tư duy hình thức

hân một tranh luận gần đây trên báo chí VN: “trẻ em như tờ giấy trắng là 1 suy nghĩ sai hoàn toàn”… nhân chuyện này bàn về kiểu tư duy máy móc, hình thức, trắng đen của người Việt! “Trẻ em như tờ giấy trắng”, câu đó có phần đúng, chúng nó chưa biết gì và chỉ tiếp thu, tiêm nhiễm những gì được dạy, được thấy! Nhưng câu đó cũng không đúng hoàn toàn, trẻ em như một hạt giống mang thông tin di truyền, và biết đâu đó, có thể được thừa hưởng cả những “duyên nghiệp” từ kiếp trước (từ ngữ duy tâm một tí)! Nên việc phát triển đứa bé thường khi là nằm ngoài tiên liệu của phụ huynh và giáo viên! Trẻ em vừa là tờ giấy trắng, vừa không phải là tờ giấy trắng, đó đơn giản chỉ là những cách diễn đạt khác nhau, hình thức lý luận nhị nguyên, một điểm yếu cố hữu của tư duy con người!

Nhưng 99% người Việt (có khi là nhiều hơn) thì chấp vào cái hình thức nhị nguyên thô thiển, sơ khai đó! Họ chấp vào đó như “gà mắc tóc”, điều đó dẫn đến sự “đối kháng” giữa những “suy nghĩ” khác nhau! Theo tôi, ai còn mắc vào những lỗi “tư duy hình thức” như vậy là vẫn chỉ cho thấy tầm tư duy nông cạn, hời hợt trên bề mặt, không nghĩ ra được những nội dung sâu xa hơn, không thể đi hết chiều sâu, độ phức tạp của vấn đề, nên đành đứng trên bề mặt nhị nguyên trắng đen như thế. Bao nhiêu “học hỏi, tư duy”, lên mạng đọc này kia, biết được một vài “ngôn từ lảm nhảm” là đã tự cho mình giỏi, nghĩ rằng bao nhiêu đó là đủ rồi! Sự việc trở nên tồi tệ hơn khi họ ngày càng “chấp ngã”, bám vào những cái lý lẽ đó theo kiểu “take position” – giữ vị trí y như trong quân sự vậy, bên này là “ta”, bên kia là “địch”!

Các tranh luận ở VN đều mang tính “đối kháng”, “chiếm lĩnh vị trí” như thế, kiểu tư duy bên kia là “địch”, bên này là “ta”, trắng đen rõ ràng! Nhưng tiếc thay, kiến thức không phải 3D hay 4D như quân sự, nó là không gian n-D vô cùng phức tạp, bao gồm rất nhiều chiều kích, thay vì đối kháng, cần phải gợi mở, nương vào nhau để cùng phát triển, đó mới là tranh luận thực sự. Trong giáo dục, “giữ vị trí”, cố sống chết bám vào một điểm thì cũng chẳng khác nào tự giới hạn mình! Chuyện này cũng như khác biệt giữa cờ vây và cờ vua vậy! Cờ vua có tính đối kháng rõ ràng, mục tiêu là ăn “hậu” của đối phương! Nhưng cờ vây không có tính “đối kháng, ăn quân” rõ ràng, mục tiêu là chiếm lĩnh càng nhiều “dư địa”, tạo ra càng nhiều “không gian phát triển” càng tốt, nói theo ngôn ngữ cờ vây là có thêm nhiều “khí” để “thở”.

Trước, công ty tôi có một ku mới tuyển vào, được giao một vấn đề hơi khó! Khó thì ta làm từ từ, từng phần, cải tiến từng chút! Nhưng không, anh này đẻ ra 10 lớp, viết 50 hàm, hàm gọi hơn 10 cấp, ai nhìn vào code cũng thấy muốn phát sốt, nghĩ rằng anh này giỏi lắm! Nhưng người làm code-review là tôi nhìn vào chỉ 15 phút là tôi hiểu rằng anh này… “bùa”, làm lên một đống hỗn loạn như thế để che dấu cái thực tế là… anh ta không giải quyết được vấn đề! Chuyện như thế, các bạn sẽ hỏi làm sao có thể xảy ra được, viết code đúng mẫu mực, đúng pattern, lớp lang đầy đủ cơ mà!? Ấy vậy mà nó đã xảy ra, và xảy ra nhiều nữa là khác, vì phần lớn thời gian chỉ đọc ba cái pattern, agile, design idea, etc… lảm nhảm trên mạng, chứ không tự tay code một đoạn ngắn vài chục dòng thực sự làm việc hiệu quả bao giờ!

