carbon

ồi cũng sẽ đến lúc như thế, nhưng hiện tại mới chỉ là những bước mày mò, thử nghiệm đầu tiên, Trung Quốc họ đã tiên phong làm chuyện này từ nhiều năm trước, tuy hiện tại chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp lớn gây nhiều tổn hại đến môi trường! Nhưng một tương lai “khả kiến” có thể sẽ trông giống như thế này… Chính phủ bằng những tính toán của mình, sẽ cấp cho mỗi người dân một số tín chỉ carbon, bình quân đầu người bằng nhau! Đi kèm theo đó là những mô hình tính toán, quy đổi, ví dụ như: đi xe hơi thì tính bằng chừng này tín chỉ mỗi năm. Tôi đi xe đạp, không có nhu cầu xe hơi, nên tôi sẽ bán số tín chỉ của mình cho một người khác, ví dụ như ai đó có nhu cầu sở hữu 2 chiếc xe hơi! Ví như bình quân mỗi người được phép xây chừng này m2 nhà ở, nhưng do nhu cầu của tôi thấp, chỉ cần căn nhỏ…

Nên tôi bán phần diện tích dư ra đó cho người có nhu cầu cao hơn! Đã đến lúc phải xem “khả năng giảm thiểu thiệt hại môi trường” cũng là một loại tài sản có thể đong đếm, vay mượn, sang nhượng! Và bằng cách điều chỉnh số tín chỉ bình quân đầu người, chính phủ có thể cân bằng giữa mục tiêu kinh tế và môi trường! Ví dụ như: năm này tiến độ trồng rừng không đạt như kế hoạch, buộc phải điều chỉnh giảm số tín chỉ! Một người có thể dùng tiền để mua thêm tín chỉ, nhưng tín chỉ bản thân nó cũng là loại hàng hoá mà giá cả biến động theo cung – cầu và theo điều chỉnh vĩ mô! Đương nhiên đây chỉ mới là ý tưởng sơ khai ban đầu, chứ nếu mà làm rốt ráo, triệt để, thì rất có thể sẽ trở thành một kiểu Chủ nghĩa Tư bản Nhà nước, hay nói cách khác, chính là một hình thức của… Chủ nghĩa Xã hội! 🙂

xe máy điện

ũng có cảm giác gần giống như người trong bài này, đi xe máy nhiều khi có cảm giác “lơ mơ, buồn ngủ”, thiếu điều khiển, mặc dù có lẽ là không bị nặng như tác giả! Chỉ có đi xe đạp mới cảm thấy cơ thể vận động, cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái, gia tăng nhận thức về thực tại! Về vấn đề cấm xe máy, nếu khó quá thì ta làm từng bước! Trước mắt cấm xe máy nổ, chỉ cho phép xe điện, như thế cũng đã cải thiện giao thông, môi trường ít nhiều rồi!

Thay đổi tập quán sinh hoạt của người VN sẽ là quá trình rất dài! Sẽ không dễ dàng gì… những vấn đề của người Việt nó không chỉ nằm ở tầng “phần mềm”, mà chạm đến cả “phần cứng”: không đủ sức lực, nghị lực để kiên trì làm điều gì cho thấu đáo, lúc nào cũng “hóng hớt”, chỉ muốn thoả mãn nhất thời, lúc nào cũng “ta đây biết rồi”, vớ lấy cái “bọt” gần nhất! Nói như thế để hiểu vấn đề nó… “thâm căn cố đế – 深根固柢 – sâu rễ bền gốc.”

địa nhiệt

ịa nhiệt, các dạng năng lượng hạt nhân an toàn mới, quang điện (sử dụng các tấm gương tập trung nhiệt dùng molten-salt làm vật liệu lưu nhiệt, bảo đảm phát điện 24/7 mà không phụ thuộc quá nhiều vào mặt trời! Rất nhiều hình thức thu hoạch năng lượng khác phối hợp lại sẽ hoàn toàn thay thế nhiên liệu hoá thạch trong tương lai không xa!

