên bàn phím máy tính tiêu chuẩn bằng phương pháp Thương Hiệt!

Mà cái Thương Hiệt thâu nhập pháp ấy khó quá, tôi học mãi vẫn không nắm được “yếu quyết” (cũng một phần vì phương pháp này không thật sự chính xác, siêu rắc rối và nhập nhằng), mà nhập liệu bằng bút viết nó trực quan hơn nhiều! Nên nhớ rằng thời đó cách đây hơn 25 năm, mà TQ đã tự làm ra những sản phẩm tin học như thế! Còn ở Việt Nam đương thời chỉ mỗi cái bảng mã Unicode tổ hợp hay dựng sẵn mà cãi nhau kịch liệt nhiều năm trời, không ai chịu ai, không quyết được. Đến tận giờ trên điện thoại thông minh với màn hình cảm ứng, giới trẻ TQ vẫn thích gõ phím thông qua “Bính âm” cho nhanh lẹ, nhưng giới già thì vẫn thích múa ngón tay, vẽ chữ để trả lời tin nhắn SMS!

thời xa vắng

ó thời, hành trình Bắc Nam là một quãng trần ai đáng sợ: từ HN đi SG mất hơn 3 ngày 2 đêm, vật vạ trên tàu suốt hơn 60h, chật chội, bẩn thỉu, lưu manh móc túi, đủ trò bài bạc bịp. Tàu thì chậm, lâu lâu lại thắng gấp, dừng lại, trưởng tàu phát loa kêu gọi quyên góp ủng hộ một nạn nhân xấu xố nào đó vừa không may bị tàu cán phải! Haiza, cái xứ Vịt, cái gì cũng đắt đỏ, chỉ có con người là rẻ bèo.

Con tàu Việt Nam đi suốt mùa vui, qua đèo Hải Vân mây bay đỉnh núi… hát thì nghe văn vẻ rứa đó, chứ trước khi vô đèo là phải dừng, gắn thêm một cái đầu máy phụ phía sau (như trong ảnh), 2 đầu máy 1 đẩy, 1 kéo, phì phò nhả khói mới lê lết qua được con đèo, qua bên kia lại dừng, cắt cái đầu máy phụ kia ra và tiếp tục hành trình! Đầu máy diesel thời hiện đại bây giờ kéo 50 toa chạy phăng phăng!

live text

ừ WWDC năm ngoái là đã bắt đầu có, trên các máy Mac + OS đời mới mới. Cứ nhấp chuột vào trong bức ảnh và copy… text ra, và dù tránh nói thẳng ra, nhưng Apple sau khi đọc toàn bộ các văn bản của bạn, thì bắt đầu lục lọi các tấm ảnh và hiểu hầu hết chữ trong đó. Làm thử nghiệm với chữ Hán trong ảnh do chính mình viết, nhận không sai chữ nào!

Mà chữ Hán mình viết tay không phải là chuẩn lắm, lại viết trên hình nền rất không rõ ràng, đến người đọc còn khó nhận ra nữa là! Đúng nghĩa kinh hoàng… cứ “tap” vào ảnh và “copy” chữ ra thôi, copy ra và paste vào một cái editor để kiểm tra lại, chả sai chữ nào! Đương nhiên để có “AI” ngày hôm nay thì mọi việc đã bắt đầu từ hơn 50 năm về trước!

iron maiden

hớ lại một quãng thời tuổi trẻ, một khoảng không gian ám đầy mùi chanh-rhum (không phải mình uống) và khói cần-sa (cũng không phải do mình hút) 😃 , nhưng lại có đầy đủ nhạc rock các thể loại! Cảm xúc lẫn lộn, tuổi trẻ mà, cần phải có cái gì đó hơi phá cách, hơi nổi loạn một tí, nhưng cũng phải có gì cái gì đó rút ra được, học được từ đó!