Từ chuyện code, cho đến chuyện xã hội, nó cũng giống nhau! Hình thức là cần thiết, thực ra không có “hình thức” thì “con đen” biết lấy cái gì để bám víu vào! Nhưng làm sao để code chạy đúng, hiệu quả cái đã, rồi mới tính tới chuyện làm cho nó good-looking! Mà đa số những người code tốt họ chỉ quan tâm tới “hình thức” ở một mức độ vừa phải, vừa đủ! Tất cả những sách về nguyên lý thiết kế, quy trình phần mềm, tôi đều đọc một cách miễn cưỡng! Thực ra tôi thấy nó… chán phèo, chả có gì mới mẻ, nhiều khi kiểu rất máy móc, giáo điều! Những cuốn như “Programming pearls” dạy vô số phương pháp, kỹ thuật, kỹ xảo, lật ngược lật xuôi, cho thấy hết sự phức tạp, chiều sâu, đó mới là sách làm tôi cảm thấy thích thú! Mà thường là như thế, những người bám vào “hình thức” thường “nội dung” không giỏi!

Tôi rất sợ những kiểu người bám víu vào lý luận hình thức… Họ “take position, hold the line, take the side”, ngôn ngữ của họ cứ “điểm, tuyến và diện” như thế! Mọi cách diễn đạt đều tương đối, đều không chính xác hoàn toàn, dùng nó như thế nào là cả một sự suy tính, cân nhắc! Phải bước qua được rào cản của ngôn ngữ thì mới hiểu được những nội dung khác truyền tải bên dưới! Nhưng không, họ bám víu vào mớ ngôn từ chết ấy, tìm cách “tranh tiên”, tìm cách chiếm lấy một lợi thế nho nhỏ bằng ngôn từ, rồi mắc cứng luôn ở đó, sau đó bằng những kiểu: do đó, cho nên, vì vậy, suy ra… tìm cách chứng minh chỉ có tôi đúng và đối phương là sai! Tranh đấu với đối phương thực chất chỉ thể hiện những mâu thuẫn, lúng túng, hạn chế nội tại mà thôi, vẫn là kiểu “tôi đúng anh sai” chứ chưa phải là khai mở kiến thức!

hỏi & đáp

gười ta nói: hỏi tức cũng chính là trả lời, nói một cách dễ hiểu hơn là: cách anh hỏi cũng chính là cách anh nhận được câu trả lời! Nói một cách tường tận là: vạn vật chỉ là sự phản ánh của cái “tâm” con người, “tâm” như thế nào thì anh nhận lại y như thế! Có nhiều người thực ra không thể thấy được cái gì khác ngoài cái “tôi” của mình, nhìn đâu cũng chỉ thấy “tôi” mà thôi!

Nên nhiều vấn đề mà khi ta vừa nói tới thì vừa hay, cũng biết rằng nó… đã không có ở đó, một khoảng trống hoác như thế, đâu có tự “luận” ra được! Đương nhiên, người ta sẽ tìm lý do: là do học vấn, ngôn ngữ, đào tạo, môi trường, vâng vâng.. Nhưng chưa nói tới chữ “tâm” là vẫn chưa rốt ráo, vẫn đi rải đinh đầy đường, vẫn lên mạng lừa gạt tìm gái, vẫn đủ trò lưu manh vặt đó thôi…