Máy móc nhỏ dùng pin lưu điện, máy móc lớn thì dùng động cơ hydro – xanh (hydro có được do điện phân nước, quá trình này cũng cần đến điện năng)! E chỉ có các thiết bị, máy móc quân sự là vẫn sẽ còn dùng xăng dầu! Nên trào lưu điện mặt trời rầm rộ ở Việt Nam thời gian mấy năm qua, tôi nghĩ cũng chỉ là một hình thức mua rác thải công nghệ lạc hậu mà thôi! 😢

DAC

Times that you took in stride, they’re back in demand.
I was the one who’s washing blood off your hands…

ông nghệ thu CO2 trực tiếp từ khí quyển, xử lý và bơm xuống lòng đất, sau khoảng 2 năm sẽ hoá thành dạng rắn, có thể lưu trữ dài hạn! Hiện về công nghệ đã làm được, nhưng số lượng nhà máy DAC (direct air capture) như thế này còn quá ít! Để hoàn thành mục tiêu net – zero thì cần phải có một khoản – tương – đương – tiền khổng lồ! Nên cái chuyện đầu – tiên – tiền – đâu này cần được giải quyết bằng nhận – thức & luật – lệ, chứ một mình công-nghệ không làm được!

net-zero

rước khi anh Chính đi dự hội nghị là đã có bài “lót đường”, giáo hội Phật giáo VN kêu gọi giảm thiểu rác thải nhựa… Xét về ngắn hạn thì có thể còn đấu đá, kèn cựa nhau chút ít, chứ về dài hạn, đây là mục tiêu chung các nước đều nhận thức là phải hướng tới, là xu thế hiển nhiên tất yếu! Trung Quốc thì năm qua đã dính một cơn lũ lụt được xem là… 1000 năm mới có một lần, thực ra họ đã có chuẩn bị từ lâu, các công nghệ CO2, H2, hạt nhân, công nghệ lưu trữ điện bằng khí nén, etc…

Ấn Độ cũng ngập chìm trong các vấn nạn môi trường, cái nôi của triết học cổ đại, ngồi thiền trong một đống ô nhiễm chả có thích thú, ích lợi gì! Riêng ku Nga là bình chân như vại, đất rộng, người ít, KHKT trong tay, băng tan mở đường Bắc cực. Chỉ có VN, ngộp trong sao kê từ thiện, năm ngoái miền Trung tan hoang! Nên tốt hơn là làm anh tiên phong, lon ton lót đường cho các anh lớn, sẽ được giúp đỡ về công nghệ (trước mắt là điện và lưu trữ điện), lại được tiếng nhận thức tiến bộ! 😃

tiêu chuẩn kép

in lớn nhất lâu nay, hành động hướng tới net-zero… bao gồm 2 hướng tiếp cận chính: #1. giảm khí thải, giảm tiêu thụ năng lượng hoá thạch xuống mức tối thiểu, #2. đã bắt đầu có công nghệ hấp thu khí CO2 trong khí quyển và chôn lại xuống đất, tương tự như cách những cánh rừng đang làm, nhưng nhanh hơn! Cho phép mơ mộng tí, nhưng mục tiêu này là hoàn toàn có thể trong cuộc đời chúng ta!

Mơ mộng thêm tí nữa, trong tương lai, doanh nghiệp sẽ được đánh giá bằng hai con số, một là tiền, hai là số ghi nợ trong ngân hàng CO2, cá nhân cũng được đánh giá bằng hai con số: một là tiền, hai là… điểm công dân, hay một cái gì đó tương tự để đo lường nhận thức, ý thức! Phải có tiêu chuẩn gồm nhiều tham số khác nhau, chứ hiện tại, “chỉ có tiền” thì con người chỉ có phá mà thôi! Mơ mộng, mơ mộng… 😀

tự tính

ạn có thể đem khỉ ra khỏi rừng, nhưng không thể đem rừng ra khỏi khỉ! Với khỉ, rừng là bản năng, là lẽ sống, hiểu tương đối là một dạng “tự tính – 自性 – svabhāva”! Đốn đến cái cây cuối cùng sẽ nhận ra, hoá ra chúng ta vẫn là những con khỉ nhớ rừng, cần có rừng! Chính cái ngộ nhận cao cấp hơn nên dẫn đến kiểu suy nghĩ lầm lạc đó! Chừng nào mà cái ham muốn “hơn người bất chấp” còn lớn hơn cái ham muốn “thay đổi bản thân”, thì mọi lý luận vẫn chỉ là nguỵ biện, con người vẫn chỉ là những kẻ phá hoại!

ethanol

gười trong clip này chế lại chiếc Honda từ dùng xăng chuyển sang cồn (ethanol E100). Chỉ cần đổi cái đầu van phun trong carburetor, làm cái lỗ to hơn một tý! Xe chạy như cũ, công suất cao hơn trước! Đây là lý do tại sao xe đua hiện đại đều dùng cồn, tuy mật độ năng lượng thấp hơn xăng, nhưng cồn có chỉ số octane cao hơn, cháy hết, cháy sạch hơn xăng, nên cuối cùng công suất lại cao hơn! Điều quan trọng nhất với động cơ dùng cồn là nó rất sạch, sau vài tháng, khi thay nhớt, bạn sẽ thấy nhớt vẫn trong chứ không đen kịt như động cơ dùng xăng!