20 năm sau nhìn lại, cái người ta cho là kỳ quái, lập dị, dữ dội đó thực ra lại khá dễ thương, đột nhiên khi bạn nghĩ lại về nó, nét nhạc sáng sủa, câu cú chỉnh tề, hoàn toàn tươi sáng (hay ít ra là phần nào đó là như thế), mặc dù vẽ rồng vẽ rắn, xăm trổ, lời nhạc kỳ cục… nhưng âm nhạc rất sáng nhé, rất “sáng” và rất “trưởng”, chả bi luỵ, lầy lội tí nào! 😃

nhớ đồng

âu gió cồn thơm đất nhả mùi, Đâu ruồng tre mát thở yên vui. Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn, Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi? Đâu những đường cong bước vạn đời, Xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi. Giữa dòng ngày tháng âm u đó, Không đổi, nhưng mà trôi cứ trôi… Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh, Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!

head transplant

utin, trong một lần đi thăm một bệnh viện đang xây và đã trễ tiến độ nhiều năm: thế nào, có cần phải làm phẫu thuật ghép đầu (head – transplant) không? Tôi sẽ cho cắt đầu cũ và ghép đầu mới vào!? Nói nhỏ nhẹ thế thôi, đương nhiên, sau đó công việc bảo đảm tiến hành nhanh chóng!

Có nhiều cách để đẩy con tàu đi về phía trước: có khi là lợi ích, là lòng tham, có khi phải đánh vào sự sợ hãi và truy cứu trách nhiệm, chứ “đạo đức” chung chung, haiza… chỉ dùng được với thành phần có lương tri thôi, ở cái nơi dân trí lè tè ngọn cỏ như xứ Vịt thì khó lắm, khó lắm… 😢

3-K

ột bức ảnh cũ, bên trái là Sergei Korolev, KTS trưởng chương trình Tên lửa vũ trụ, ở giữa (râu dê) là Igor Kurchatov, KTS trưởng chương trình Vũ khí hạt nhân Liên Xô, hai ông lớn nhất trong lĩnh vực vũ khí! Nhưng cả 2 đều đã không thể thành công nếu thiếu người bên phải: Lý thuyết gia trưởng – chief theorist, Mstislav Keldysh, người “bảo đảm toán học” cho các công trình nghiên cứu!

Bộ 3-K này (Korolev, Kurchatov, Keldysh) là tập hợp đỉnh cao trí tuệ Xô-viết, quan trọng nhất là Keldysh, con người kỳ lạ, thiếu ông ta thì bom hạt nhân đã không nổ, và tên lửa đã không bay! Trong thực tế, cả 2 bộ: Tên lửa chiến lược và Vũ khí hạt nhân đều không chịu “nhả” Mstislav Keldysh, một tuần ông ta làm việc 3 ngày cho bộ này, và 3 ngày cho bộ kia, và 3 lần nhận danh hiệu Anh hùng lao động Xô-viết!

tuổi thơ dữ dội

ó chút thời gian để đọc lại cuốn này: Tuổi thơ dữ dội – Phùng Quán, lần trước đọc đã cách hơn 10 năm ở một quán cafe Sách khá đẹp! Tiếc là không được đọc cuốn này từ nhỏ. Đọc, nhưng sao cứ cảm thấy những chuyện trong đó nghe cứ như ai đó đã kể rồi, đọc xong thì hiểu ra rằng, họ chính là lặp lại những gì đã đọc trong sách này!

Chính vì những gì mô tả trong sách là dựa trên những sự kiện lịch sử có thật đã từng xảy ra và vẫn được lưu truyền theo kiểu “văn hoá dân gian” đến tận ngày nay, những hoạt động của các cậu bé “Vệ út” 13, 14 tuổi trong thành phần Trung đoàn Trần Cao Vân (sau là trung đoàn 101, sư đoàn 325), mặt trận Trị Thiên những ngày đầu chống Pháp!

starbucks

ô nhân viên bán hàng hỏi mình tên gì để nhập liệu vào máy, nhằm giao ly cafe cho đúng khách, mình trả lời tên là: Ahab, nhưng nhanh chóng nhận ra là trò chơi chữ không thật sự đúng chỗ, đám nhóc bây giờ làm sao mà hiểu được, nên phải khai tên thật!

Starbucks, nếu ai đó từng đọc, là người phụ tá thứ nhất (first mate) của thuyền trưởng Ahab trên con tàu Pequod! Moby Dick, Herman Melville… cái ám ảnh báo thù đeo đuổi suốt hàng chục năm, hy sinh cả con tàu và thuỷ thủ đoàn để giết cho được con Cá voi trắng!