Nói đơn giản thế này, về nền tảng thể chất, rồi cả tinh thần, người Ấn Độ chắc là tốt hơn người Trung Quốc nhiều. Nhưng Ấn vĩnh viễn không thể trở thành TQ, là do yếu tố đạo đức cá nhân & cộng đồng của nó! Xây cái cầu mấy trăm triệu đô sập, chỉ có vài quan chức bị miễn nhiệm! Ở TQ nếu xảy ra tình huống như thế là sẽ có kha khá người bị bắt đi dựa cột, đơn giản và rõ ràng như thế! 🙁

không lớn

m nói mà, muôn chuyện là từ “tâm” mà ra, vẫn lên mạng xem mông và vú, vẫn hóng hớt đấu tố, bóc phốt nhau, tâm đã như thế thì càng làm chỉ càng tệ mà thôi! Thầy còn như thế làm sao dạy được trẻ!? Báo chí thấy bắt đầu có những bài về tính “không lớn” của người Việt, nhưng kỳ lạ thay, càng đọc càng thấy… không lớn! Nội dung các bài không nói lên được chiều sâu, chưa cho thấy khả năng tự tri giác, mà chưa nhận biết được về bản thân thì vẫn chỉ là đứa trẻ! Ngoài đường thì đua xe bốc đầu, thôi đám nhóc chưa biết gì thì không nói đi… Người lớn một tay ôm đứa trẻ 3 tuổi, một tay lái xe, chỉ cần đứa bé quẫy một cái là tự té chết, chưa cần phải va chạm với ai!

Nhiều người đứng giữa đường nghe điện thoại, xem thế giới như là của riêng mình! Mà đó vẫn là những chuyện rất sơ đẳng, nếu đi sâu vào, nhìn kỹ thấu đáo, sẽ thấy là 30 tuổi không lớn, 40 tuổi không lớn, 50 tuổi không lớn… thậm chí đến 70 tuổi vẫn chưa lớn! Không chỉ là vận động thể chất, ý thức an toàn căn bản, đến những hiểu biết về cộng đồng, cách đối xử với người khác, cách nhìn nhận về thế giới xung quanh vẫn luôn kiểu “trẻ con hờn dỗi”, không thoát ra được “cái – tôi vị – thành – niên”. Nhận thức về “tha nhân – người khác”, về thế giới xung quanh thực chất là bắt đầu với việc tự nhận thức về bản thân, mà nhận thức về chính bản thân thì vẫn như đứa trẻ lên 3 vậy! 🙁

xe máy điện

ũng có cảm giác gần giống như người trong bài này, đi xe máy nhiều khi có cảm giác “lơ mơ, buồn ngủ”, thiếu điều khiển, mặc dù có lẽ là không bị nặng như tác giả! Chỉ có đi xe đạp mới cảm thấy cơ thể vận động, cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái, gia tăng nhận thức về thực tại! Về vấn đề cấm xe máy, nếu khó quá thì ta làm từng bước! Trước mắt cấm xe máy nổ, chỉ cho phép xe điện, như thế cũng đã cải thiện giao thông, môi trường ít nhiều rồi!

Thay đổi tập quán sinh hoạt, tâm tính người dân VN sẽ là quá trình rất dài! Sẽ không dễ dàng gì… những vấn đề của người Việt nó không chỉ nằm ở tầng “phần mềm” đâu, mà chạm đến cả “phần cứng”: không đủ sức lực, nghị lực để kiên trì làm điều gì cho thấu đáo, lúc nào cũng “hóng hớt”, chỉ muốn thoả mãn nhất thời, lúc nào cũng “ta đây biết rồi”, vớ lấy cái “bọt” gần nhất! Nói như thế để hiểu vấn đề nó… “thâm căn cố đế – 深根固柢 – sâu rễ bền gốc…”

hoại tử

âu lâu mới đọc được bài nói lên đúng vấn đề, mặc dù cũng chỉ mới loay hoay ở vài hiện tượng đơn giản, phần nổi của xã hội, chưa đi sâu vào trong thực tế sinh động, muôn màu muôn vẻ cuộc sống! Phải viết cho thật sâu cay, chua chát như Nguyễn Huy Thiệp, viết để gây sốc, thì mới có thể tác động, đánh thức con người!

