Chặng 23: Đồng Văn, Phố Cáo
Bắc hành 2016 p1
Mai Châu, Mộc Châu 2016
Điện Biên 2016
Lai Châu 2016
Hà Giang 2016
Cao Bằng 2016
Lạng Sơn 2016
Bắc Ninh 2016
Ninh Bình 2016
Bắc hành 2016 p2
Những người dân tộc sống lâu với người Kinh, họ nói tiếng Việt rất thuần thục, với một sắc thái hơi gay gắt, chua ngoa thường thấy của phương ngữ miền Bắc (điều họ học được). Nhưng khi chuyển sang nói tiếng mẹ đẻ, ta thấy ở họ những thái độ khác hẳn. Người Thái thường nói chuyện rất nhẹ nhàng, tinh tế, người Mông thì bộc trực và hơi thô hơn một tẹo.
Âu cũng là ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, hơn thế nữa, đa ngôn ngữ tức là đa văn hoá. Cũng là một điều dễ hiểu khi tôi nói tiếng Việt, tôi là một con người khác, khi nói tiếng Anh, tôi là một con người khác, và khi nói tiếng Pháp, tôi là một con người khác nữa. Giống như khi chụp ảnh, cùng một phong cảnh, nhưng mỗi ngôn ngữ là một ống kính (lens) khác nhau.
Thực ra từ rất rất lâu rồi, tôi đã nhận ra, tiếng Việt có nhiều “điểm yếu” trong cấu trúc, dẫn đến những lỗi tư duy rất ngây ngô, phổ biến trong cộng đồng Việt. Đó là một trong nhiều yếu tố đẩy xã hội Việt tới tình trạng như ngày hôm nay. Nhưng nhận ra điều đó không phải dể, vì để khởi đầu, chúng ta cần 1, 2 ngôn ngữ khác, để đối chiếu so sánh và nhận ra sự khác biệt.
Khác biệt không phải trong cách hành văn, mà trong cách suy nghĩ. Nhưng điều đó là khó, với một thế hệ trẻ như ngày nay, viết chính tả còn sai một cách sơ đẳng, sai có hệ thống, và không hề có một ý thức nào về việc phải sửa sai. Bắt họ nhận ra sự khác biệt trong cách suy nghĩ giữa các cộng đồng ngôn ngữ, văn hoá khác nhau có lẽ là một việc không tưởng!