Dù vậy, cồn vẫn có một số “nhược điểm”: tốn nhiều nhiên liệu hơn cỡ 30% tính theo số lít (thể tích) cho cùng một quãng đường (tính theo khối lượng thì chưa biết), động cơ khó khởi động hơn trong thời tiết lạnh, và có khả năng bị quá nhiệt do công sinh ra lớn! Nói gì thì nói, em vẫn thích một chiếc xe chạy cồn, ngửi cái mùi nó sạch sẽ, khác hẳn! 🙂 Báo động về tình trạng dùng methanol thay ethanol sát khuẩn trong thời dịch! Methanol, độc, không sát khuẩn, không mùi! Còn ethanol, cồn y tế, sát khuẩn và có mùi nồng giống rượu, nên ngửi có mùi thì hẵng mua!

Fischer-Tropsch process

ace nhắc ngày này năm trước… lần lại lịch sử, trước khi có dầu mỏ và khí đốt, thì các đô thị châu Âu phần lớn sử dụng coal – gas, thứ khí có được khi nung, hầm than đá ở nhiệt độ cao trong lò kín khí, sau đó phân phối qua hệ thống đường ống tới từng hộ gia đình làm nhiên liệu nấu ăn, thắp sáng, sưởi ấm! Đến khi người ta khai thác được khí thiên nhiên trong các mỏ xăng dầu thì việc dùng coal-gas mới chấm dứt (những năm 60, 70), cái tên “natural gas” có từ đó, vì đó là loại khí – gas lấy từ thiên nhiên chứ không phải chế biến nhân tạo từ than đá!

Dù là dầu hay than thì đều là hydro-carbon. Nước Đức trong WW2 bị cắt đứt các nguồn dầu, đã tổng hợp nhân tạo phần lớn xăng, dầu, nhớt bôi trơn, etc… từ duy nhất một nguồn than đá! Con người vẫn còn tiếp tục phải sử dụng nhiên liệu hoá thạch một thời gian dài nữa, có khi là chỉ giảm chứ không chấm dứt hoàn toàn được! Cũng giống như nước Anh đã đốn đến cái cây, cánh rừng cuối cùng để đóng tàu vậy, lượng nhiên liệu hoá thạch cuối cùng, chắn chắn là sử dụng cho những con tàu vũ trụ đưa loài người rời khỏi nơi không còn sinh sống được là trái đất! 😢

Cái quy trình tổng hợp Fischer–Tropsch mà người Đức dùng trong WW2, sản xuất ra các loại nhiên liệu lỏng có cấu tạo CnH2n+2 giống xăng, dùng cho xe tăng, máy bay, trực tiếp từ than đá. Gần đây cái quy trình này và các biến thể của nó, nhận được rất nhiều sự chú ý, vì giả sử như có một nguồn điện giá rẻ nào đó (e.g: điện hạt nhân, mặt trời) thì có thể tổng hợp các loại nhiên-liệu giống xăng từ… nước và CO2, với carbon dioxide lấy trực tiếp từ khí quyển, quy trình này được xem là carbon-neutral, hiểu theo nghĩa không phải khai thác các loại nhiên liệu hoá thạch nữa!

tích năng

hó vậy cũng nghĩ ra được! 🙂 Dùng động cơ điện treo “cục gạch” lên, biến điện năng thành thế năng, khi thiếu điện, hạ “cục gạch” xuống, biến thế năng ngược lại thành điện năng, hiệu suất toàn phần > 80% là rất tốt! Cũng là giải pháp hay, “đơn giản” hơn so với thuỷ điện tích năng! Hiện tại, Việt Nam cũng đang xây 3, 4 nhà máy “thuỷ điện tích năng” (e.g: Bác Ái, Bình Thuận), một dạng “kinh tế vòng tròn”! Lúc dư điện thì bơm nước lên, khi thiếu điện thì xả xuống để chạy máy phát!

Loại thuỷ điện tích năng này hầu như không gây hại đến môi trường! Điện có được ban đầu phần lớn lấy từ các hệ thống tái tạo như mặt trời, gió! Là nước nhiệt đới, tiềm năng điện mặt trời VN vô cùng lớn, khả năng chiếm “quá bán” tổng điện lượng là đã ở tương lai gần, khả năng loại bỏ hoàn toàn nhiệt điện, thuỷ điện là trong tương lai “khả kiến”! Suy nghĩ ở hướng tích cực, một phần vấn đề môi trường là giải quyết được ngay trong thế hệ chúng ta, chứ không phải là đã bế tắc!