Phải quan sát, suy nghĩ thấu đáo nhiều chi tiết, góc cạnh, lật ngượt lật xuôi vấn đề… chứ vẫn còn ở trên tầng ngôn từ trừu tượng chung chung thì không xi-nhê! “Hoại tử”, hay nói cách khác là “thối rữa”, những vết thương nhức nhối, thối hoắc của XH Việt, những “cái tôi” bầy nhầy, méo mó, đĩ điếm và lưu manh vặt vặt, éo ra một cái hình thù gì …

văn

ình trạng đáng báo động về giáo dục, viết một câu đơn giản không làm được, chưa nói đến việc viết một đoạn ngắn cho có ý tưởng trôi chảy! Từ trong “tuyệt vọng sâu thẳm” về diễn đạt đó, họ vớ lấy những câu từ sáo rỗng, vô nghĩa, và nghĩ rằng đó là “nội dung”! Nó dẫn đến một tình trạng… “éo biết phải nói thế nào”, vì có tự nhận thức được yếu, thiếu chỗ nào đâu, là một khoảng không trống hoác như thế! Nên bất kỳ nội dung bá láp, vớ vẩn nào lấp vào cái khoảng trống đó cũng trở nên “đúng đắn”, bất kỳ thứ gì có thể giúp thể hiện được “cái tôi”!

Văn không nhất thiết, không cần thiết là kỹ năng duy nhất của con người, nhưng đó là cái đầu tiên, là thể hiện cái khả năng cơ bản: tự phán ánh bản thân và thể hiện suy nghĩ về thế giới xung quanh! Trống rỗng và ngây ngô như thế đúng là siêu nguy hiểm: ai xúi gì cũng làm, ai nói gì cũng nghe, cái gì cũng có vẻ đúng, chỉ là bên trong bản thân… không tự biết được cái gì là đúng! Thế rồi, vì số đông như thế nên dần hình thành nên khủng hoảng giá trị xã hội: những cái tôi bầy đàn không chịu lớn, suốt ngày vin vào câu chữ lảm nhảm: tôi thế này, anh thế kia!

Khủng hoảng giá trị xã hội là điều rất thật, đã bắt đầu từ rất lâu rồi, và không biết bao giờ mới hết! Đến lúc phải nhận thức rõ ràng về những chuyện như vậy! Mãi lảm nhảm những câu chữ vô nghĩa, không phát triển được cá nhân đã đành, mà còn phá luôn những giá trị cộng đồng! Và phải bắt đầu từ đâu!? Tất cả những luận bàn về kinh tế, chính trị, xã hội… “lú thuyết này, trít học kia”, chừng nào còn chưa quay về những điều căn bản: tư cách và phẩm chất của con người, giá trị và luật lệ của cộng đồng… thì cũng chỉ xem như là hoa ngôn xảo ngữ, nói cho vui mà thôi!

định luật Ohm

ật lý cấp 2 đơn giản, thế mà phải mất một số thời gian, cộng với một số tranh cãi với thằng bạn, mới nhớ lại được! Hình dung tương đối bằng định luật Ohm: P = V x I, công suất P bằng hiệu điện thế V nhân cho cường độ dòng điện I. Nên cùng một công suất, mà V càng nhỏ thì I càng lớn và ngược lại! Với điện xoay chiều AC, thế thường lớn (100~250V), và dòng nhỏ hơn!

Còn với điện một chiều DC thì ngược lại, điện thế thường nhỏ, phần lớn các trường hợp chỉ 12 ~ 24V nên dòng rất lớn! Điện xoay chiều mà đi dây nhỏ, hơi kém chất lượng một tí thường cũng không thành vấn đề! Nhưng dây dẫn cho điện một chiều là phải to, xịn… nếu không sẽ mau nóng, cháy! Mà dây to, xịn thì… mắc tiền! Nên mua xe máy, ô-tô điện là… cứ phải xem cọng dây trước đã!

nói phủi

hi giảng giải một việc gì, người ta thường có thói quen “làm tròn”, đơn giản hoá vấn đề về những khái niệm gần hơn để người nghe có thể dể dàng hiểu được! Nhưng rất nhiều khi, sự “làm tròn” đó… lại chính là cố tình bóp méo, bẻ cong, nôm na ta hay gọi là “nói phủi”! Kiểu như các ông già xưa hay nói vầy: Ah, người Hoa do buôn bán giỏi nên họ giàu! Đâu phải chỉ là buôn bán!? Là thu mua, chế biến, đóng gói, lưu trữ, bảo quản, vận chuyển, phân phối, quảng cáo, hậu mãi.. vô số công đoạn, và cho đến ngày nay là vô số máy móc, công nghệ được áp dụng, rất nhiều chuyện phức tạp trong đó! Nhưng vẫn chỉ muốn quy về “buôn bán”, đơn giản quá mức như thế thực ra là có cái ý lươn lẹo rằng: ah, chẳng qua là buôn gian bán lận mà giàu!

