từ điệu

Nhiều ngàn năm trước thời không thể nói rõ, nhưng độ một ngàn năm đổ lại (kể từ thời Tống) thì trình độ thưởng thức âm nhạc của dân chúng (chính xác hơn là của tầng lớp văn nhân, tri thức, có học) dừng ở mức “từ điệu”. Như thế nào là một “từ điệu”, đó là những khúc ca có nhạc điệu cố định, được truyền lại qua nhạc phổ hay được giảng dạy tại các nhạc phường! Những điệu nhạc này thường có tên, ví dụ như: Bốc toán tử, Giá cô thiên, Niệm nô kiều, Hoán khê sa, Điệp luyến hoa, Giang thành tử, Thu phố ca, Đạp sa hành, Thái tang tử, Lãng đào sa, Ngọc lâu xuân, Bồ tát man, Thiếu niên du, Vũ lâm linh, Định phong ba, v.v… Chỉ có các ca nương được đào tạo tại các nhạc phường mới rành rẽ về các ca điệu này. Còn giới văn nhân, trừ một vài ngoại lệ, do quá trình giáo dục, đa số cũng chỉ biết rõ phần “lời – chữ” chứ không tường tận phần “âm – nhạc”! Hình thức nó gần giống như ca trù vậy (thực chất đây có lẽ chính là thủy tổ của ca trù). Mỗi khi giới văn nhân tụ tập lại với nhau, họ thường làm “từ”.

Từ là một thể thơ đời Tống mà âm luật tự do hơn, để ráp vào các điệu ca cho dễ! Như thế, các văn nhân “phụ trách” phần lời, các ca nương “phụ trách” phần nhạc, và các bài từ được đặt tên theo tên điệu hát là như thế! Hình thức này có ảnh hưởng sâu đậm về sau, đến tận thời của “cải lương”, ví dụ như có vô số bài, nhạc điệu thì chỉ có một, nhưng có nhiều lời ca khác nhau được đặt ra để hát theo điệu đó. Mọi thứ nó là như thế, cho đến khi tiếp xúc với văn minh và âm nhạc phương Tây, người ta mới biết đến những loại âm nhạc phong phú và phức tạp hơn, còn trước đó, “nhạc” và “lời” được truyền tải qua những “format” cứng như vậy! Cũng vì trình độ của “đại chúng” đang ở mức đó, cứ phải lặp đi lặp lại những “định dạng” cố định! Xem ra “tân nhạc và thơ mới” đã trăm năm có dư rồi, mà trình thưởng thức âm nhạc của một bộ phận lớn thính giả Việt vẫn như ngàn năm trước, cứ phải vin vào những hình thức cố định và giản đơn thì mới hiểu nổi! Clip, từ điệu: Đãn nguyện nhân trường cữu – Vương Phi.

bạc thuyền qua châu

Khai bút đầu xuân – Bạc thuyền Qua châu – Vương An Thạch. Đường thi, Tống từ, Nguyên khúc… tốt nhất cứ đọc nguyên văn chữ Hán, tiếng Việt chỉ mang tính tham khảo, dịch ra rồi, chẳng còn mùi vị gì!

Kinh Khẩu Qua Châu nhất thuỷ gian,
Chung San chỉ cách sổ trùng san.
Xuân phong hựu lục Giang Nam ngạn,
Minh nguyệt hà thời chiếu ngã hoàn?
Qua Châu, Kinh Khẩu một sông,
Chung Nam cách núi mấy trùng trơ vơ.
Giang Nam xuân lại xanh bờ,
Đường về nào biết bao giờ trăng soi?

王安石 – 泊船瓜洲

京口瓜洲一水間
鍾山只隔數重山
春風又綠江南岸
明月何時照我還

tuế vãn

蘇軾 – 夜歸臨皋

小舟从此逝
江海寄浮生

Viết bởi thư hoạ gia Lê Quốc Việt, Văn miếu Quốc tử giám, Hà Nội, một ngày cuối năm Quý Tỵ. Lạc khoản đề: Tuế tại Giáp Ngọ niên chi mạnh xuân nguyệt cốc nhật – Kính phụng Khải Xuyên huynh thanh thưởng – Chân Thanh Bái Thư. Bảo: giống thư pháp Tống Huy Tông e chỉ là cách hiểu nông cạn bề mặt; có điều gì rất Việt trong thư pháp này! Đôi dòng nói thay ước nguyện năm mới! 😀