Một ví dụ khác là bài này: bàn về tính nhẫn nại của người TQ…. đâu phải là nhẫn nại!? Đằng sau là cả một nền đạo đức cộng đồng thâm hậu, biết người biết ta, chịu khó tìm hiểu cặn kẽ mọi việc, chịu khó dung hoà những điểm khác biệt, nhìn nhận giá trị của người khác để góp phần xây dựng nên giá trị cộng đồng! Không lưu manh vặt, không suốt ngày làm trò ném đá giấu tay, những cái tôi bé xíu mãi loay hoay không chịu lớn!!? Bao giờ thì mới dám tự nhìn vào bản thân cho nó đúng đắn, rốt ráo!? Nhưng cái can đảm đó éo có, thế nên vẫn cứ mãi tiếp tục “nhận định” về thế giới xung quanh theo kiểu “làm tròn”, “tối giản”, luôn tìm cách bóp méo, bẻ cong, hạ thấp mọi thứ xuống để cho “cái tôi” được phỉnh nịnh, được trở thành “một cái gì đó”…

redsvn.net– Bàn về tính nhẫn nại của người Trung Quốc

Chán khi báo chí toàn những bài kiểu vậy, không cho thấy được cái gì khác ngoài cái tôi nông cạn, huyễn hoặc, không có khả năng tự nhận thức, tự phản ánh!

khủng bố

aka, nói thẳng éo nể nang gì luôn: là tổ chức khủng bố có trụ sở tại Mỹ, nhận lệnh (của ai?) xâm nhập VN! Ngay từ đầu em đã nhận định, đây là động thái “trả đũa”, vì VN đã bỏ phiếu trắng, không tỏ thái độ chống Nga. Mọi người nhớ lại, vài ngày sau cuộc chiến Ukraine, Mỹ triệu tập đủ 10 nước Asean, yêu cầu bỏ phiếu chống Nga, nhưng VN không nghe theo, nói rõ ràng là: không chọn phe!

Đương nhiên, theo định luật 2 Newton thì mọi hành động đều sẽ có hành động ngược lại, nên… chuyện này biết ngay chả có gì lạ! Thời buổi thông tin nhiễu nhương, nhưng đôi khi cũng thú vị là có nhiều sự ngã bài trắng trợn, nhiều sự thật nó cứ “lồ lộ” ra đó. “Dân chủ” gì chúng nó, là chiêu bài giả hiệu thôi, thực tế là tài trợ, tổ chức, âm mưu, xúi giục, kích động, gây ra bất ổn, đấu đá khắp toàn cầu!

apps

on đường đau khổ sẽ còn dài dài… cứ trậm trầy trậm trật thế này, nhiều năm không giải quyết được, cuối cùng có khi phải bỏ đi làm app khác, rồi vẫn tiếp tục lặp lại vết xe đổ như thế! Nguyên nhân từ đâu ra? Làm trong ngành CNTT nên em là em cứ nói thẳng: nguyên nhân từ cấp 2, cấp 3 đọc nhưng không hiểu chữ, hoặc có hiểu nhưng hiểu không sâu, chỉ lơ mơ những ngôn từ bề mặt!

Lên đại học, những khái niệm cơ bản đọc mãi không thông, toán đơn giản như vector, ma trận làm không được! Học thiết kế CSDL cũng y vậy, viết câu lệnh SELECT 3 cấp lồng nhau vô tư, không biết “INNER JOIN” là cái gì, làm sao tạo “VIEW”… Không nói quá đâu vì đã thấy quá nhiều rồi, tất cả đều quay về cơ bản, đi từ a, b, c mà thôi! Nên đừng trách, em mà bắt bẻ cái gì là bẻ từng từ một!

Nói thì hay lắm, lúc nào cũng Trí tuệ nhân tạo, Máy học, Khai khoáng dữ liệu này kia, trên mây không à, nhưng coding căn bản không làm được, sợ có khi cài đặt thuật toán QuickSort còn không được! Nên kiểu giống như học võ ngày xưa các ông thầy bắt tấn “mã bộ” suốt mấy tháng là có lý do! Vẫn phải quay về những điều căn bản nhất, mà căn bản nhất của giáo dục chính là… làm người! 🙁